Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 3042 Views

5/5 - (1 bình chọn)

“Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”
Xã hội này muôn hình vạn trạng, người thế này thế kia, mỗi người mỗi tính không biết đường nào mà suy đoán. Lẽ dĩ nhiên trên đời, người tốt cũng nhiều mà người xấu cũng không thiếu. Người thích ra vẻ ta đây ba hoa, người khiêm tốn giấu mình lặng lẽ. Như ông bà ta có câu “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Giải thích ý nghĩa “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”

Về mặt ngữ nghĩa, “xấu” và “tốt” là hai từ rất dễ hiểu, không cần phải giải thích tới lui nhiều. Cụm từ “dốt” và “nói chữ” cũng tương tự. Đại ý câu thành ngữ muốn nói, người xấu tính thường hay làm ra vẻ là mình tốt bụng giống như kẻ dốt nát không biết gì nhưng cứ mở miệng ra là dùng chữ nghĩa như mình uyên bác lắm. Trường hợp như câu thành ngữ trên hiện tại, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều, thường thấy trong cuộc sống.

Xem thêm các bài viết tham khảoKhẩu phật tâm xà

Khi nghe vế “xấu hay làm tốt”, nhiều người bị hiểu nhầm ý thành người tuy xấu xí (vẻ bề ngoài hoặc khiếm khuyết dễ dàng nhìn thấy bên ngoài) thường rất hay làm điều tốt để bù đắp quy luật của cuộc sống. Tuy nhiên, nghĩa của vế này như mình giải thích phía trên. Tức là người xấu (thường chỉ về tâm tính/bên trong) thường hay làm ra vẻ mình tốt đẹp.

xau-hay-lam-tot-dot-hay-noi-chu

Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ

Vế còn lại “dốt hay nói chữ” nghe qua dễ hiểu hơn, thường kẻ dốt nát không biết gì lại hay ba hoa, tỏ ra mình thông hiểu mọi chuyện. Từ xưa đến nay, người như thế không thiếu. Nhiều lúc vì sự nông cạn của mình nhưng cứ thích thể hiện quá lố, nhẹ thì khiến người khác chê cười, nặng thì rước thêm tai họa vào thân.

Minh họa thực tế từ cuộc sống

Người làm việc xấu, ảnh hưởng đến người khác, có khi sai rành rành nhưng cũng muốn sĩ diện hảo, thể hiện mình tốt đẹp lắm. Ở đời, kiểu người như thế nào rất đáng sợ, lời nói và hành động không nhất quán, thường là những kẻ tiểu nhân chuyên hại người.

Trong môi trường công sở hay môi trường học tập, tập thể xã hội,…chúng ta có thể dễ dàng gặp kẻ “xấu hay làm tốt” ở mọi hoàn cảnh không gian và thời gian. Ví như trong một lớp học, bạn thế nào cũng sẽ bắt gặp những thành phần xu nịnh giáo viên, lười làm bài tập, hay nói chuyện, hay ăn vặt nhưng lúc nào cũng che giấu rất khéo, hay đổ tội cho người khác.

Hay trong môi trường công sở, đồng nghiệp ham ăn biếng làm, giành công số một lại hay tọc mạch chia rẽ nội bộ luôn tỏ ra mình làm nhiều có rất dễ gặp. Nhất là kẻ thường hay nhởn nhơ chơi đùa trong giờ làm việc nhưng hễ có cấp trên đi qua là làm ra vẻ cực kỳ nhiệt tình, thật chỉ biết lắc đầu ngao ngán, điển hình của người “xấu hay làm tốt”.

Cái miệng hại cái thân

Tương tự, “dốt hay nói chữ” cũng là một thói xấu đáng bị phê phán và lên án từ bao đời nay. Như chúng ta đã biết ngay từ những thời kỳ xa xưa, kẻ “dốt đặc cán mai” nhưng cứ ba hoa mình hay chữ không thiếu. Từ những kẻ học được đôi ba chữ trong làng cho đến những tên quan tham, dùng tiền để mua chức tước áp bức dân chúng.
Người hay dốt cứ nghĩ ai cũng dốt như mình, tùy tiện bịa ra vài câu lại nghĩ người ta đều ngu ngốc không hiểu hết nên nhiều phen làm trò cười cho thiên hạ. Trường hợp bản thân là người bình thường, không danh phận thì không đến nỗi nhưng nếu là một vị quan, thiếu hiểu biết nên xử sai, nói sai thật khiến người ta cười chê không ngớt.

Xem thêm các bài viết tham khảoBiết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe

Kẻ “dốt hay nói chữ” hầu như luôn nhận cái kết đắng vì đã không biết mà còn muốn thể hiện, muốn tỏ ra mình hơn người. Mới đầu, họ có thể khiến người khác chê cười và khó chịu nhưng lâu dần, điều đó trở thành quen, thành hiển nhiên đối với những người đã quá quen thuộc chuyện đó.

Bài học từ người xưa

Ông bà ta cũng dạy “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Mình đã yếu kém mặt nào thì nên biết đường mà sửa chữa, trau dồi và rèn luyện thêm để trở nên thật hoàn mỹ. Chứ đừng nên ba hoa chích chòe, đã sai lại càng thêm sai, vừa hại mình vừa hại người.

xau-hay-lam-tot-dot-hay-noi-chu-2

Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ

Kẻ thức thời, ý thức được bản thân yếu kém ở đâu mà phấn đấu thì sớm muộn cũng đạt được thành quả như ý. Vì con người sinh ra không có ai hoàn hảo, người không giỏi mặt này sẽ còn mặt khác, con người có khiếm khuyết là bình thường.

Bên cạnh đó, người xấu tính nếu biết mình xấu, tìm đường sửa sẽ dần dần cải thiện mọi chuyện. Trong cuộc sống, bạn sẽ dần được thăng tiến, mọi người yêu quý hơn. Cho dù bản chất không tốt đẹp, có nhiều thói xấu và kiến thức hạn hẹp nhưng nếu mình biết sửa sai, biết phấn đấu cải thiện thì mọi chuyện sẽ dần phát triển theo chiều hướng tích cực. Cứ vững tin tiến về phía trước, người có công và có lòng sẽ đi đến đích cuối cùng nhanh thôi. Vật cản cũng chỉ là chút gia vị cho món ăn cuộc sống mà thôi.

Kết luận

Câu thành ngữ “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” cũng như bao câu răn dạy khác của ông bà ta, mang ý nghĩa tốt đẹp giúp con người hướng tới sự phát triển hoàn hảo. Hy vọng rằng, mỗi người đều có thể nhận ra sở trường và sở đoản của bản thân, từ đó hoàn thiện mình và phấn đấu thành con người hữu ích, có cuộc sống hạnh phúc như mong muốn.

Mọi sự cố gắng của bạn đều sẽ được đền đáp xứng đáng nếu nỗ lực và cố gắng. Con người kiên trì và bề chí ắt sẽ là một trong những yếu tốt dẫn đến thành công. Đừng vì những sĩ diện hảo bên ngoài mà biến bản thân trở nên trò cười, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại và tương lai. Chúc các bạn thành công!

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun