Hy sinh đời bố, củng cố đời con

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 6972 Views

5/5 - (2 bình chọn)

“Hy sinh đời bố, củng cố đời con”

Một câu tục ngữ thường xuất hiện trông dân gian với hoàn cảnh trêu đùa vui vẻ nhưng ý nghĩa đằng sau nó cũng khiến người khác suy ngẫm. Trên đời này, bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn con mình có thể có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc. Thế nên đôi khi, họ dành hết phần cay đắng, cố gắng và hy sinh thật nhiều chỉ để mong cuộc sống con cái sau này có phần tươi sáng hơn.

“Hy sinh đời bố, củng cố đời con”

Sự hy sinh của cha mẹ lúc nào cũng là vô bờ bến. Từ khi con mới lọt lòng, họ đã luôn trăn trở và tìm cách để con của mình có thể phát triển và sống một cuộc sống hạnh phúc như bao người. Họ đầu tư từ việc ăn uống, quần áo, học tập, nghỉ ngơi, vui chơi,…Cha mẹ ở quê cày bừa vất vả bao nhiêu cũng không quản ngại, miễn là con cái học giỏi và nên người.

Hy sinh đời bố, củng cố đời con

Hy sinh đời bố, củng cố đời con

Có lẽ rằng, chúng ta phải trở thành những ông bố hay bà mẹ mới thấu hiểu được sự vất vả ngày đêm ấy. Những con chữ dù không vô tri vô giác nhưng vẫn chưa thể khiến người đọc hình dung hết nỗi vất vả của cha mẹ. Chính vì quan niệm “Hy sinh đời bố, củng cố đời con” mà đấng sinh thành mang gánh nặng chồng chất trên vai để đổi lấy cho con trẻ những ngày tươi sáng.

Ba mẹ mong muốn cho con được mọi thứ tốt đẹp ở trên đời. Đặc biệt là được học hành đến nơi đến chốn và một công việc ổn định. Và với quan niệm của người Á Đông, người bố, người mẹ có thể sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình miễn sao nó đem lại điều tốt nhất cho con cái.

“Đời mình đã không được thì thôi cố hy sinh cho đời con”

Đó là câu nói tôi không thể nào quên khi vô tình nghe cha tâm sự với người bạn. Cha mẹ tôi sinh ra trong thời đất nước còn khói lửa chiến tranh tàn phá, sự nghèo đói lớn mạnh đến nỗi nhấn chìm toàn bộ những phận người trở nên khốn khổ thê lương. Nửa đời trước của họ là cơ cực, vất vả, đói ăn, đói mặc,..mà không, dẫu đến nay cuộc sống vẫn chưa tính là yên bình.

Xem thêm bài viết tham khảo “Nuôi con mới biết sự tình/Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa”

Cha mẹ tôi gặp nhau và lấy nhau được hai năm thì tôi ra đời, sau sinh thêm em trai tôi. Lúc bấy giờ, ông nội cắt cho cha mảnh đất nhỏ đủ để trồng trọt sống qua ngày nhưng sau khi suy đi tính lại, cha mẹ quyết định bán đất và về lại vùng biển quê ngoại. Cuộc sống ở đây tuy vất vả nhưng nuôi tôm sẽ khá hơn là trồng trọt và chị em chúng tôi cũng có tương lai tươi sáng hơn.

Thế là, cả hai người về lại quê ngoại mua mảnh đất vuông nho nhỏ, tiếp tục tích góp và khai hoang. Nỗi vất vả, những vết chai sần, thâm nám in hằn lên hai gương mặt khắc khổ kia để đổi lấy cuộc sống của chúng tôi bây giờ. Không tính là giàu có nhưng ít ra, cha mẹ luôn để hai đứa không thua thiệt ai điều gì. Nếu ngày xưa, cha mẹ chọn cách sống an nhàn một chút thì có lẽ cuộc sống của chúng tôi đã không được như bây giờ.

Yêu thương đúng cách mới là tốt nhất cho con

Nhưng đôi lúc, việc yêu thương không đúng cách, bản thân nó sẽ phản tác dụng. Nếu bạn sáng sớm đã đi làm, đến tối mịt mới về. Bạn nghĩ rằng mình sẽ cố gắng đem tiền về cho con. Nhưng bạn đâu có biết, con cái bạn muốn có nhiều thời gian ở bên cạnh bạn hơn. Nó muốn được ăn cơm, trò chuyện cùng bạn hơn là việc bạn đem tiền về rồi bỏ mặc nó.

Hy sinh đời bố, củng cố đời con

Hy sinh đời bố, củng cố đời con

Nếu bạn luôn nuông chiều con, không cho nó động tay, động chân vào bất kỳ công việc gì. Dù là những việc nhỏ nhất như lau nhà cửa, rửa bát. Đến khi ra đời đi làm, bạn cũng cố gắng để xin cho nó một chỗ làm ổn định. Nhưng bạn có nghĩ rằng, như thế sẽ làm mất đi tính tự lập. Và đó là một đức tính vô cùng quan trọng của con. Nếu lỡ mai bạn không còn lo cho nó được nữa, rồi công ty phá sản thì làm sao nó tìm được công việc khác để nuôi sống nó đây?

Bạn không mua sắm bất kỳ thứ gì cho bản thân mình, mà dành tiền cho còn cái. Để rồi chúng dùng để mua sắm những món đồ xa xỉ. Đến khi đó, bạn lại quay ngược lại sang trách mắng nó.

Tấm lòng cha mẹ

Tấm lòng cha mẹ luôn cao cả nhưng mấy đứa con hiểu được điều đó. Đôi khi, chúng lại ỷ vào điều đó mà ăn chơi, phá phách, hư hỏng hơn. Lúc đó, sự hy sinh của cha mẹ lại hóa ra lãng phí. Nên tốt nhất, chúng ta hãy vừa yêu thương vừa dạy dỗ, luôn bên cạnh hỏi han và quan tâm để hiểu rõ con cái hơn.

Xem thêm bài viết tham khảo “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”

Chúng cần cả vật chất lẫn tình thương, không phải cứ nuông chiều là tốt cho trẻ. Bây giờ ra đường, nhiều đứa trẻ tuổi còn nhỏ mà đã cư xử xấc xược, không xem ai ra gì khiến cho ai cũng lắc đầu ngao ngán. Các bậc cha mẹ thậm chí còn đau đầu hơn khi những đứa trẻ ranh đó chẳng nghe lời mình nói. Bạn đừng nghĩ rằng chúng sẽ tự động hiểu chuyện khi lớn lên. Nhỏ không dạy thì lớn khó mong nên người. Vì vậy, hãy quan tâm con trẻ nhiều hơn về mọi mặt ngay từ bây giờ.

Tin rằng, chính sự yêu thương và tấm lòng cha mẹ sẽ giúp con trẻ trở nên nên người hơn. Một gia đình như thế nào sẽ tạo ra những đứa trẻ như thế ấy. Chỉ con những đứa con trẻ dại hãy sớm quay đầu và trưởng thành để hiểu hơn về tấm lòng cha mẹ. Họ đã dành cả cuộc đời để cho bạn được những điều tốt đẹp như hôm nay.

Lời kết

Câu tục ngữ “Hy sinh đời bố, củng cố đời con” như một lời nhắc nhở con cái hãy biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ. Hãy yêu thương cha mẹ của mình ngay khi còn có thể để hối hận không kịp. Và các bậc cha mẹ cũng hãy yêu thương con trẻ đúng cách để trẻ phát triển toàn diện và không quá bỡ ngỡ khi bước vào đời.

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun