Vụng chèo khéo chống

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 6789 Views

3.7/5 - (3 bình chọn)

“Vụng chèo khéo chống”

Câu thành ngữ quen thuộc thường xuất hiện trong đời sống hàng ngày, bạn có thể nghe thấy nó ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào. Người ta vẫn hay nói “ông trời không cho ai tất cả nhưng cũng không lấy đi tất cả của ai”, chắc chắn vậy cũng như câu thành ngữ trên. Nếu bạn ai đó vụng về ở phần “chèo” thì phần “chống” phải khéo léo. Cho dù không được như thế, bạn cũng phải cố gắng để gần như thế mới may ra tồn tại giữa cuộc sống khắc nghiệt hiện tại.

Tuy phần lớn, câu thành ngữ “Vụng chèo khéo chống” mang ý mỉa mai và châm chọc là nhiều. Nhưng khi đi vào phân tích, chúng ta cũng sẽ nhìn thấy được nhiều điểm thú vị và ghi nhớ bài học ý nghĩa mà cha ông ta đã đúc kết để truyền thụ lại. Mời các bạn cùng gotiengviet.com.vn tìm hiểu nhé!

Từ nghĩa đen quen thuộc hàng ngày

Nghe qua câu thành ngữ này, bạn có phần nào nắm được nghĩa đen và nghĩa bóng của nó không? Đây là 2 công cụ đi thuyền khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Và việc mượn những vật dụng, hình ảnh quen thuộc trong đời sống càng làm mọi người dễ hình dung cũng như so sánh hơn. Theo lưu truyền, thành ngữ “Vụng chèo khéo chống” bắt nguồn từ việc so sánh hành động chèo và chống khi đi thuyền. Chèo là dùng cây sào để rẽ nước tạo lực, giúp thuyền di chuyển dễ dàng hơn theo ý mình muốn. Nhưng chèo phải nhịp nhàng, có kỹ thuật tốt thì thuyền mới đi đúng, không chệch, không xoay thuyền.

vung-cheo-kheo-chong

“Vụng chèo khéo chống”

Trong khi đó, chống là chống cây sào xuống bùn rồi tì lên để đẩy thuyền đi. Tất nhiên, hành động đó vừa vất vả vừa tốn công sức mà thuyền sẽ không đi được mấy xa. Chưa kể ở những chỗ nước sâu, sào phải đủ dài để chống mà việc chống thì rất khó khăn, không trơn tru như mấy chỗ nước nông. Nếu không thể chèo mà cứ chống mãi thì khó có thể đến đích nhanh và thuận lợi được.

Những người mới biết lái thuyền thường chèo không giỏi vì chèo khó hơn chống nhiều, đòi hỏi phải có quá trình luyện tập. Có thể kết hợp được cả chèo và chống thì tốt nhưng nếu không, bạn có một thế mạnh cũng coi như giúp ích được một phần.

Tới nghĩa bóng mang đến bài học cuộc sống

Như mọi câu ca dao hay thành ngữ khác, “Vụng chèo khéo chống” cũng mang 2 ý nghĩa tượng trưng và ví von để nhằm truyền đạt một bài học ý nghĩa cho con cháu thế hệ sau. Chắc chắn, chèo và chống ở đây không đơn thuần là một hành động lái thuyền bình thường mà mượn hình ảnh đó, ông bà ta đã gửi gắm lời dạy sâu sắc.
Chèo và chống là hai hình ảnh tượng trưng đại diện, và ẩn sâu sau sự so sánh này, người ta lại muốn nói đến nhiều khía cạnh khác. Con người ta, nếu không giỏi cái này thì bù lại được cái khác bổ sung hay hỗ trợ. Nhưng sự “khéo léo” ấy có khi chỉ là ba hoa lấp liếm. Và rõ ràng, lời giải thích nghe có vẻ êm tai vẫn tốt hơn là sự im lặng khiến người khác khó chịu.

Xem thêm bài viết tham khảoLưỡi không xương nhiều đường lắt léo/Miệng không vành méo mó tứ tung

Người không khéo nói thì giỏi làm, người không thông minh nhưng siêng năng, người vụng về mà được cái hiền lành,….Tuy rằng trong một số trường hợp vẫn mang nghĩa không mấy tích cực, ví như kẻ không giỏi làm, hay lười biếng lại được cái miệng khéo cái gì cũng nói cho hay được. Dẫu không được ủng hộ và đồng tình nhưng dù là khéo nói hay khéo nịnh, cũng giúp họ thuận lợi hơn trên mỗi bước đường của mình.

“Vụng chèo khéo chống”

Trên thực tế, “Vụng chèo khéo chống” thường được dùng để bày tỏ lời mỉa mai, khen đểu hơn là mang ý tích cực. Mặc dù nhiều trường hợp, câu thành ngữ này cũng không sử dụng để bày tỏ ý chê trách quá gay gắt nhưng phần lớn đều là không phải để bày tỏ lời khen. Các bạn đã từng nghe qua câu ca dao dưới đây chưa?

“Khen cho ông bạn có tài
Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm”

Lời mỉa mai sâu cay của người xưa, nghe qua tưởng như khen nhưng ngẫm kỹ lại thì thành ra lời chê khéo léo. Như tôi đã nói ở trên, nhiều trường hợp vụng cái này nhưng khéo cái khác sẽ được chấp nhận, số còn lại cũng chỉ tính là sự lấp liếm cho cái chưa tốt của mình thôi.

vung-cheo-kheo-chong-2

“Vụng chèo khéo chống”

Ông bạn được khen có tài, mà tài nói hay hơn làm. Xưa nay, người nó nhiều làm ít, nói hay hơn làm có ai trọng dụng và nể nang bao giờ. Cho dù có nói hay đến đâu nhưng không làm được thì chỉ giỏi cái miệng, có chăng nói khéo cũng để trấn an người khác, xem như là mất cái này cũng còn vớt vát được cái kia.

Ứng dụng trong đời sống

Thường dùng theo ý mỉa mai nên trường hợp với câu thành ngữ này, chúng ta cũng áp dụng trong đời sống. Bạn làm một việc bị sơ suất, bạn kiếm cớ thoái thác giải thích cho mọi chuyện êm xuôi cũng có thể gọi là “Vụng chèo khéo chống”. Nhờ cái khéo đó, mọi thứ mới được giải quyết êm đẹp. Nhưng ăn may một hay hai lần thì dễ, cái “chống” đó sẽ không trót lọt được thêm mấy lần chứ đừng nói là cả đời.

Xem thêm bài viết tham khảoTốt gỗ hơn tốt nước sơn

Người ta thường dùng câu thành ngữ này để chỉ trích một cách khéo léo những người làm sai nhưng ngụy biện giỏi, vụng về ở việc chính nhưng mấy việc râu ria thì lại “lanh” hết phần người ta.
Người “Vụng chèo khéo chống” tuy không được mấy ủng hộ, thường bị mang ra làm ví dụ khi chỉ trích nhưng ít ra, họ còn đỡ hơn việc vụng chèo mà đến chống cũng vụng nốt.

Kết luận

Bất kể câu ca dao hay thành ngữ nào cũng đều mang ý nghĩa đối với thế hệ mai sau và “Vụng chèo khéo chống” cũng như thế. Chắc chắn rằng, đây không phải là một lời khen tốt đẹp dành cho bạn nhưng nếu chẳng may, bạn không được ở một mặt nào thì cũng cố gắng cải thiện nó lên mức hoàn hảo nhất. Trường hợp hết cách, chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến chuyện bồi dưỡng những thế mạnh thứ yếu còn lại. Chúc các bạn thành công.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun