Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 13241 Views

4.7/5 - (37 bình chọn)

“Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” là câu tục ngữ khuyên người ta nên tha thứ bỏ qua cho những người đã nhận ra lỗi lầm của mình, để họ có cơ hội sửa sai, làm lại. Cũng thông qua đó, muốn khuyên những người đã trót có sai lầm thì hãy từ bỏ con đường sai trái mà quay trở lại con đường đúng đắn, và sẽ nhận được sự bao dung của mọi người.

“Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”

Cả “kẻ chạy đi” và “người chạy lại” đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng “kẻ chạy đi” là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Còn “người chạy lại” là những người đã nhận ra được lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sửa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những “người chạy lại” và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những “kẻ chạy đi”. Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.

Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại

Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại

Đây cũng là câu ẩn dụ nói về tính cách nhân hậu của người Việt Nam ta. Chúng ta sẵn sàng tha thứ cho những ai có lỗi mà biết ăn năn hối lỗi .Những người phạm lỗi đáng trách nhưng nếu biết hối lỗi thì sẽ được thông cảm , sẽ có cơ hội phục hồi trở về với cộng đồng. Ngay trong luật pháp của nước ta cũng thể hiện điều này rất rõ, những người thành tâm chuộc lỗi bao giờ cũng được khoan hồng.

Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, ai cũng đã từng có những lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta nhận ra lỗi lầm và biết sửa chữa, tất cả mọi người sẽ thông cảm và tha thứ. Chính vì vậy mà ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Câu tục ngữ như một lời khuyên nhẹ nhàng cho chúng ta nếu biết hối lỗi và quay đầu lại sẽ được mọi người tha thứ.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Truyền thống của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay là “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Chúng ta sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho những người đã nhận ra lỗi lầm của mình, để họ có cơ hội sửa sai, làm lại. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khoan hồng với những người lầm lỡ, kiên trì giáo dục, thuyết phục để họ nhận thức được hành vi sai trái của mình và giúp đỡ để họ sửa chữa lỗi lầm, trở thành những người có ích cho xã hội.

Trong những cuộc biểu tình, tụ tập đông người vừa qua, đối với những người “nhẹ dạ cả tin” bị bọn người xấu lừa gạt, xúi dục, kích động, nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, chúng ta đã có biện pháp kết hợp giữa chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục họ. Bởi vì, ai cũng đã nhận ra sai lầm của mình và có lòng hối hận vì những chuyện đã qua.

Dân tộc Việt Nam ta xưa nay vốn khoan dung và độ lượng nên việc tha thứ và thông cảm cho những người biết quay đầu là lẽ đương nhiên. Lòng tốt bụng, lòng bao dung sẽ khiến con người ta trở nên thay đổi theo những hướng tích cực hơn. Đó cũng là bài học về cách cư xử của người xưa truyền lại cho thế hệ chúng ta bây giờ.

Lời xin lỗi chân thành

Chúng ta dễ dàng thấy được điều này trong cách nuôi dạy con nhỏ của người Việt. Cha mẹ thường hay nhẹ nhàng với con, dạy con cảm ơn và xin lỗi khi nhận được giá trị từ người khác. Nếu lời xin lỗi và thái độ chân thành, con sẽ được bỏ qua lỗi lầm và làm lại từ đầu. Tuy nhiên, con sẽ bị nghiêm trị nếu sai mà còn cố chấp không nhận. Như vậy, đức tính đó sẽ dần dần hình thành từ khi trẻ còn nhỏ cho đến khi khôn lớn nên người.

Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại

Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại

Thật lòng, sự bao dung không phải ai cũng có được vì khó có ai tha thứ được cho người đã từng làm tổn thương mình. Thế nhưng, con người chúng ta vốn vẫn biết sống tình cảm, biết xót thương và mủi lòng trước thái độ hối lỗi của ai đó. Và khi nhìn thấy họ biết sai sửa sai, tìm cách bù đắp thì sẽ dễ dàng tha thứ. Cha mẹ luôn bao dung với con cái dù chúng có phạm phải sai lầm nghiêm trọng như thế nào. Những người càng thân thiết thì càng dễ tha thứ cho nhau vì tình cảm luôn lấn áp lý trí.

Tuy vậy, chúng ta cũng nên sáng suốt nhận ra rằng đâu là lời xin lỗi chân thành và đâu chỉ là sự hối cải nằm ở trên miệng. Lời xin lỗi sáo rỗng mà lòng dạ xảo trá thì không đáng để được tha thứ.

Lòng khoan dung cao đẹp

Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình…

Xem thêm bài viết tham khảo: “Kẻ cắp gặp bà già”

Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?

Lời kết

Chúng ta luôn sẵn sàng sự khoan dung và tha thứ đối với những người biết hối lỗi và quay đầu cũng như dành sự nghiêm trị cho những kẻ không biết hối cãi. Theo bao nhiêu năm, thế hệ tuổi trẻ tương lai vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy lòng nhân ái từ cha ông truyền lại. Ai cũng có những lỗi lầm và nếu bạn thật lòng biết sai thì không ai mãi dồn ép bạn được.

Chỉ hy vọng rằng, chúng ta không phạm cùng một sai lầm vào nhiều lần nữa và hãy luôn phấn đấu để rèn luyện bản thân một cách hoàn thiện hơn.

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun