Xôi hỏng bỏng không

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 5265 Views

5/5 - (3 bình chọn)

“Xôi hỏng bỏng không”

Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp rất nhiều lúc mọi chuyện không như mong muốn, không theo ý mình mặc dù đôi khi đã được tính toán kỹ lưỡng. Chúng tôi sẽ có hai trường hợp thường xảy ra nhất: một là việc không thành công nhưng cũng vớt vát được chút lợi ích; hai là không được việc gì, mất hết tất cả. Như trường hợp thứ hai, người xưa hay dùng một câu thành ngữ để miêu tả là “Xôi hỏng bỏng không”.

 

Giải thích “Xôi hỏng bỏng không”

 

Như đã giới thiệu ở trên, câu thành ngữ “Xôi hỏng bỏng không” thường được dùng để chỉ một việc gì đó không mang lại kết quả như mình mong đợi, thất bại thảm hại. Câu thành ngữ này khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, thường được nhiều người sử dụng nên hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên, mọi câu thành ngữ tượng hình đều mang vật cụ thể ra so sánh rồi đúc kết nghĩa bóng. Vậy nghĩa đen của câu này là như thế nào? Tại sao lại dùng “xôi” và “bỏng” để so sánh?

 

xoi-hong-bong-khong

“Xôi hỏng bỏng không”

 

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng giải nghĩa xem “xôi” và “bỏng” là gì. Có thể phần lớn mọi người ở đây đều biết, đây là hai món ăn được tính là truyền thống quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. “Xôi” được nấu từ gạo nếp, hạt xôi thơm dẻo ngon miệng; còn “bỏng” là thứ bánh làm bằng gạo rang trộn chung với mật. Mặc dù dùng hai phương pháp chế biến khác nhau nhưng từ xôi người ta có thể làm ra bỏng được. Tuy nhiên nếu như trong quá trình làm, bạn làm xôi bị hư thì chắc chắn không thể nào ra bỏng, thành ra mất cả xôi lẫn bỏng.

 

Như vậy, làm xôi không xong (thứ có sẵn) mà bỏng cũng lại không có (hư hao). Từ đó, người xưa mới dùng câu thành ngữ “Xôi hỏng bỏng không” để nói về việc đầu tư bỏ công sức để đạt được thành quá nhưng lại mất hết công sức và vốn liếng.

 

Theo một cách giải thích khác

 

Ngoài cách giải thích như trên, dân gian cũng lưu truyền để một câu chuyện để làm rõ nghĩa cho câu thành ngữ “Xôi hỏng bỏng không” này. Chuyện kể là ngày xưa mỗi lần đến các dịp lễ lớn tại chùa, chùa sẽ phát cho mỗi hành giả một phần xôi hoặc một phần bỏng. Hai gian xôi và bỏng thì được đặt ở hai vị trí khác nhau. Một hành giả nọ đến chỗ phát xôi thì xôi hết, sau chen chúc qua chỗ bỏng cũng chẳng còn. Thành ra, công xếp hàng cả buổi nhưng cuối cùng lại chẳng nhận được gì.

 

Xem thêm bài viết tham khảo “Mất cả chì lẫn chài

 

Tuy nhiên dù là cách giải thích nào đi chăng nữa, câu thành ngữ này cũng đều nói về chuyện bỏ công nhưng không thành, tốn công làm mọi chuyện nhưng cuối cùng vẫn thu về tay trắng. Thông thường, người ta mất cái này còn vớt vát được cái kia, hoặc trong cái xui rủi tìm lại được chút may mắn. Nhưng với câu thành ngữ “Xôi hỏng bỏng không”, bạn coi như mất trắng.

 

Dân gian cũng có một câu để bày tỏ ý tương tự là “mất cả chì lẫn chài”. Đôi khi, sự mất mát trắng tay hoàn toàn không phải do tự nhiên, do thiếu may mắn mà cũng có lúc xuất phát từ yếu tố con người, mà điển hình thường là “tính già hóa non” hoặc kiểu “lòng tham vô đáy”.

 

Những câu chuyện thực tế

 

Trong một số trường hợp, “Xôi hỏng bỏng không” xuất phát từ lý do cá nhân, vì người tính không bằng trời tính. Như đã nhắc đến ở trên, tính tham lam, ích kỷ của con người cũng như những tính xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những điều mà mình gặp phải.

xoi-hong-bong-khong-2

“Xôi hỏng bỏng không”

 

Nhà nọ có anh chàng tính hay khôn vặt và tham lam, anh làm chuyện gì cũng tính toán đường lợi nhất cho mình mà bất chấp thủ đoạn. Ngày kia, làng tổ chức cuộc thi chọi trâu, chọn ra 2 con trâu đẹp và mạnh khoẻ nhất để tranh giải nhất đạt phần thưởng lớn. Anh rất mom mem phần thưởng này, tìm mọi cách để thắng mà bất chấp thủ đoạn.

 

Một bên, anh bồi bổ cho con trâu của mình hết sức béo tốt, ép ăn, châm thuốc dinh dưỡng. Bên còn lại, anh đi cửa sau đút lót cho các ban giám khảo bên hội làng. Nhưng cuối cùng, người tính không bằng trời tính, con trâu béo quá chạy không nổi, nửa chừng bị đối thủ húc vào bụng xém mất mạng. Đúng là mất công, mất sức chẳng được gì, lại hoá ra “Xôi hỏng bỏng không”.

 

Đừng mất niềm tin vào cuộc sống

 

Chắc chắn rằng, ai trong chúng ta cũng sẽ đôi lần gặp những trường hợp xui rủi, không may như vậy. Có người bình thản đối mặt, có người kích động phản ứng, có người chỉ biết bày tỏ thái độ rầu rĩ khôn nguôi,…Nhưng dù là cách đối mặt nào thì cũng không thể thay đổi được sự thật đã xảy ra nên chấp nhận vẫn luôn là điều hiển nhiên định trước.

 

Xem thêm bài viết tham khảo “Đi đêm có ngày gặp ma

 

Cuộc sống thăng trầm mỗi lúc mỗi khác, bạn có lúc sẽ gặp những chuyện không như ý mình muốn. Tuy nhiên, việc quá bi quan khi đối mặt với vấn đề càng làm mọi chuyện trở nên bế tắc hơn. Hãy nghĩ rằng, chuyện xui rủi qua thì may mắn mới lại đến và không riêng gì một mình bạn gặp những vấn đề khó như thế. Vững tin và lạc quan mới là một trong những chìa khóa thành công dành cho bạn!

 

Kết luận

 

“Xôi hỏng bỏng không” là một câu thành ngữ quen thuộc, thường được sử dụng và minh họa thực tế trong đời sống. Mong rằng ai trong chúng ta, mỗi người sẽ ít gặp những trường hợp không vui như vậy và có cái nhìn thoáng hơn về những rủi ro trong cuộc sống. Tôi tin chắc rằng, mình chỉ việc sống tốt, trời xanh tự khắc an bài.

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun