Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 10900 Views

4.2/5 - (4 bình chọn)

“Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Mọi chuyện đúng sai ở trên đời này là do ai định đoạt? Có những việc bạn làm, người khác chê trách nhưng bạn vẫn cảm thấy nó đúng. Ngược lại, có những chuyện bạn thấy không được nhưng người khác cứ việc làm. Vậy nên, ngoài những chuyện đã đuiợc quy định là trắng đen rõ ràng ra thì những chuyện khác nằm trong khái niệm đúng sai của mỗi người.

Người ta hay sống vì bản thân mình nên kẻ sống vì người khác được xem là dở hơi. Mà xã hội này, một người đi ngược với mọi người thì thường bị xem là kẻ chẳng bình thường.

“Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Đây là câu tục ngữ khá quen thuộc với mọi người ở thời đại ngày xưa. Tuy nhiên ở thời hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này rất hiếm khi được thể hiện. Nói về nguồn gốc, chúng ta phải giải thích theo sự tích từ xưa truyền lại.

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Theo ghi chép ở nông thôn ngày trước, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng chuyên gõ mõ báo hiệu việc cưới xin, ma chay, lễ hội của làng,…cho mọi người biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả.

Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Nghĩa mở rộng cho đến ngày nay

Câu tục trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói về những người làm việc công và không được hưởng tí quyền lợi gì. Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.

Xem thêm bài viết tham khảo “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”

Thật ra, chuyện “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” thường bị mọi người chê cười. Họ cho rằng, những người đó làm việc vô bổ, làm chuyện thiên hạ một cách rảnh rỗi và dở hơi. Nhưng đối với mỗi người, quan niệm về chuyện xã hội là khác nhau. Bản thân mình cảm thấy giúp đỡ được người khác bao nhiêu thì cứ giúp, đôi khi chỉ là những việc nhỏ nhặt cũng đủ để tạo nên một hành động lớn.

Giống như câu chuyện, xã đoàn kêu gọi các bạn học sinh trồng cây xanh trên đường đi. Lúc đó, nhiều người cứ bảo đày đọa mấy đứa nhỏ làm chuyện vớ vẩn giữa trời nắng. Mãi cho đến nhiều năm sau, người đi đường có thể tránh mưa tránh nắng trong những tàng cây, cây xanh che mát cả con đường thì người ta mới nhớ lại những hành động ngày xưa.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”

Đợt trước, mạng xã hội có rộ lên câu chuyện về những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng nghỉ hè không làm thêm hay về phụ giúp ba mẹ mà lại đi tình nguyện. Mà việc đi tình nguyện đấy còn phải xin thêm ba mẹ một khoản tiền để trang trải chi phí đi lại và ăn uống. Dư luận lúc ấy vô cùng sôi nổi, câu chuyện được lan truyền rộng rãi và xảy ra sự tranh luận giữa mọi người với nhau.

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Lúc đó, tôi thật sự không biết phải nghiêng về bên nào. Mặc dù, đi tình nguyện là việc tốt, giúp đỡ các gia đình khó khăn, đấp lại đê đường, sửa nhà tình thương,…nhưng nhà mình cũng khó khăn như vậy. Chúng ta lại đem tiền bạc của gia đình để giúp đỡ những người không thân thuộc một cách không công. Các bạn có thể bảo rằng tôi ích kỷ khi nói ra những lời này nhưng nếu tôi không ích kỷ, ba mẹ ở nhà phải làm thế nào.

Hầu như từ lúc lên thành phố học, tôi đều chỉ có học và làm thêm. Tôi không tham gia bất kì hoạt động ngoại khóa hay lần tình nguyện nào vì chẳng có thời gian. Có người bảo tôi phí hoài tuổi trẻ nhưng không sao cả, tôi chấp nhận điều đó để đổi lấy những điều thiết thực hơn. Tiền làm thêm có thể giúp ba mẹ đỡ đần tiền ăn uống, sinh hoạt của tôi và tôi cũng có chút thời gian về thăm gia đình. Với tôi đó đã là đủ.

Người tốt luôn gặp may mắn

Nói như vậy không có nghĩa là tôi không có lòng nhân ái. Tôi vẫn mua giúp cụ già đôi ba tờ vé số, vẫn thi thoảng gọi em nhỏ lem luốc lại để giúp giùm vài cây kẹo, tôi vẫn dắt tay người khuyết tật đi đường,…Nhưng hơn tất cả, tôi luôn đặt lợi ích của những người thân yêu của mình lên trên. Tôi xin lỗi vì cuộc sống này rất khắc nghiệt, tôi không thể chỉ nghĩ về những việc làm công ích tốt đẹp trong khi còn chưa lo nổi cho bản thân mình. Ba mẹ ở nhà vẫn đang cần tôi và cả bản thân tôi cũng cần tôi nuôi sống.

Tôi không được như các bạn trẻ, các bạn ấy lặn lội trèo đèo lội suối hay vào những nơi khó khăn mà giúp đỡ những người khó khăn hơn. Tôi rất ngưỡng mộ các bạn và cũng chúc các bạn gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống. Còn tôi, tội chọn cuộc sống lầm lũi đời thường không ảnh hưởng đến ai, tôi chịu để đồng tiền sai khiến mình. Khi sống trong cái khổ, liệu con người ta có thật sự quen khổ không? Hay không một phút giây nào, họ ngừng vẫy vùng để tìm ra lối thoát khác của cuộc đời.

Tôi không có khả năng làm những điều lớn lao nhưng ít ra, tôi cũng không làm hại đến ai. Thật sự, người tốt luôn được phù hộ tốt. Hãy cứ tự tin vào những điều mà bạn cho là đúng và tiếp tục làm nó đi. Bạn không cần quan tâm người khác nói gì, hãy hỏi lương tâm của mình. Nếu nó bảo đúng thì nhất định là đúng….

Lời kết

Ở một khía cạnh nào đó, những người “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” thật sự đáng được tuyên dương. Chỉ mong rằng, những hành động đó đều xuất phát từ lòng tốt thay vì để được vài ba câu khen sáo rỗng trên mạng xã hội.

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun