Bênh lý không bênh thân

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 7058 Views

4/5 - (5 bình chọn)

Xưa nay, người dân Việt Nam ta đều coi trọng lẽ phải và đặt giá trị đạo đức lên hàng đầu. Người mạnh bênh vực kẻ yếu, người giàu giúp đỡ người nghèo, người thấy chuyện bất bình thì ra tay tương trợ,…Truyền thống đó đã có từ lâu đời và lưu truyền lại cho đến ngày nay. Khi đã nói đến công bằng thì không có chuyện vị tình riêng, chỉ có người tốt và kẻ xấu. Vậy nên, tục ngữ ta mới có câu “Bênh lý không bênh thân”.

“Bênh lý không bênh thân”

Câu tục ngữ này cũng được sử dụng khá phổ biến trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, chuyện có áp dụng được hay không thì ít người có thể làm được. “Bênh lý không bênh thân” hiểu một cách đơn giản là chúng ta coi trọng lý lẽ, đặt nó là trên hết chứ không vì tình thân mà chối bỏ đạo lý. Thông thường, những người thân thiết với nhau đều có tình cảm bền chặt, hay giúp đỡ và chở che nhau. Vì vậy, nếu đối phương có phạm sai lầm thì người còn lại cũng dễ dàng tha thứ.

Bênh lý không bênh thân

Bênh lý không bênh thân

Thế nhưng trên cuộc đời này, có nhiều chuyện không phải tự mình có thể quyết định. Nhất là khi cái sai của người thân mình đi quá xa khuôn phép đạo đức và lý lẽ thì phải làm sao? Chúng ta không thể nào vì tình thân mà quên đi đạo nghĩa, làm những chuyện trái với lương tâm của mình. Sai lầm không đáng sợ, cái đáng sợ là chạy trốn sai lầm. Mỗi chúng ta đều nên có trách nhiệm cho những việc mình đã gây ra. Ai mà không sai nhưng quan trọng là bạn đối mặt với nó như thế nào.

Khi chúng ta mắc phải sai lầm, có nhiều trường hợp sẽ xảy ra và điều đó phụ thuộc vào thái độ của bạn. Nếu bạn hèn nhát chối bỏ nó, sự việc sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, bạn cố gắng sửa chữa nó thì mọi chuyện ít ra cũng được cứu vãn. Đừng mong rằng ai đó sẽ bao che cho mình khi mình mắc lỗi, chúng ta đều đã đủ lớn để tự đứng lên đôi chân của mình rồi.

Lý lẽ và sự công bằng

Lúc còn nhỏ, tôi thường hay ngang bướng và không hiểu chuyện. Ỷ có gia đình yêu thương lại càng tỏ ra không sợ trời không sợ đất. Một lần, tôi và đứa bạn cùng lớp xảy ra mâu thuẫn rồi dẫn đến xô xát làm cô bạn bị thương. Thật ra lúc đó, tôi hoàn toàn cho rằng mình không có lỗi nên quyết không chịu nhượng bộ. Thế là chiều hôm ấy, cô bạn và mẹ bạn ấy qua tận nhà để mách ba mẹ tôi. Trước mặt hai người đó, ba tôi gọi tôi ra hỏi rõ ràng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Mồm miệng đỡ chân tay”

Tôi cứ thế mà thuật lại đầu đuôi, thầm đắc ý vì chắc chắn lần này ba sẽ lại không nỡ mắng mình. Thế nhưng, chuyện nào có dễ dàng như vậy. Ba tôi đã phân tích đúng sai một cách rõ ràng, rành mạch và rốt cuộc cả hai chúng tôi phải xin lỗi lẫn nhau. Mặc dù không cam tâm nhưng tôi vẫn phải ngoan ngoãn nghe lời.

