Cách học chữ Hán cho Người Mới bắt đầu

admin Phần mềm gõ tiếng Trung 5780 Views

5/5 - (3 bình chọn)

CÁCH HỌC CHỮ HÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Cách học chữ Hán cho dễ nhớ hay cách nhớ chữ Hán là vấn đề khá khó khăn cho những người mới bắt đầu học tiếng Trung, điều này bắt nguồn từ việc chúng ta đang quen với sử dụng bảng chữ cái Latinh – là loại ký tự dùng bảng chữ cái với các ký tự chuyên biệt.
Bảng chữ cái Latinh truyền thống

Chữ cái A B C D E F G H
Tên ā ē ef
Cách phát âm (IPA) /aː/ /beː/ /keː/ /deː/ /eː/ /ef/ /geː/ /haː/
Chữ cái I K L M N O P Q
Tên ī el em en ō
Cách phát âm (IPA) /iː/ /kaː/ /el/ /em/ /en/ /oː/ /peː/ /kʷuː/
Chữ cái R S T U X Y Z
Tên er es ū ex ī Graeca zēta
Cách phát âm (IPA) /er/ /es/ /teː/ /uː/ /eks/ /iː ˈgraika/ /ˈzeːta/

Xem thêm:

Ngược lại, tiếng Trung là chữ viết của người Trung Quốc được viết dưới dạng chữ viết biểu ý. Bản thân chữ Hán chỉ sử dụng tại Trung Quốc, sau đó trong quá trình nước này thực hiện chính sách bành trướng nên chữ Hán đã lan truyền sang các nước lân cận trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Việt Nam, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân tộc trong suốt hàng nghìn năm.

Hiện nay, do nhu cầu học tập chữ Hán ngày càng nhiều, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp học nhớ chữ Hán để người đọc tham khảo và thực hành

1. Học chữ Hán chân phương trước

Chữ Hán gồm có chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể. Chữ Hán phồn thể được sử dụng nhiều trong các văn bản Hán cổ, sử liệu học, tuy nhiên đặc điểm của loại chữ này là rất nhiều nét. Trong quá trình cách mạng văn hóa diễn ra tại Trung Quốc, người ta đã quy định lại cách viết chữ Hán, loại bỏ bớt các nét để hình thành chữ Hán giản thể và được sử dụng phổ biến hiện nay. Vì vậy, khi bắt đầu học chữ Hán, để có thể dễ nhớ trước tiên chúng ta nên cố gắng ghi nhớ những chữ chân phương, đơn thể, đặc biệt là những từ được sử dụng phổ biến hàng ngày như: 口 mồm, 手 tay, 笑 cười, 人 người, 男 nam, 女 nữ…

Xem thêm: Nên học viết chữ giản thể 简体 hay chữ phồn thể 繁體 ?

2. Học thuộc 214 bộ thủ chữ Hán

Tất cả hơn 50 vạn chữ Hán đều được cấu tạo từ 214 bộ này. Chữ Hán vốn là loại chữ tượng hình được chia làm hai loại chính là: chữ đơn thể (人,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể là những chữ được cấu thành từ nhiều bộ thủ khác nhau nhằm thể hiện nghĩa của từ. Điều này chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn trong bài Lục thư, loại chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Hán, thường theo quy đinh kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong,… những kết cấu này được đúc kết và chỉnh sửa qua hàng nghìn năm lịch sử của đất nước Trung Hoa, nhằm tạo ra những chữ Hán có ý nghĩa và kết hợp hài hòa, cân đối theo lối chữ ô vuông, đảm bảo tính mỹ học và khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Qua việc ghép các bộ thủ trong 214 bộ mà chúng ta có thể đoán được nghĩa và cách đọc của một từ bất kỳ.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu bộ thủ là gì? Và học bộ thủ thì có lợi ích gì?

Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Bộ thủ (部首) là một phần cơ bản của chữ Hán và cả chữ Nôm dùng để sắp xếp những loại chữ vuông này. Trong tự điển chữ Hán từ thời xưa đến nay, các dạng chữ đều được gom thành từng nhóm theo bộ thủ thường căn cứ theo nghĩa. Dựa theo bộ thủ, việc tra cứu chữ Hán cũng dễ dàng hơn. Trong số hàng ngàn chữ Hán, tất cả đều phụ thuộc một trong hơn 200 bộ thủ.

Như đã trình bày ở trên loại chữ hợp thể chiếm hầu hết trong tiếng Hán, do đó khi người học bắt đầu tiếp cận với tiếng Hàn thì học thuộc các bộ thủ là yêu cầu bắt buộc. Việc nhớ 241 bộ thủ sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Trước hết các bộ thủ này sẽ giúp chúng ta tra nghĩa của một từ bất kỳ cho dù lúc đó chúng ta chưa biết cách đọc của từ ấy.

Thứ hai, một bộ thủ trong tiếng Hán bản nó đã thể hiện ý nghĩa một phần của từ, những chữ có bộ đó sẽ mang những hàm nghĩa có liên quan đến bộ thủ mà nó ghép thành. Do đó, nó tạo cho chữ Hán có kết cấu và mối quan hệ khăng khít giữa ba mặt hình thể – âm đọc – ý nghĩa. Phần lớp các bộ thủ của 214 bộ đều là chữ tượng hình và gần như hầu hết được dùng làm ký hiệu chỉ ý của chữ hình thanh. Thực tế chữ hình thanh chiếm trên dưới 90% tổng số chữ trong kho văn tự Hán (chữ Hán), nên việc tìm hiểu và nắm vững hệ thống bộ thủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người mới bắt đầu học chữ Hán. Thông thuộc hệ thống bộ thủ, những người bắt đầu học chữ Hán sẽ có được một cơ sở rất thuận lợi để ghi nhớ văn tự Hán cả về ba mặt: hình thể, âm đọc và ý nghĩa.

