Tục ngữ “Giận quá mất khôn”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 10750 Views

5/5 - (3 bình chọn)

Mỗi người ngay từ khi mới sinh ra đều mang đủ các loại cảm xúc mà con người cần có. Nó tương ứng với hỷ là vui mừng, nộ tức nóng giận, ái là yêu thương, ố là thù hận, tham là tham lam, sân là đố kỵ và cuối cùng là si nghĩa si mê cái gì đó. Trong số những cảm xúc ấy, nóng giận chính là một “kẻ thù” giấu mặt có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Một cơn giận quá trớn sẽ tạo ra sai lầm không thể cứu vãn. Thế nên tục ngữ có câu “Giận quá mất khôn”

“Giận quá mất khôn”

Giận dữ là một trong những trạng thái cảm xúc hoàn toàn bình thường mà ai cũng có. Giận dữ không phải lúc nào cũng hoàn toàn xấu nhưng nếu không kiểm soát được nó, bạn sẽ gây ra nhiều sai lầm không đáng có. Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với vô số hoàn cảnh mà cơn giận có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Nếu học được cách áp chế nó, bạn sẽ thoải mái hơn vì không cần đối mặt với trường hợp “Giận quá mất khôn”.

“Giận quá mất khôn”

“Giận quá mất khôn”

Khi cơn giận nổi lên và chúng ta không thể kiềm chế thì điều gì sẽ xảy ra? Tính xấu của bạn sẽ không còn được che đậy nữa: la hét, đập phá đồ đạc thậm chí là lao vào giằng co? Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc của bạn mà có khi còn gây đảo lộn đến cuộc sống hiện tại nữa. Thử nghĩ khi quá tức giận, mâu thuẫn đẩy lên cao trào không kiềm chế được, bạn xảy ra xô xát còn có nguy cơ đi tù nữa chứ không đùa. Giận giữ quả thật là một trạng thái không mấy tốt đẹp. Ngoài việc phá vỡ các mối quan hệ nó còn gây thiệt hại cho chủ nhân của mình.

Thực tế cuộc sống

Một người lãnh đạo có thể không hài lòng và trút giận lên nhân viên của mình, đồng nghiệp xung đột lẫn nhau vì bất đồng quan điểm, những cặp đôi cãi vả hoặc bạn bè cũng có thể chọc giận nhau vì một nguyên nhân nào đó… Đây đều là những mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống hàng ngay. Tuy nhiên, nó lại cũng là những mối quan hệ dễ đổ vỡ nhất. Nếu cứ tiếp tục giận dữ một cách vô tội vạ như thế thì sớm muộn gì các mối quan hệ cũng dần dần rạn nứt. Và hậu quả là bạn phải chấp nhận sống trong lạc lõng và cô đơn.

Khi bạn nóng giận và không thể kiềm chế. Bạn luôn có xu hướng trút điều đó lên người khác và dễ chịu vì hành động này. Bản năng thôi thúc bạn phải “xả đi và bạn khá hả dạ khi làm nó. Tuy nhiên, khi cơn giận qua đi và bạn bình tâm suy nghĩ lại. Hối hận ư? Đã quá muộn màng cho tất cả những gì bạn gây ra rồi. Lời nói và hành động của bạn sẽ không được cứu vớt lại nữa. Và đổ vỡ một mối qua hệ nào đó là cái kết đã định trước.

Hãy học cách kiềm chế cơn giận của mình

Tôi kể các bạn nghe một câu chuyện cũ nhưng không cũ. Nội dung cũ nhưng bài học mà nó mang lại chưa bao giờ là lỗi thời.

“Thành Cát Tư Hãn là một vị vua Mông Cổ nổi tiếng hiếu chiến và nóng tính. Ông có một con chim ưng rất quý, đi đâu cũng mang theo bên mình. Một hôm, ông nổi hứng đi săn và mang theo con chim ưng vào rừng xanh. Ông tách đoàn với đám quân lính vì không muốn trở nên cáu kỉnh với bọn họ. Ông đã quen thuộc với khu rừng này và muốn khám phá một chút. Thế là, ông quyết định đi băng qua lối thung lũng để về cung dù biết phải mất nhiều thời gian.

“Giận quá mất khôn”

“Giận quá mất khôn”

Sau một ngày dài rong ruổi, ông khát như bỏng cả cổ họng nhưng mọi dòng suối đều cạn khô trước cái nóng dữ dội của ngày hè. May thay, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ phía tảng đá bên bờ suối. Ông biết rằng nước này chảy ra từ một dòng sông hay cái hồ ở trên kia. Thành Cát Tư Hãn lấy chiếc cốc bằng bạc luôn mang theo bên mình hứng từng giọt nước cho đến khi gần đầy. Ông hào hứng đưa lên miệng định uống thì con chim ưng bay đến hất cốc nước đổ xuống.

Ông rất tức giận nhưng vì quá yêu quý con chim nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất và tiếp tục hứng nước. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa. Dù rất quý con chim nhưng ông thật không thể chấp nhận sự vô lễ của nó, nhất là khi ông đang vô cùng khát nước. Và có thể rằng, ai đó đằng xa sẽ thấy và học lại với đám quân sĩ của ông rằng một vị vua vĩ đại không thuần hóa nổi một con chim.

Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống thì con chim lại bay lên và lao vào hất đổ. Tức giận, Thành Cát vung kiếm đâm thủng lồng ngực con vật mình yêu quý.

Khi quay lại, nhà vua phát hiện chiếc cốc đã rớt xuống giữa khe đá hẹp mà không thể nhặt lên được. Ông quyết định trèo lên thượng nguồn để tìm được dòng nước.Sau đoạn đường dài lội ngược lên thượng nguồn, Thành Cát Tư Hãn tìm thấy một vũng nước, nhưng ngay ở giữa là xác con rắn độc. Nếu lỡ uống dòng nước kia, có lẽ ông đã chết.

Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát và chợt hiểu thông tất cả mọi chuyện. Hóa ra chim ưng vì cứu ông mới hết lần này đến lần khác làm đổ chén nước. Trong đầu ông hiện lên hình ảnh xác con chim tội nghiệp đang nằm trên đất lạnh. Ông trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay, đặt nó vào túi săn rồi lên ngựa phi thẳng về cung.

Sau đó, Thành Cát ra lệnh làm một bức tượng con chim bằng vàng, trên cánh khắc dòng chữ: “Thậm chí, khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”. Cánh còn lại ghi “Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại”.”

Lời kết

Sự giận dữ chẳng giúp ích gì được cho ta mà còn khiến ta phải mất đi những mối quan hệ vốn rất tốt đẹp. Giận dữ là bản năng nhưng biết kiềm chế cơn giận lại là bản lĩnh. Hãy nhớ lấy câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” và câu chuyện của Thành Cát Tư Hãn như một lời nhắc nhở bản thân mỗi khi muốn nóng giận

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun