Ca dao tục ngữ thành ngữ

“Qua đình ngả nón trông đình,   Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.”

Ca dao “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

“Qua đình ngả nón trông đình,   Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.” Mái đình và cây đa làng luôn là một trong những biểu tượng rất đẹp trong lòng người Việt Nam. Từ trong sâu thẳm tâm hồn, đó là khoảng trời quê hương mà ai đi đâu cũng nhớ. Vậy nên, […]

5 Tháng Một, 2019 Posted in Ca dao tục ngữ thành ngữ
“Ác giả ác báo”

Thành ngữ “Ác giả ác báo”

Bạn có tin vào luật nhân quả ở trên đời không? Tin rằng nếu chúng ta sống thiện sẽ gặp quý nhân giúp đỡ, còn bằng sống thất đức thì sẽ phải chịu bị trừng phạt thích đáng? Ông bà ta bảo “Có kiêng mới có lành” nên dù có tin hay không thì sống […]

5 Tháng Một, 2019 Posted in Ca dao tục ngữ thành ngữ
“Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng   Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”

Ca dao “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”

Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới ngày nào con còn chập chững tập đi. Mở mắt ra là thấy tình yêu của cha mẹ vây quanh thế mà nay, con lớn khôn và dần xa vòng tay của cha mẹ. Lâu lâu mới có dịp về nhà, cuộc sống tất bật đã cuốn con […]

3 Tháng Một, 2019 Posted in Ca dao tục ngữ thành ngữ
Có những ngày buồn như vậy đấy, nhìn một chiếc lá rơi cũng cảm thấy lòng mình như lắng xuống. Nghĩ về cuộc đời, nghĩ về những số phận mà lòng chợt vẩn vơ. Chiều chiều ngồi nhìn ra đầu ngõ, thấy những vệt nắng ngã nghiêng chuẩn bị khuất dần trong bức màn tối. Bên tai nghe tiếng kêu văng vẳng của mấy con chim gọi bầy, chợt thấy thấm thía câu ca dao: “Má ơi, đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.” Gái lớn lên là phải theo chồng Người ta bảo “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”, đó là truyền thống từ xưa đến nay của ông bà ta. Đây được xem là một chuyện bình thường, một nguyên lý hiển nhiên trong cuộc sống. Ai rồi cũng sẽ như ai, được gây dựng và đắp xây hạnh phúc. Thưở xưa, thân phận người phụ nữ rất khổ sở. Người xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đủ thấy phụ nữ thời điểm đó vốn không được xem trọng. Phụ nữ phải loanh quanh xó bếp, đảm đương hết những công việc nội trợ trong nhà. Bên cạnh đó, họ cũng phải thành thạo việc đồng án, chu toàn trong ngoài, công dung ngôn hạnh không được sai. Ấy vậy mà có mấy ai để tâm đến, họ đã sống hơn nửa đời người không vì bản thân mình. Người phụ nữ ngày ấy không được phép quyết định cuộc đời của mình. Mà mọi chuyện phải nghe theo sắp xếp của phụ mẫu, ngay cả việc mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân. Người có hiếu là tốt, nhưng đôi khi chữ hiếu lại được đánh đổi bằng một chữ tình, thế nghĩ cũng buồn làm sao. Sinh ra là phụ nữ đã khổ Chuyện hôn nhân hay hạnh phúc cả đời thường phải do bản thân mình quyết định nhưng với người phụ nữ truyền thống thì không. Họ phải để “Cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó”, vậy mới đúng chuẩn theo quy cách thời xưa. Người phụ nữ khi yêu cũng có thể chọn được người mình yêu nhưng lấy chồng phải do cha mẹ định đoạt. Nếu ai đó bảo tình yêu là loại tình cảm đẹp nhất, nó khiến con người ta có niềm tin vào cuộc sống nhất thì họ_những người phụ nữ đáng thương ấy đã phải sống trong những năm tháng như thế nào? Có lẽ, nhiều cô gái hay chàng trai đã phải nếm trải cái vị ngọt ngào của tình yêu đầu đời rồi cay đắng chia tay nhau vì chữ hiếu nặng vai. Có ai dám vì tình yêu đôi lứa mà nỡ phủi bỏ đi ơn nghĩa sinh thành? Chàng trai ấy không dám, còn cô gái lại càng không. Vậy nên họ chọn cách tuân theo, sống một đời “bình thường” như bao cuộc đời khác. Cô con gái được cha mẹ chỉ định một người chồng. Người ấy cô đã thấy đôi lần hay thậm chí là chưa bao giờ cũng không quan trọng. Quan trọng là từ nay về sau, người đàn ông này sẽ là người mà cô phải tôn thờ cả đời, người trăm năm cùng mặn nồng chăn gối. Má ơi, đừng gả con xa Nói gì thì nói, con gái ở nhà cũng được cha mẹ dành không ít yêu thương. Dù là thời xưa hay thời nay cũng đều như vậy, có cha mẹ nào mà không thương con cái. Chỉ là lúc điều kiện hơi thiếu thốn thì tình thương sẽ được thể hiện theo một cách khác nhưng chung quy là cũng đều là một chữ thương. Lẽ thường ở trên đời, con gái thường chu đáo hơn con trai. Cô ấy biết để ý vá lại cái áo rách vai của cha hay nhổ thêm vài sợi bạc ẩn trong tóc của mẹ. Cô ấy biết đỡ đần nhà cửa trong ngoài, dỗ dành đàn em những ngày thất thu mùa vụ,… Tôi thương cô gái nhỏ, chưa được mấy tuổi đầu mà đã về làm vợ người ta. Xa cha mẹ già, xa ngôi nhà nhỏ thân thương về một chốn rất lạ. Ở nơi đó, có người con gái tối tối nằm nghĩ vẩn vơ rồi khóc ướt cả gối, ngày ngày “Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều”. Cha mẹ già ở nhà ai chăm sóc, đàn em thơ giờ này không có chị kể chuyện biết đã ngủ hết được chưa? Rồi chiều chiều, cô lại nghe bọn trẻ trong xóm nó ngâm nga: “Má ơi, đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.” Nỗi lòng con gái lấy chồng xa “Chồng gần không lấy em lấy chồng xa, giờ đây nhớ mẹ thương cha…”. Người phụ nữ hiện đại ít ra còn được chọn chồng cho mình. Thời bây giờ, cứ yêu là cưới. Những bậc cha mẹ cũng không cản nổi con cái, mà có khi cũng vì thương con nên con chịu thì mình chịu. Vậy mà vẫn lắm cảnh con gái lấy chồng xa.Anh trai miền nam phải lòng cô gái bắc, hay cô gái miền tây đắm say cái nét chịu thương chịu khó của chàng trai quê biển miền trung. Vậy đấy, rồi thành ra lấy chồng xa. Ừ thì lấy chồng xa, con gái cũng nhớ và lo về cha mẹ nhiều lắm nhưng biết làm sao. Gánh nặng gia đình, công việc, cuộc sống hay thậm chí là khoảng cách địa lý cũng khiến cho mỗi lần về thăm quê trở thành một vấn đề. Đâu phải cứ nhớ là được về! Vật chất thì mỗi cái mỗi đắt đỏ, còn mình thì đã là vợ của người ta. Đôi khi, bản thân muốn gửi cho cha mẹ già ít tiền dành dụm cũng phải ngó trước nhìn sau kẻo nhận lời mai mỉa. Chẳng mấy khi mới về nhà, lẽ nào không mua được cho cha mẹ ít trà bánh và mấy bộ quần áo cho lũ trẻ. Thế nhưng, tiền đi lại còn chưa chi nổi nói đâu quà bánh. Giàu thì dễ chứ nghèo mà lấy chồng xa thì khổ lắm người ơi. Nhớ thương cha mẹ già chỉ biết giấu trong lòng, cứ nghe người ta ca câu ca dao thì lại tủi thân mà nức nở. “Má ơi, đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.” Lời kết Cuộc sống nhiều khi cũng khắc nghiệt như vậy đấy. Có mấy ai được sống như những gì mình mong muốn đâu, dẫu cho bạn có cố gắng thật nhiều. Được cái này thì lại mất cái kia, đi theo tiếng gọi của tình yêu thì phải chịu xa gia đình. Có những lúc thăng trầm, bản thân muốn buông xuôi tất cả nhưng nghĩ về một ngày mai tươi sáng lại không nỡ buông tay. Giá như mình cố gắng thêm một chút thì có phải ngày gần bên cha mẹ đã cận kề? Sự cố gắng của mình mà đổi lại nụ cười của cha mẹ thì con đường đời này có dài mấy cũng sẽ cố đi.