Xem thêm: Học tiếng Trung cơ bản nên bắt đầu từ đâu

Căn cứ vào số nét của các bộ thủ người ta đặt cho chúng thứ tự trong bảng sắp xếp. Đơn giản nhất là bộ thủ chỉ có một nét và phức tạp nhất là bộ thủ 17 nét. Tổng số bộ thủ thay đổi theo thời gian, người đầu tiên sắp xếp các bộ thủ trong tiếng Hán là Hứa Thận – một nhà nghiên cứu văn tự học đời Hán đã chia toàn bộ 9.353 chữ được đem ra phân tích giảng giải trong cuốn Thuyết văn giải tự của ông và chia thành 540 bộ thủ. Trong cuốn sách này dưới mỗi bộ thủ ông xếp những chữ có liên quan với nhau trên một số mặt nào đó. Nhưng thực tế để nhớ được 540 bộ là quá khó, nên đến đời nhà Minh (1368-1661), Mai Ứng Tộ, một nhà từ vựng học đã phân chia lại các bộ chữ Hán của Hứa Thận, chỉ giữ lại 214 bộ như ngày nay vẫn sử dụng làm chuẩn.

Xem thêm: 3 Bộ Gõ tiếng Trung Phần mềm cho Điện thoại Máy tính

Dưới đây là bảng thống kê 214 bộ chữ Hán phân chia theo số nét:

1. 一 丨 丶 丿 乙 亅
2. 二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜 卩 厂 厶 又
3. 口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工 己 巾 干 幺 广 廴 廾 弋 弓 彐 彡 彳
4. 心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气 水 火 爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬
5. 玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示 禸 禾 穴 立
6. 竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛 舟 艮 色 艸 虍 虫 血 行 衣 襾
7. 見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆 里
8. 金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非
9. 面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香
10. 馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼
11. 魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻
12. 黄 黍 黑 黹
13. 黽 鼎 鼓 鼠
14. 鼻 齊
15. 齒
16. 龍 龜
17. 龠

Xem thêm: Cách viết tiếng Hán Trung Quốc trên điện thoại, máy tính bảng chạy Android

3. Nhớ chữ theo phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ)

Nhớ chữ Hán và học chữ Hán là vấn đề không phải mới được đặt ra mà nó là vấn đề mang tính lịch sử từ xa xưa không chỉ với người Việt mà cả với người Trung Quốc. Vì vậy, trước tiên là dân gian sau đúc kết thành kinh nghiệm người ta học chữ Hán theo lối chiết tự.

Chúng ta có thể hiểu một cách linh hoạt như sau: chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Như chúng ta đã biết, trong chữ Hán sự kết hợp chủ đạo của ba mặt: hình – âm – nghĩa. Chiết tự có thể hiểu đơn giản bẻ chữ ra, tách chữ ra để học cho dễ nhớ. Nhưng để làm được điều này, các bạn cần nhớ đủ 214 bộ thủ và nghĩa của từng bộ. Người ta sử dụng chiết tự trong việc nhớ chữ Hán cả về mặt hình thể chữ mà còn với cả phương diện âm và nghĩa.

Chiết tự về mặt hình thể: dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Chiết tự về mặt âm: sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Chiết tự về mặt nghĩa: dựa vào bản chất biểu ý, diễn đạt ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ bao giờ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên: chữ độc thể là các nét kết hợp lại thành chữ, chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc, cụ thể phần lớn được cấu tạo từ các bộ với nhau hoặc bộ cùng với các nét tạo nên chữ.

Xem thêm: 360 Mẫu câu tiếng Trung Quốc thông dụng

Một số ví dụ về chiết tự:

Ví dụ 1
– Chữ 安 (Ān) An (yên): An toàn, yên ổn, tốt lành, cấu tạo theo lối: trên – dưới.
Ở trên là bộ Miên ‘宀’: nghĩa là mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ Nữ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy để nhớ nhanh nghĩa và cách viết bạn chỉ cần nhớ là: Trong nhà có người phụ nữ thì sẽ yên ổn, an lành.
Ví dụ 2
– Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới, người con trai, người đàn ông.
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: thửa ruộng đã được khai khẩn (đây là 1 chữ được cấu tạo theo lối chỉ sự.
Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh, sức, năng lực.
Vậy để nhớ nhanh nghĩa và cách viết bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông.
Ví dụ 3
– Chữ “休” Hưu: nghĩa là nghỉ ngơi, ngừng, đình chỉ (chữ Hội ý).
Chữ này được ghép từ chữ “人” : người và chữ “木”: gốc cây.
Vậy để nhớ nhanh nghĩa và cách viết bạn chỉ cần nhớ là: khi con người làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây. (chữ này mang nghĩa như vậy vì xưa kia đa số người dân đều làm nông nghiệp nên khi mệt mỏi họ thường tụ tập tại những gốc cây để nghỉ ngơi).

Có thể bạn quan tâm:

  1. 6 Ứng dụng cần thiết cho người yêu thích tiếng Trung, Hán Nôm
  2. Tự học tiếng Trung Quốc mỗi ngày với phần mềm Rosetta Stone
  3. Cách bật tiếng Trung Quảng Đông và Unicode mở rộng cho Windows

Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta có phương pháp học đúng cách để giúp cho việc học chữ Hán của chúng ta đạt kết quả cao nhất.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun