Bằng JLPT không có kỳ hạn nên luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn muốn chinh phục tiếng Nhật và làm việc trong các công ty Nhật Bản. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) được viết tắt là JLPT (gốc tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test”) được coi là kỳ thi uy tín và phổ biến rộng rãi nhất tại hơn 50 quốc gia trên thế giới nhằm đánh giá trình độ năng lực Nhật ngữ bằng 5 cấp độ N1, N2, N3, N4, N5 với 3 nhóm môn thi trong đó có phần thi đọc hiểu. Những kinh nghiệm làm bài đọc hiểu để đạt điểm tối đa trong kỳ thi JLPT – Năng lực tiếng Nhật dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm: Cơ sở nền tảng giúp bạn giỏi tiếng Nhật: Từ vựng – Ngữ Pháp – Chữ Hán
Nội dung thi JLPT – Năng lực tiếng Nhật
Dưới dạng trắc nghiệm 4 đáp án, bao gồm:
- 文字 (もじ): Chữ cái (kanji, Hiragana, Katakana)
- 語彙 (ごい): Từ vựng
- 文法 (ぶんぽう) Ngữ pháp
- 読解 (どっかい) Đọc hiểu
- 聴解 (ちょうかい) Nghe hiểu
Trong đó thì 文字・語彙・文法 (Chữ cái, từ vựng, ngữ pháp) được gọi chung là Kiến thức Ngôn Ngữ (言語知識 げんごちしき).
Với N3 – N5 thì JLPT gồm 3 bài thi:
- 言語知識(文字・語彙) (Tức bài thi Chữ Cái + Từ Vựng)
- 言語知識(文法) 読解 (Tức bài thi Ngữ Pháp + Đọc)
- 聴解 (Tức bài thi Nghe)
Với N1 – N2 thì JLPT gồm 2 bài thi
- 言語知識(文字・語彙・文法) 読解 (Tức Chữ Cái, Từ Vựng, Ngữ Pháp, Đọc được gộp hết lại thành 1 bài)
- 聴解 (Tức bài thi Nghe)
Kinh nghiệm làm bài đọc hiểu đạt điểm tối đa trong kỳ thi JLPT:
- Chú ý phần gợi ý ở phía trước hoặc sau nội dung câu hỏi được gạch dưới.
- Xem kỹ nội dung câu hỏi xuất hiện dưới dạng nghi vấn, phủ định. VD: “Chẳng phải là… hay sao?”
- Chú ý từ nối mang nghĩa trái ngược khẳng định đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng. (VD: đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính của đáp án)
- Chú ý thông tin mấu chốt như tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn trước khi đọc để hiểu chủ đề của đoạn văn
- Hiểu mục đích của đọc hiểu là nắm chính xác ý, quan điểm, ý kiến của tác giả. Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.
- Chú ý đoạn văn có dạng định nghĩa, các định nghĩa ngôn từ, cách định nghĩa theo từ điển hay theo ý tác giả.
- Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó vì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước.
Xem thêm: Vượt qua trình độ N4 tiếng Nhật trong vòng một nốt nhạc
- Chú ý từ khóa được lặp lại nhiều lần. Đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả. Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn chứa từ khóa.
- Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án.
- Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau. Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước. Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.
- Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B
Xem thêm:
Người ra đề luôn trình bày, giải thích nội dung bài thi đọc hiểu dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì tác giả muốn trình bày. Vì vậy, với những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho bạn để tránh sai sót và nhầm lẫn khi làm bài đọc hiểu trong kỳ thi JLPT – Năng lực tiếng Nhật. Chúc bạn đạt điểm tốt đa trong kỳ thi này nhé!