Ca dao “Má ơi, đừng gả con xa/Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu”

Có những ngày buồn như vậy đấy, nhìn một chiếc lá rơi cũng cảm thấy lòng mình như lắng xuống. Nghĩ về cuộc đời, nghĩ về những số phận mà lòng chợt vẩn vơ. Chiều chiều ngồi nhìn ra đầu ngõ, thấy những vệt nắng ngã nghiêng chuẩn bị khuất dần trong bức màn tối. […]

3 Tháng Một, 2019 Posted in Ca dao tục ngữ thành ngữ
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Thành ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Trong tất cả những đạo lý tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại, tôi cảm phục nhất là lòng biết ơn. Ở đời, người mà thiếu đi lòng biết ơn, quên tình bỏ nghĩa thì thật mới đáng buồn làm sao. Tôi luôn trân trọng những người đã từng giúp đỡ mình và […]

28 Tháng Mười Hai, 2018 Posted in Ca dao tục ngữ thành ngữ
“Đã rằng tình nghĩa vợ chồng/Dù cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.”

Ca dao “Đã rằng tình nghĩa vợ chồng/Dù cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời”

Thật cảm thấy có niềm tin vào cuộc đời khi nhìn những cặp đôi yêu nhau rồi đến được với nhau. Họ sinh con đẻ cái, nở nụ cười mãn nguyện, hạnh phúc vun đắp gia đình nhỏ của mình. Xưa nay, người Việt Nam ta sống trọng tình cảm. Tình gì không biết, nhưng […]

28 Tháng Mười Hai, 2018 Posted in Ca dao tục ngữ thành ngữ