Thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 3360 Views

5/5 - (2 bình chọn)

Từ xưa đến nay, dân tộc ta đều đề cao truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Mỗi một người đều luôn giữ trong lòng sự thành kính sâu sắc đối với những người thầy của mình. Mà tiếng “thầy” ở đây bao hàm nhiều người, không đơn thuần là thầy giáo dạy chữ nghĩa, lễ nghi bình thường. Khi bạn gọi một tiếng “thầy”, nghĩa là người đó đã cho bạn một bài học hay một điều gì bổ ích. Chỉ cần một kiến thức nhỏ cũng đủ để chúng ta tôn trọng những con người đó. Giống như tục ngữ Việt Nam có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

“Không thầy đố mày làm nên”

Ý của câu tục ngữ này là nếu không có người thầy thì mỗi người sẽ rất khó để gây dựng nên một sự nghiệp hoặc thành tích nào đó. Bởi lẽ, mỗi người chúng ta sinh ra đều giống như một tờ giấy trắng, chưa biết phải sống và làm việc như thế nào. Qua thời gian, bản thân được học hỏi và tiếp xúc với nhiều thứ mới dần trở nên thấu hiểu mọi chuyện và xây dựng tương lai tươi sáng.

“Không thầy đố mày làm nên”

“Không thầy đố mày làm nên”

Trong đoạn đường dài đó, chúng ta không thể nào bỏ qua những người thầy của mình. Họ đã dạy bạn cách đi đứng, ăn nói, cầm tay viết từng nét chữ, đọc từ con số,…Người thầy của chúng ta có thể là cha mẹ, ông bà hoặc giáo viên ở trường,…Từng người đã góp phần dạy mình nên người, bạn hãy nhớ đừng quên.

Người ta bảo trẻ con đơn thuần là rất đúng. Bởi vì, chúng rất dễ bị lầm đường lỡ bước nếu tiếp xúc với những người không tốt. Môi trường xung quanh có nhiều cái hay để học hỏi nhưng cũng không thiếu những điều không nên thấy. Bạn chỉ cần lơ là, con em của mình sẽ bị sai hướng ngay.

Những người thầy đầu đời

Khi nhắc đến những người thầy đầu tiên, cha mẹ chính là người mà chúng ta không thể bỏ qua. Từ một đứa trẻ mới bước vào thế giới, bạn được cha mẹ dạy cho muôn vàn chuyện ở trên đời. Từ cách ăn, cách nói đến từng bước chân đi, không có cha mẹ thì chắc chắn sẽ không có chúng ta ngày hôm nay. Họ là những người thầy đầu tiên mà mỗi chúng ta không được phép quên trong đời.

Xem thêm bài viết tham khảo “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Tôi vẫn thường nghe câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” được nhiều người truyền tụng và cũng phần nào thấu hiểu đạo lý đó. Thế nên người ta mới ví von nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Họ dành cả đời để truyền đạt con chữ, dạy chúng ta những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Có ai lớn lên, thành công mà dám mạnh miệng nói rằng mình chưa học từ một người thầy nào? Không ai dạy dỗ sao bạn có thể nên người và vẻ vang như hôm nay?

Có những lúc băn khoăn và vô định trong đời, những người thầy lại xuất hiện để cho ta một hướng đi đúng đắn. Không chỉ bó buộc trong lĩnh vực giáo dục con chữ, thầy còn dạy chúng ta vô vàn những thứ mới mẻ trên đời. Mỗi ngày đi học, bạn lại phát hiện ra mình thông thái hơn và thấy cuộc sống ý nghĩa vô cùng. Chúng ta của ngày hôm nay, thành công có và thất bại cũng có nhưng tự trong lòng mỗi người đều lưu giữ hình ảnh người thầy đẹp nhất của mình.

Người thầy trong tim chúng ta

Chắc chắn rằng, ai cũng có một người thầy đặc biệt trong trái tim mình. Đó không hẳn là người thầy được tất cả mọi người yêu quý nhưng người ấy vẫn luôn chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong tim của bạn.

“Không thầy đố mày làm nên”

“Không thầy đố mày làm nên”

Đó là những ngày đầu tiên của năm lớp mười một, tôi đang chơi vơi giữa ranh giới cố gắng và buông xuôi. Khi gia đình khó khăn, bạn bè quay lưng và việc học dần trở nên sa sút. Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa từng nhận ra ở mình một khả năng đặc biệt nào và vẫn âm thầm than trách cho số phận vì chuyện đó. Vậy mà thầy của tôi đã bỏ qua đám học sinh xuất sắc mà chiếu cố một đứa ất ơ này.

Thầy nói những điều tôi chưa từng nghĩ đến, thầy tin tưởng một cách kiên định vào tương lai tươi sáng của tôi. Thật lòng, tôi chẳng mấy tin tưởng mình sẽ làm được cái gì hay ho nhưng sự tận tâm của thầy làm tôi xúc động. Ở cái thời đại mà thật giả lẫn lộn như thế này, có một người vẫn sống và cố hiến hết mình cho nền giáo dục. Thầy vẫn giản dị như thế, từng chút từng chút đem tấm lòng của mình truyền dạy cho những đứa trẻ vô tư.

Đi qua năm tháng vẫn nhớ người

Đã nhiều năm trôi qua, tôi chưa gặp thầy vì cảm thấy chưa phải lúc thích hợp. Tôi đang chờ thêm một chút thời cơ để có thể đường đường chính chính là một đứa học trò xuất sắc đứng trước mặt thầy. Có lẽ, ngày đó không còn quá xa nữa và tôi cũng thầm hạnh phúc vì điều đó. Ít ra đó là minh chứng cho việc đặt niềm tin đúng chỗ và tôi vì sự kỳ vọng của một người mà đã chống chọi được với giông tố cuộc đời.

Thật ra, mỗi chúng ta đều như vậy. Không phải bạn không cố gắng mà là vì bạn chẳng biết cố gắng vì cái gì? Bạn không tìm được điểm tựa để phấn đấu và vươn lên. Vậy nên, người ta mới trân trọng những người ước mơ vì lúc đó, chúng ta còn có thứ để bám víu vào. Thử nghĩ nếu cuộc đời này không còn ai, không còn thứ gì để bạn có động lực ở lại thì biết phải làm sao?

Xem thêm bài viết tham khảoChim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”

Bởi thế mới nói, “Không thầy đố mày làm nên”. Sự thành bại của chúng ta ngày hôm nay ít nhiều cũng sẽ do sự ảnh hưởng của một người nào đó trong quá khứ. Người ấy dạy cho chúng ta một bài học và làm thay đổi cả cục diện của cuộc đời. Đó chẳng phải là người thầy quan trọng nhất đó hay sao?

Đoạn kết

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, chúng ta nên phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” để phù hợp với nhân cách cao đẹp của người Việt Nam ta và không phụ đi lời dạy của ông bà xưa. Cuộc sống rất công bằng với những đánh giá khách quan và quy luật. Bạn sống như thế nào thì sẽ nhận lại kết quả như thế ấy. Muốn người tôn trọng, trước hết hãy tôn trọng người.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun