“Hai triệu năm” đoán trúng đề thi Văn 2019 vị trí top 1 trending YouTube

Huyền Trang Thủ thuật, Đề thi và Giải đề thi 2820 Views

5/5 - (2 bình chọn)

25/6/2019 là buổi thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia 2019, buổi sáng các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Sau khi các sĩ tử kết thúc buổi thi môn văn đề thi đã được hé lộ đầy bất ngờ với câu 2 xoay quanh tác phẩm  – “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.Đề Thi văn năm nay đã nhắc đến về dòng sông Hương trong tác phẩm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường – mở ra một vùng nước mênh mông, bao la, một cảnh trí y hệt bối cảnh của MV “Hai triệu năm” vừa được Đen Vâu phát hành cách đây gần 1 tuần. MV từng vươn đến vị trí top 2 trending YouTube .  Đen Vâu  đã “tiên đoán” xa gần đề văn trong MV “Hai triệu năm”. Và cái đoán trúng đề đó đã làm cho Hai Triệu năm nhảy phóc lên vị trí  top 1 trending YouTube.

Để mị nói cho mà nghe Hoàng Thùy Linh gợi ý không trúng phát nào, "tiếc hùi hụi" vì đã không nghe theo... Đen Vâu! nhường vị trí Top 1 trending YouTube cho Hai Triệu Năm

Để mị nói cho mà nghe Hoàng Thùy Linh gợi ý không trúng phát nào, “tiếc hùi hụi” vì đã không nghe theo… Đen Vâu! nhường vị trí Top 1 trending YouTube cho Hai Triệu Năm

Đông đảo thí sinh cả nước sau khi hoàn thành xong môn Văn đã tiếc hùi hụi với bữa tiệc văn học của Mị Hoàng Thùy Linh với các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Lão Hạc, Chí Phèo, Tắt đèn, và Vợ nhặt  trong  MV “Để Mị nói cho mà nghe”  gợi ý  trượt không trúng phát nào trong đề thi văn năm nay. Và “lời tiên tri” của Đen đã lên ngôi khi “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được gọi tên trong đề văn.

Bạn có thể xem

 Để Mị nói cho mà nghe- Bữa tiệc văn học với cái kết “happy ending”

Gõ Tiếng Việt chia sẻ với các bạn lời của Ca khúc ‘Hai Triệu Năm”

Anh cô đơn giữa tinh không này

Muôn con sóng cuốn xô vào đây

Em cô đơn giữa mênh mông người

Và ta cô đơn đã hai triệu năm

Rap:

Xung quanh anh toàn là nước

Cơ thể anh đang bị ướt

Mênh mông toàn là nước

Êm ái như chưa từng trước đây

Trăm ngàn con sóng xô

Anh lao vào trong biển cả vì em làm anh nóng khô

Anh ngâm mình trong làn nước để mặn mòi từ da dẻ

Ta cần tình yêu vì tình yêu làm cho ta trẻ

Anh cũng cần em nhưng không biết em sao

Anh không care lắm và anh quyết đem trao

Cho em hết nắng cho em hết đêm sao

Nhìn mặt anh đi, em nghĩ anh tiếc em sao?

Trăm ngàn con sóng từ mọi nơi mà đổ về

Và đây là cách mà anh đi tìm kiếm sự vỗ về

Em có quá nhiều bí mật, anh thì ko cần gặng hỏi

Em sâu như là đại dương, anh thì không hề lặn giỏi

Anh soi mình vào gương cho bõ công lau

Thấy mặt thấy người sao thấy rõ trong nhau

Ánh mắt nụ cười kia không rõ nông sâu

Ta rồi sẽ là ai, một câu hỏi nhỏ trong đầu

Ta chỉ là hòn đất hay chỉ là cỏ bông lau

(Như là mấy gã em mới bỏ không lâu)

Hay chỉ là đầu thuốc kia cháy đỏ không lâu

Yêu em kiểu nông dân, yêu em kiểu quê mùa

Yêu từ vụ đông xuân, đến hè thu thay mùa

Nhưng em thì trơn trượt như là con cá chuối

Muốn níu em trong tay, Khá Bảnh cũng khá đuối

Em giống hệt như biển cả em có nhiều bí mật

Anh làm rất nhiều thứ, để đồng tiền trong ví chật

Người ta không quý con ong, mà người ta chỉ quý mật

Em hỏi sao nhạc anh hay, anh gọi nó là bí thuật!

Hát:

Anh cô đơn giữa tinh không này

Muôn con sóng cuốn xô vào đây

Em cô đơn giữa mênh mông người

Và ta cô đơn đã hai triệu năm

Rap:

Nước đã hình thành trong hàng triệu năm

Cát đã hình thành trong hàng triệu năm

Biển cả hình thành trong hàng triệu năm

Sao em làm anh buồn sau hàng triệu năm

Gặp em từ thể đơn bào, rồi tiến hoá

Xa em từ khi thềm lục địa đầy biến hoá

Muốn được ôm em qua kỷ Ju-ra

Hoá thạch cùng nhau trên những phiến đá

Rồi loài người tìm thấy lửa, anh lại tìm thấy em

Anh tưởng rằng mọi thứ sẽ được bùng cháy lên

Muốn được cùng em, trồng rau bên hồ cá

Nhưng tim em lúc đó, là thời kì đồ đá

Anh đã tin vào em như tin vào thuyết nhật tâm

Như Ga-li-lê người ta nói anh thật hâm

Có lẽ Đác-win biết biển cả sẽ khô hơn

Nhưng anh tin ông ta không biết chúng ta đang tiến hoá để cô đơn

Đề thi môn văn THPT quốc gia 2019

Bài thi: NGỮ VĂN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.  ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II.  LÀM VĂN(7.0 điểm)

 Câu 1(2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong những dòng sông đẹp ở các nư­ớc mà tôi thư­ờng nghe nói đến, hình như­ chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trư­ớc khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản tr­ường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như­ cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trư­ờng Sơn, sông Hư­ơng đã sống một nửa cuộc đời của mình như­ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Như­ng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải đ­ược về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ng­ười con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hư­ơng nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành ng­ười mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông H­ương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vư­ợt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như­ không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá d­ưới chân núi Kim Phụng.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Gợi ý hướng dẫn  làm đề Ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2019

(tham khảo của Hệ thống hocmai)

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Nội dung của các dòng thơ:

– Khắc họa cuộc sống cơ cực, tăm tối của kiếp người.

– Sự gắn bó, khát vọng chinh phục biển khơi dẫu có khó khăn, nghiệt ngã.

Câu 3:

Hiệu quả của phép điệp:

– Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương.

– Tạo nhịp điệu thơ nhanh, thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh.

– Bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ giữa biển cả và con người.

Câu 4:

Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, cần lý giải thuyết phục, hợp lý.

Phần II: Làm văn

Câu 1: 

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

3. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

– Giải thích: Ý chí là khả năng vượt khó, sức mạnh của sự nỗ lực ở con người.

– Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống:

+ Ý chí thôi thúc hành động, giúp con người vượt lên chính mình.

+ Ý chí tạo niềm tin, động lực mạnh mẽ cho con người trong hành trình chinh phục khát vọng.

+ Ý chí tạo nên thành công cho con người trong cuộc sống.

4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

3. Nội dung

* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và vị trí đoạn trích.

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích.

– Sông Hương mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa trữ tình:

+ Sông Hương là “bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt”.

+  Nét “dịu dàng và say đắm” được toát lên giữa màu đỏ của những bông hoa đỗ quyên rừng. Câu văn dài, chia làm nhiều vế, kết hợp với những động từ, tính từ nhằm nhấn mạnh hai vẻ đẹp đối lập của dòng sông.

– Sông Hương còn mang vẻ đẹp “phóng khoáng, man dại” và giàu chất trí tuệ:

+ Vẻ đẹp hoang sơ lại hết sức tình tứ được khắc họa bằng hình ảnh so sánh “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” kết hợp biện pháp tu từ nhân hóa qua từ “hun đúc”.

+ Vẻ đẹp giàu chất trí tuệ thể hiện qua hình ảnh so sánh “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tác giả không chỉ nhìn sông Hương trong thủy trình mà còn nhìn nhận và phát hiện ra bản chất của dòng sông. Sông Hương hiện lên vừa là một thực thể tự nhiên, vừa như một con người với vẻ đẹp phong phú và tâm hồn “sâu thẳm”.

Đoạn văn cho thấy cái nhìn sâu sắc, toàn diện và hết sức mới mẻ của tác giả. Từ đó, người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương và trân quý cái đẹp của nhà văn.

4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

 

Gõ Tiếng Việt hi vọng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích cho các bạn qua bài viết trên.Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi những thông tin trong bài viết. Bạn hãy vote ngay 5 sao ở cuối bài viết và cũng đừng quên cập nhật thường xuyên những bài viết mới nhất tại https://gotiengviet.com.vn/ nhé.

Bạn có thể muốn Xem :

Lời bài hát ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG Top 2 Trending Youtube Việt

Em thích hoa hồng và mùa đông, được anh ôm phía sau lưng

10 Bài hát Tik Tok gây đốn tim giới trẻ 2019

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun