Ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 10717 Views

2.9/5 - (9 bình chọn)

Việt Nam ta là đất nước có truyền thống tương thân, tương ái từ rất lâu đời. Mọi người lấy sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để kết nối và gắn bó tình cảm. Truyền thống tốt đẹp đó được phản ánh nhiều trong thơ văn, đặc biệt là trong ca dao – dân ca. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến  câu ca dao đã trở nên quen thuộc và đi sâu vào tâm thức của bao thế hệ người dân Việt Nam:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Yêu thương và sẻ chia là một nghĩa cử cao đẹp

Tự bao giờ, giàn bầu và giàn bí cứ nằm cạnh bên nhau, người ta cũng không ngại gọi chung một tiếng “bầu bí”. Hai giống quả thuộc họ dây leo này có một sự gắn kết bởi chúng hao hao về ngoại hình và thường được trồng thành giàn. Bầu và bí tuy có sự khác nhau về giống loài nhưng cũng không nên vì vậy mà tranh đấu với nhau. Nói sau đi nữa cũng trồng chung một giàn, nắng hạn cũng lo mà mưa to cũng rầu rĩ.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Qua câu ca dao quen thuộc trên, người xưa muốn nhắn gửi một bài học nhân sinh quý giá ở đời. Con người với nhau nên biết lấy tương thân tương ái, tình nghĩa làm trọng. Người với người cùng sống trong một xã hội, hít thở một bầu không khí,… thì hãy yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau. Đến bầu bí mà còn biết giúp đỡ nhau cùng lớn lên, cùng phát triển thì chuyện đó đối với những con người văn minh như chúng ta có khó khăn gì.

Xem thêm bài viết tham khảo “Của ít lòng nhiều”

Đâu cần là những chuyện lớn lao mà đôi khi vài hành động nhỏ cũng khiến người nhận ấm lòng.

Từ trái tim sẽ đi đến trái tim

Tôi nhớ hồi học cấp một, tôi có học bài học về người ăn xin. Cô gái thấy người ăn xin khắc khổ và già nua, đói rách đến đáng thương giữa tiết trời giá lạnh. Cô muốn cho lão một chút gì đó nhưng rủi thay, trên người cô chẳng tìm nổi một chiếc khăn tay. Ánh mắt cầu khẩn của người ăn xin như chiếc lông vũ đang khuấy đảo làm trái tim cô khó chịu không ngừng.

Và bất lực, cô rưng rưng nắm lấy bàn tay khô khốc và gầy gò của ông lão và nói như muốn khóc “Cháu chẳng có gì để cho ông cả”. Thế nhưng, người ăn xin mỉm cười cảm động “Cảm ơn cháu, vậy là cháu đã cho lão rồi”. Cô ngơ ngác và nhận ra chân lsy trong câu cảm ơn kia. Đúng vậy, chúng ta đâu cần dùng vật chất mới gọi là chia sẻ, tình cảm chân thành mới là đáng quý nhất.

Trong số chúng ta, mấy ai nhìn những người ăn xin khắc khổ với ánh mắt thân thiện? Bao nhiêu người còn tôn trọng họ như tôn trọng một người bình thường? Tôi không dám chắc nữa. Thật ra, đâu cần giàu có mới giúp đỡ người khác. Biết chia sẻ một phần nhỏ những gì mình đang có thôi là bạn đã đáng quý lắm rồi.

Làm thế nào cho đúng?

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống này cần phải được phát huy không những ở thế hệ ngày nay mà còn phải duy trì đến tận mai sau vì đây là đạo lí cốt lõi của con người, thể hiện lòng nhân ái giữa người với người.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương đồng loại.

Vậy, những hành động như thế nào là thể hiện đúng với lời khuyên của bài ca dao? Đâu cần gì quá lớn lao, chỉ những việc nhỏ tạo nên những giá trị to lớn. Quyên góp sách vở, quần áo cũ cho trẻ em nghèo; ủng hộ cho người dân miền Trung gặp thiên tai; góp tiền xây dựng căn nhà nhỏ cho người già neo đơn và người có hoàn cảnh khó khăn;….Chúng ta mỗi người góp một ít, “tích tiểu thành đại” rồi cũng thành công mà thôi.

“Thương người như thể thương thân”

Dù cuộc sống có thay đổi như thế nào đi nữa thì những việc làm thiết thực mang ý nghĩa cao đẹp như thế này vẫn luôn được ủng hộ. Chúng ta là con dân nước Việt, thấm nhuần tư tưởng và đạo lý truyền thống thì rất nên tiếp tục phát huy nó.

Xem thêm bài viết tham khảo “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Chúng ta sống trong một tập thể, một xã hội mà mỗi người dân no ấm thì cả dân tộc mới thật sự no ấm. Hãy nhìn ra ngoài kia đi, bạn đã may mắn hơn biết bao nhiêu người rồi? Dù không phải là thân thiết ruột rà nhưng cũng mang một tiếng đồng bào, vậy sao không thương yêu và giúp đỡ nhau?

“Nhiễu điều phũ lấy giá gương

  Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hãy để tình yêu thương lan tỏa và tạo ra giá trị nhân văn sâu sắc ở khắp nơi. Hãy biến sự sẻ chia thành niềm vui của cả người trao lẫn người nhận. Những ánh mắt rạng rỡ, những nụ ấm áp và những giọt nước mắt hạnh phúc của ai đó khi nhận được “món quà” từ bạn có làm bạn xao lòng? Khi chúng ta thật sự hiểu được sẻ chia là như thế nào, chúng ta tự khắc sẽ thấy tự hào về những việc mình đã làm ngay thôi.

Lời kết

Dù trải qua bao nhiêu thời gian, cuộc sống có lúc thăng lúc trầm hay biến đổi không lường trước. Con người chúng ta vẫn sẽ như vậy, lấy đức làm đầu trong quá trình đối nhân xử thế. Hôm nay, chúng ta chỉ giúp người khác một phần nhỏ nhưng đâu biết được ngày kia, mình sẽ nhận lại nhiều hơn. Cuộc sống bất ngờ chính là những lúc như vậy. Cứ cố gắng sống thiện và làm điều tốt đi, trời ở trên cao nhưng chắc chắn sẽ không nỡ phụ người hiền đâu.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun