Ăn đầu sóng, nói đầu gió

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 9344 Views

4.3/5 - (6 bình chọn)

Những người ăn không nói có, lời nói trước sau bất nhất thường không lấy được sự tin tưởng từ phía mọi người. Sống ở đời, chuyện gì cũng nên rõ ràng và bày ra sáng tỏ. Đừng quen thói gian dối, lọc lừa như kiểu “Ăn đầu sóng, nói đầu gió” thì mãi cũng không khá lên nổi.

Ngày nay, những người “Ăn đầu sóng, nói đầu gió” trong xã hội không thiếu nên câu nói của ông bà ta mới được lưu truyền và nhắc nhở mọi người thoát khỏi tính xấu đấy.

“Ăn đầu sóng, nói đầu gió”

Đây là một câu tục ngữ cũng đã trở nên khá quen thuộc với mọi người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. “Ăn đầu sóng, nói đầu gió” hiểu theo nghĩa đen là lúc ăn ở đầu sóng nhưng khi kể lại thì ra nói thành ra đầu gió. Nghĩa là trước sau không thống nhất và có ẩn tình ở đây. Câu tục ngữ này chính là dành cho những kẻ “Mồm năm miệng mười”, nói nhiều điều luyên thuyên mà lại toàn là chuyện gian dối. Hôm nay, họ gặp bạn nói như thế này rồi ngày mai lại nói khác với những người khác.

Ăn đầu sóng, nói đầu gió

Ăn đầu sóng, nói đầu gió

Họ có cách biến sự thật thành ra giả dối và biến giả thành thật. Câu chuyện được họ truyền đi với những chi tiết thêm thắt sai lệch và gây ra những hậu quả khôn lường. Trong cuộc sống, chúng ta rất thường hay gặp phải kiểu người này, nhất là những “bà tám” công sở hay những “bà hàng xóm” ở vùng quê. Họ lấy việc nhà người khác ra bàn tán, thêm bớt để làm thú vui tiêu khiển nhằm giải tỏ sự tò mò của bản thân mà không biết rằng việc mình làm mang tội rất nặng.

Bởi lẽ, người tạo nghiệp sẽ phải hứng chịu cái nghiệp mà mình gây ra. Không chỉ bạn mà cả thế hệ con cháu của bạn cũng phải hứng chịu lấy điều đó nếu nó quá nặng. Một người làm mà cả thế hệ phải chịu thì thật rất không đáng.

Lời nói có tính sát thương cao

Thật ra, chúng ta đều biết sự lợi hại của những lời nói tưởng như vô tình. Lời nói miệt thị, chê bai, bịa đặt, chia rẽ có thể làm tan nát cả một gia đình hoặc giết chết mạng người. Bởi vậy, lời nói là thứ nên được cẩn trọng nhất khi phát ra. Vậy nên, ông bà ta mới dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Lời nói ra chỉ để sướng miệng mình nhưng lại gây bao đau khổ cho người khác, khẩu nghiệp là một cái nghiệp rất nặng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Kim vàng ai nỡ uốn câu/Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

Nhiều năm trước, xóm của tôi có một chị gái có thai khi chưa có chồng. Lúc đó, người ta còn rất phong kiến và cổ hủ nên chuyện này được xem như là một chuyện lớn. Gia đình chị thì mất mặt còn hàng xóm liên tục bàn ra tán vào, điều đó tạo nên một áp lực khủng khiếp đổ xuống chị và gia đình. Không những vậy, những kẻ “Ăn đầu sóng, nói đầu gió” còn thêm phần đơm đặt chị là gái làng chơi, giao du với quá nhiều người nên không biết giờ đứa bé là con ai,…

Những câu chuyện tương tự được lan truyền và ngày càng trở nên “đặc sắc”. Trong một phút dại dột, chị đã cùng đứa con chưa ra đời tự tử, kết thúc cuộc sống đầy đau thương này. Lúc ấy, không khí ảm đạm bao trùm cả xóm nhỏ. Dường như, ai cũng cảm thấy chột dạ vì những lời nói vô tội vạ của mình nhưng liệu những kẻ buông lời chia rẽ có thấy hối hận không?

Người xấu tính chỉ khiến người khác xa lánh

Bạn đã bao giờ gặp một người có tính “Ăn đầu sóng, nói đầu gió” hay chưa? Tôi đoán rằng, câu trả lời cho đa số chúng ta là đã từng. Bởi vì, những người như thế tồn tại rất nhiều và họ có mặt ở khắp mọi nơi. Chúng ta gặp họ, tiếp xúc với họ và cảm thấy vô cùng chán ghét. Có thể, họ đã gây cho bạn nhiều phiền toái hoặc có thể chưa. Nhưng chung quy, chẳng ai thích những con người ấy.

Ăn đầu sóng, nói đầu gió

Ăn đầu sóng, nói đầu gió

Bởi cuộc sống của họ tràn ngập sự dối gian, ghen ghét, tị nạnh,…Họ rảnh rỗi đến mức tham gia vào mọi câu chuyện của người khác và thêm thắt gia vị để câu chuyện của người thêm đặc sắc hơn. Có lẽ, họ chưa biết run sợ khi chưa gặp quả báu. Nhưng cuộc đời này, khó có ai tránh được luật nhân quả, chuyện mình làm thì chắc chắn phải trả giá.

Tôi luôn tin rằng, cuộc đời này có vay thì có trả nên người sống trên đời đừng quá làm theo ý mình. Nếu bạn trở nên một người “Ăn đầu sóng, nói đầu gió”, nói chuyện một cách vô tội vạ mà không lường trước hậu quả thì trước sau cũng bị nhận lấy kết cục không tốt.

Sống còn để đức lại cho thế hệ sau

Nếu chúng ta không đủ sức giúp đỡ ai thì hãy nên sống một cuộc sống yên phận, không đụng chạm tới người. Lời đã nói ra thì rất khó lấy lại nên hãy suy nghĩ thật cẩn thận. Trong một lúc vô tình, bạn buông ra những lời nói tùy hứng nhưng người nghe lại vì điều đó mà bị đả kích. Tất nhiên rằng, chúng ta cũng không tàn độc đến nỗi muốn hại gia đình tan nát hay giết chết mạng người. Thế nhưng, sự thiếu suy nghĩ của bạn đã thật sự gây ra những điều đó.

Xem thêm bài viết tham khảo “Gieo gió gặt bão”

Rồi chẳng may nếu có chuyện xảy ra, cả cuộc đời bạn sẽ chẳng có giây phút nào yên bình nữa. Hoặc là sự hối hận tràn đầy hoặc sự bình thản như chưa từng có chuyện xảy ra. Nếu bạn còn cảm thấy hối hận, bạn có thể còn sửa chữa được tính tình của mình nhưng nếu bạn không cảm thấy gì thì chẳng còn gì để nói nữa.

Nói chung, chúng ta đều đã trưởng thành và phải tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Việc bạn làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều tương lai về sau của bạn. Vì vậy, hãy sống sao cho sau này không phải hối hận và không thể sửa đổi sai lầm.

Lời kết

Qua câu tục ngữ “Ăn đầu sóng, nói đầu gió”, ông bà ta muốn nhắc nhở thế hệ sau này nên cẩn trận trong lời nói và những cách cư xử của mình. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, vì vậy hãy sống thật tốt và thật đáng sống. Chúc các bạn thành công!

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun