Điểm sàn xét tuyển vào ngành Sư phạm đang ở mức thấp kỷ lục gây hoang mang cho xã hội bởi đây là ngành đào tạo giáo viên cho cả nước. Với thực trạng đầu vào ngành Sư phạm thấp thì chất lượng dạy và học sẽ ra sao và tương lai con trẻ sẽ đi về đâu? Trong khi dư luận đang ví von “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm” – Tại sao vậy?
Điểm sàn xét tuyển ngành Sư phạm 2018
Điểm sàn xét tuyển ngành Sư phạm 2018 đang ở mức từ 17,0 điểm đối với hệ Đại học chính quy; 15,0 điểm đối với hệ Cao đẳng và 13 điểm đối với hệ Trung cấp sư phạm. So với các trường khối kinh tế, kĩ thuật thì điểm sàn xét tuyển ngành Sư phạm 2018 được đánh giá ở mức khá thấp.
Xem thêm: Điểm sàn xét tuyển ngành Sư phạm 2018: Thấp kỷ lục và lý do thí sinh né ngành
Tuy điểm sàn xét tuyển ngành Sư phạm 2018 có tăng hơn so với năm 2017 nhưng mức tăng chỉ rất ít bởi mức xét tuyển năm 2017 có số điểm từ 9, 12, đến 15. Đây là một thực trạng buồn cho ngành Giáo dục Việt Nam bởi đầu vào các ngành sư phạm được đánh giá kém hơn so với các ngành khác trong khi đây là ngành quan trọng của đất nước. Lý do dẫn đến điểm sàn xét tuyển ngành Sư phạm thấp là do đâu?
4 lý do khiến “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm”
Thí sinh không học Sư phạm vì mất niềm tin vào ngành Giáo dục
Thực tế tình trạng này đã xảy ra vào năm 1980 khi các thí sinh không đăng ký vào ngành sư phạm dẫn đến tình trạng ngành thì quá tải, ngành thì không có sinh viên. Và đến năm 2018, thực trạng học sinh khá giỏi không chọn vào ngành sư phạm và cùng lắm khi không đỗ các trường đăng ký nguyện vọng 1 thì thí sinh mới xem xét đăng ký vào ngành Sư phạm.
Xem thêm:
Ngành Sư phạm gần như được coi là phương án cuối cùng của các thí sinh và thí sinh mất niềm tin vào ngành giáo dục là điều hiển nhiên. Chẳng thế mà người ta cứ nói vui miệng rằng “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm” nhưng sự vui vô tư ấy lại chính là thực trạng đáng lo ngại cho ngành Giáo dục.
Cử nhân Sư phạm thất nghiệp là chuyện bình thường
Chưa đề cập đến lương và các chế độ đãi ngộ, lý do khiến thí sinh không chọn Sư phạm bởi học Sư phạm sau khi ra trường rất khó xin việc làm. Tình trạng thất nghiệp của cử nhân Sư phạm được xem như là chuyện bình thường, thậm chí là đương nhiên. Học Sư phạm là để sau khi ra trường trở thành giáo viên, nhưng thực tế lại không được đi dạy. Nếu muốn đi dạy thì lại phải chạy vạy, xin xỏ hết cửa này đến cửa khác mà vẫn chỉ là giáo viên hợp đồng. Vậy học mà không được dạy thì học để làm gì?
Xem thêm: Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Sao mẹ không sinh con ra sớm hơn?
Đào tạo nhiều mà số lượng được đi dạy quá ít, thất nghiệp lại phải làm trái ngành nên thí sinh ít chọn Sư phạm là lẽ đương nhiên. Cung vượt quá cầu thì tất yếu quy luật xã hội sẽ phải tự điều chỉnh để cân bằng cho ngành Giáo dục bằng việc thí sinh ít đăng ký học Sư phạm.
Học sinh quá ngỗ ngược, khó dạy
Nhà trường dân chủ, bình đẳng nên học sinh thời nay rất nhiều trường hợp coi thường, không tôn trọng thầy cô và thậm chí là có những hành vi vô lễ. Đôi khi thầy cô chỉ mắng nhẹ là quay clip, phóng đại, ăn vạ rằng thầy cô xúc phạm, rồi phụ huynh kiện giáo viên… Việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, giáo viên sợ bị kỷ luật, trừ điểm thi đua, trừ lương, mất việc khiến giáo viên không có tiếng nói.
Bạn sẽ cần: Hướng dẫn chi tiết cách đăng kí và lưu ý khi làm hồ sơ xét tuyển đại học 2018
Bệnh thành tích đè nặng lên vai người giáo viên từ chính những thầy cô đang giảng dạy, tình trạng học sinh khó dạy bảo thường xuyên xảy ra xung quanh các học sinh thì thử hỏi liệu các em có dám vào ngành sư phạm hay không?
Lương giáo viên không đủ sống
Vấn đề lương, đãi ngộ năm nào cũng được lên thời sự, được họp bàn nhưng vẫn chưa được giải quyết. Cử nhân sư phạm ra trường có chăng xin được việc đi dạy thì cũng chỉ là hợp đồng lương 3 cọc 3 đồng, không nuôi nổi bản thân với 2 triệu đồng 1 tháng. Nếu có dạy thêm thì lại phải dạy chui vì vi phạm quy định của Bộ Giáo dục, chính quyền… Vì thế thí sinh chẳng chọn Sư phạm, mà có chọn thì cũng không ít người thầy dạy học bằng cái tâm và lòng yêu nghề thật sự mà chỉ coi đó như một nghĩa vụ phải thực hiện.
Trò thì khó dạy, thầy thì dạy cho qua. Vậy thử hỏi chất lượng đào tạo ngành giáo dục sẽ đi về đâu? Chẳng thế mà “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm“. Và đáng nhẽ, khi đưa ra đề thi cho các em học sinh thì Bộ Giáo dục nên đưa thực trạng này vào để cùng các em tìm ra hướng giải quyết mới đúng!