Khi họ về nhà, ba và tôi lại có một cuộc nói chuyện nghiêm túc cùng nhau. Sau khi nghe ba nói một lần nữa, tôi thật sự nhận ra mình là người sai nhiều hơn. Sau buổi nói chuyện đó, tôi cảm thấy như mình trưởng thành hơn rất nhiều và mỗi chúng ta đều nên xem trọng lý lẽ. Câu chuyện tình thân chỉ thật sự nên được áp dụng khi cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Còn việc một người làm sai, chúng ta không nên vì tình riêng mà cư xử trái với đạo lý.

Cây cao bóng cả

Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng có không ít trường hợp trái với câu tục ngữ “Bênh lý không bênh thân”. Người lợi dụng chức quyền, lợi dụng thân phận để bao che cho người thân thiết, họ hàng có mặt ở khắp mọi nơi.

Bênh lý không bênh thân

Bênh lý không bênh thân

Lấy một ví dụ điển hình, bạn đi làm công ty tư nhân mà công ty ấy lại toàn là họ hàng của sếp. Trường hợp một, sếp của bạn là người công tư phân minh thì không có chuyện gì để nói. Bạn cứ chuyên tâm làm việc của mình, đúng sai người khác tự khắc hiểu được. Trường hợp hai, sếp của bạn là người không thấu lý lẽ, thiên vị người nhà. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn chết chắc rồi.

Tôi từng làm việc trong một môi trường như vậy và thật sự không thể trụ nổi qua tháng thứ hai. Thử nghĩ việc đi làm, bạn vừa bị bóc lột vừa bị đàn áp. Cả ngày, bạn làm việc vất vả, hết lòng với công ty mà còn bị đồng nghiệp ganh ghét. Quan trọng nhất là, thành quả của bạn không được công nhận. Sếp lớn cứ một mực thiên vị người nhà. Trong trường hợp này cho dù bạn cố gắng bao nhiêu cũng không đủ, bạn cuối cùng cũng sẽ bị gục ngã trước sự chèn ép của đối phương mà thôi.

Linh hoạt trong mọi trường hợp

Thật ra, những trường hợp như thế không thiếu. Chúng ta hàng ngày đều phải đối mặt với sự bất công của xã hội và chỉ còn cách đón nhận nó. Dù sao, bạn có muốn chống đối cũng không được. Đối đầu với người có tiếng nói hơn thì chắc chắn sẽ giành phần thua thiệt. Trong khi hầu hết chúng ta đều có mong muốn được sống yên bình, cuộc sống cứ bình an là đủ.

Xem thêm bài viết tham khảo “Giấy không gói được lửa”

Sau này, chúng ta đều sẽ nhận ra điều gì là quan trọng hơn cả trong cuộc đời của chính mình. Làm người tốt thì tâm hồn thanh thản, còn làm kẻ xấu thì phải đón nhận sự chỉ trích thôi. Câu chuyện “Bênh lý không bênh thân” có lẽ tồn tại không nhiều trong xã hội ngày nay. Khi mà mọi chuyện dần trở nên thay đổi và con người cũng mang nhiều sự đổi thay, chúng ta bắt buộc phải chấp nhận rằng kẻ yếu thế phải chịu đựng oan ức.

Nhưng có sao đâu nếu chúng ta hiểu cuộc sống và chấp nhận nó. Bởi lẽ, mọi người đều phải quen với điều này và tất cả chúng ta cũng thế. Chẳng có nơi nào hoàn toàn yên bình và không gợn một chút sóng gió nên thay vì ủ rũ, chúng ta nên tôi luyện cho bản thân mạnh mẽ thì hơn.

Đoạn kết

Trên đời này, đúng là đúng và sai chính là sai. Dù người ta có cố tình che giấu thì sự thật sớm muộn gì cũng được phơi bày. Vậy nên, bạn đừng quá bận tâm đến những thứ râu rìa xung quanh. Hãy cứ tự tin bởi vì bạn làm đúng, bạn sống đúng với lương tâm của mình.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun