Muốn viết văn cho hay, nhà văn phải kiên nhẫn, có nghị lực, biết tập trung tư tưởng để hoạch định và suy nghĩ về công việc sáng tác.
Tiến trình viết văn gồm 5 giai đoạn: chuẩn bị viết, viết bản thảo, sửa bản thảo, đọc lại bản thảo lần cuối, và liệt kê tài liệu tham khảo.
Một số thủ thuật cần thiết cho một bài viết
1. Chọn đề tài
Tìm một đề tài hay là một trong những phần khó nhất đối với người học viết tiếng Việt. Nếu người viết may mắn có một đề tài hay hôm nay, còn mai ngày kia thì sao? Nếu như giáo viên yêu cầu họ mỗi ngày phải viết một bài? Vậy họ có mấy đề tài hay đã chuẩn bị? Một thử thuật khá hiệu quả cho người học viết tìm đề tài là “sơ đồ đề tài chữ T” (topic T-chart). Mục đích của sơ đồ này là các ý tưởng cùng chia vào 2 danh sách dựa trên sự đối lập. Đây là một số gợi ý giúp người học tìm ra đề tài thú vị để viết.
Xem thêm: 3 Phương pháp luyện Viết văn tiếng Việt hiệu quả
Bài viết hay đến từ cảm xúc mạnh. Cảm xúc mạnh đến từ những gì bạn thích hay ghét: |
|
THÍCH (LIKE) |
GHÉT (HATE) |
– Những điều bạn thật sự thích: | – Những gì bạn thật sự không chụi đựng nổi |
VD: Bạn thích gì? (âm nhạc, màu sắc, thức ăn, món ăn, phim ảnh) | VD: ghét nhiều thứ (làm việc nhà, bài tập về nhà, học các môn “nuốt không nổi”) |
Bài viết hay có từ kinh nghiệm sống. Và kinh nghiệm sống mà chúng ta được biết nhiều nhất là những điều bình thường và bất thường trong cuộc sống. |
|
BÌNH THƯỜNG (TYPICAL) – Những quy định, thói quen hàng ngày, sở thích, ham muốn, tham vọng. VD: Bạn thích làm gì khi rảnh, sở thích/ thói quen, công việc thường ngày của bạn… |
BẤT THƯỜNG (UNUSUAL) – Những thăng trầm trong cuộc sống (tai nạn, hay việc gì đó xảy ra chỉ một hay hai lần trong đời – đi du lịch, viếng thăm ai) VD: Trò chuyện với người nổi tiếng, chuyến đi nhiều điều thú vị, thăm quê… |
– Những gì bạn thích thú vui vẻ, tình nguyện, háo hức muốn thực hiện
– Những gì bạn miễn cưỡng hay bị bắt buộc phải làm – thích thú (fun) / bắt buộc (have to) – Những điều bạn hối tiếc, ân hận, – Những điều bạn thấy tự hào, sung sướng, hạnh phúc – Hối tiếc (regret)/ tự hào (proud of) |
2. Triển khai ý tưởng hay
Người viết phải liệt kê hàng loạt ý liên quan đến đề tài, và sắp xếp liên kết các ý lại với nhau trong từng đoạn. Để khai thác tốt một đề tài, người viết phải có ý tưởng phong phú và cách triển khai chúng. Trả lời các câu hỏi sau đây sẽ giúp người viết khám phá nội dung đề tài để tìm ý tưởng.
(i). Bạn có cảm nhận điều gì về đề tài bạn sắp viết không?
Cảm nhận đề tài thể hiện qua cách viết của bạn: (a) Bài viết cho thấy những cố gắng, năng lực của bạn; (b) lập luận sắc bén, logic; (c) Bài viết có chiều sâu, cảm xúc (vui, buồn, phê phán, chỉ trích).
(ii). Bạn có nhiều kiến thúc nền về đề tài không?
Viết là hoạt động 2 trong 1, hoạt động đầu liên quan đến ý tưởng bạn chuẩn bị, hoạt động thứ hai liên quan đến ý tưởng bạn sắp viết để truyền tải đến người đọc (thú vị hay khó hiểu). Kiến thúc nền giúp bạn dễ dàng tìm ra bao nhiêu ý cần phải viết cho đề tài này.
(iii). Những chi tiết nào là quan trọng?
Chi tiết là linh hồn trong một bài viết. Chi tiết giúp phân biệt văn của bạn hay văn của người khác. Không có chi tiết hay bài văn sẽ tẻ nhạt, chán ngán.
(iv). Người đọc hy vọng, quan tâm gì từ bài viết của bạn?
Trước khi trả lời câu hỏi này bạn phải biết bạn viết cho ai? Trong lớp học, độc giả là các học viên và giáo viên, bên ngoài đối tượng học giả rộng hơn. Bạn luôn phải biết đối tượng độc giả của mình là ai và tại sao họ quan tâm đến bài viết của bạn.
(iv). Ảnh hưởng bài viết đến độc giả?
Xem thêm: Cẩm nang tập luyện phát âm tiếng Việt
Độc giả tìm thấy gì từ bài viết, tư tưởng, tình cảm, một kinh nghiệm, bài học cần thiết cho mình?
Ngoài ra còn có 5 yếu tố liên quan đến việc xây dựng những ý tưởng hay: cảm xúc (feelings), chi tiết (details), kiến thức (knowledge), sự quan tâm (interest) và việc đánh giá (value).
(i) Vậy cảm xúc – cảm xúc đó là gì? Người viết muốn truyền đạt những gì đến người đọc? Có chi tiết quan trọng nào mà người viết muốn nhấn mạnh để người đọc hiểu đúng cảm xúc của người viết không? (ii) Kiến thúc – Điều gì người viết muốn thể hiện trong bài viết? Phần nào là phần quan trọng mà người viết muốn thể hiện?
(iii) Chi tiết – Chi tiết nào là quan trọng trong đề tài viết? Tại sao chúng quan trọng? Làm thế nào để những chi tiết này giúp người đọc hiểu được nội dung tin nhắn hay thông điệp đó?
(iv) Sự quan tâm – Ai là đối tượng người người viết nhắm đến? Tại sao họ quan tâm đến chủ đề của bạn? Độc giả cần hiểu gì và thích gì ở đề tài này?
(v) Cuối cùng là việc đánh giá? Độc giả sẽ có thông tin phản hồi từ bài viết như thế nào? Bài viết có ảnh hưởng gì đến độc giả?…
Dựa trên 5 yếu tố trên, người viết suy nghĩ tìm ra ý tưởng tương thích giải quyết cho từng vấn đề đặt ra, phân bổ các ý hợp lý cho từng đoạn văn bản. Cách này giúp người viết xây dựng bố cục văn bản chặc chẽ mạch lạc.
3. Thủ thuật miêu tả
Trong hoạt động viết mô tả sự kiện hiệu quả hơn chỉ phát biểu một câu ngắn gọn.
Ví dụ viết về thời tiết, bạn có thể viết “Hôm nay thời tiết thật tệ/ rất xấu” nhưng để lời văn hay hơn nếu bạn dùng phép liên tưởng “Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, hôm nay mưa suốt ngày. Ngoài đường xe cô thưa thớt, hàng quán ế ẩm, nhiều người lười ra đường. Gió lạnh như cắt vào da thịt”. Miêu tả giúp người đọc dễ hình dung ra cảnh vật, bài viết sẽ sinh động, phong phú hấp dẫn hơn, đa phong cách diễn đạt cùng với một sự kiện. Đó là một trong những thủ thuật hay mà người viết nên áp dụng.
Ví dụ: Giáo viên cho từ gợi ý về một phong cảnh nào đó, hay dùng một bức tranh làm giáo cụ, học viên dung trí tưởng tượng của mình miêu tả phong cảnh ấy. Dĩ nhiên sẽ có những cảm nhận khác nhau từ mỗi học viên.
– Từ gợi ý: mặt nước phẳng lặng và trong vắt/ sương mù bay quanh/ cá bơi/ mặt trời sắp nhô lên/ cá nhảy/ thuyền chúng tôi/ đàn vịt/ trời lạnh.
– Bài viết miêu tả:
“Mặt nước hồ phẳng lặng và trong vắt như gương, chúng tôi có thể nhìn rõ đàn cá
đang bơi. Làn sương mỏng bay quanh khi thuyền chúng tôi lướt chậm rãi theo dòng nước. Chốc chốc có vài con cá nhảy lên khỏi mặt nước. Phía hốc đá xa xa, đàn vịt bơi thành hình chữ V trên mặt nước hồ êm ả. Bây giờ thì trời hơi lạnh nhưng mặt trời sắp
mọc, tôi nghĩ vài phút nữa không khí sẽ ấm lên”
4. Liên kết chuỗi các sự kiện
Người viết phải biết kết nối các sự kiện riêng rẻ thành chuỗi: kể chuyện, phim, hay
tường thuật những gì tác giả nhìn thấy. Việc vận dụng các cấu trúc câu đã học, từ- ngữ liên kết rất được chú trọng trong một đoạn văn bản. Một đoạn văn bản thường có 3 yếu tố:
– Từ (ngữ) chuyển ý (transitions): dùng nối những sự kiện hay các đoạn văn bản với nhau. Liên kết từ dùng xâu kết chi tiết các sự kiện, giải thích mở rộng ý chính, giúp mạch văn của bạn mềm mại trôi chảy uyển chuyển hơn.
– Hành động (actions) là những sự kiện thực tế đã xảy ra, được liệt kê theo thứ tự. – Chi tiết (details) là thông tin bổ sung thêm vào từng hành động.
– Từ chuyển ý, hành động và chi tiết rất hữu ích khi viết văn bản khoa học, tường
thuật hay báo cáo.
5. Cách viết mở đề
Có nhiều cách viết để bắt đầu cho một mở đề hay. Tùy theo tính chất của văn bản,
người viết dung cách mở đề hồi chỉ hay khứ chỉ thích hợp cho mỗi đề tài đó. Mở đề
hay lôi cuốn sự tò mò thích thú của độc giả. Sau đây là vài kiểu mở đề phổ biến:
1. Mở đề với cách mô tả (phong cảnh, hiện tượng,…)
2. Mở đề với một âm thanh (cười, khóc, hú, gầm, rú, thét,…) 3. Mở đề với sự kiện quá khứ (hồi tưởng, sự kiện, lịch sử,…)
4. Mở đề với từ, câu cảm thán (lời khen, chê, sự ngạc nhiên, ca thán,…)
5. Mở đề với một suy nghĩ 6. Mở đề với lời phàn nàn
7. Mở đề với sự ngạc nhiên
8. Mở đề với một câu hỏi hay nhiều câu hỏi
9. Mở đề với cách diễn tả cảm xúc mạnh 10. Mở đề với một đoạn hội thoại thú vị
11. Mở đề với một giai thoại, câu nói của một nhân vật nổi tiếng
6. Cách viết kết đề
Kết cấu một văn bản thường có 3 phần: mở đề, than đề và kết đề. Sau đây là những cách thông dụng thường áp dụng viết kết đề:
1. Kết đề với lời khuyên
2. Kết đề với tình cảm mạnh
3. Kết đề với những điều bạn muốn người đọc nhớ
4. Kết đề với những điều bạn muốn người đọc làm
5. Kết đề với những suy nghĩ về tương lai
6. Kết đề với những bài học kinh nghiệm bản thân
7. Kết đề với những lời giới thiệu, đề cập, gợi ý, tiến cử
8. Kết đề với ý chính và hàm ý
9. Kết đề với những ảnh hưởng đến tác giả hay người khác
10. Kết đề với một câu hỏi
11. Kết đề với những hy vọng, mong muốn, ước mơ, lời hứa
12. Kết đề với sự bày tỏ lòng tôn kính, nghi thức
13. Kết đề với sự kết nối tiếp theo (hồi, chương trong tiểu thuyết)
Bài viết bạn quan tâm:
- Bộ gõ tiếng Việt Unikey cho Linux, Win XP, Win 7, Win 8, Win 10
- Khắc phục lỗi gõ tiếng Việt trong Word, Excel 2007, 2010, 2013
- 3 Cách khắc phục lỗi không gõ được tiếng Việt trong Windows 10 với Unikey
- Sửa lỗi gõ tiếng Việt trên trình duyệt Cốc Cốc, Cờ Rôm, Google Chrome, FireFox nền Windows: Win XP, Win7, Win8, Win10
- 3 Cách khắc phục lỗi tiếng Việt trong PowerPoint
- Sửa lỗi gõ tiếng Việt trong MS Excel
- 12 Lỗi gõ tiếng Việt trong Word nguyên nhân và cách khắc phục
- 21 Lỗi tiếng Việt khi sử dụng Unikey
- Lỗi không gõ được tiếng Việt trong Win10
- 3 Cách khắc phục lỗi không gõ được tiếng Việt trong Win 10