Cuộc sống là một chuỗi những mối quan hệ. Trong quá trình chung sống, làm việc, chắc chắn sẽ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột. Và với những tình huống khác nhau, con người ta sẽ có những cách ứng xử khác nhau. Ăn miếng trả miếng là một trong những câu thành ngữ thể hiện cách đối diện của con người trước những mâu thuẫn, xung đột.
Ăn miếng trả miếng nghĩa là đối đáp, đánh trả đối phương một cách đích đáng. Cách làm này không thể hiện sự nhượng bộ. Dù là từng lời, từng tiếng một, hay những hành động nhỏ nhặt. Đây là một trong những cách ứng xử gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng trong cuộc sống rất cần kiểu Ăn miếng trả miếng. Nhưng cũng có người cho rằng, Ăn miếng trả miếng là hành động của kẻ tiểu nhân, chấp vặt.
Tham khảo thêm:
Ăn miếng trả miếng
Như đã chia sẻ ở trên, thành ngữ này tương tự như một sự trả đũa. Nếu có ai đó làm gì với bạn, bạn sẽ đáp trả lại giống y như vậy. Nếu có ai đó đã làm tổn thương hoặc thất thoát về tài sản của bạn. Bạn cũng sẽ làm lại điều tương tự như thế.
Hành động này, vừa mang ý nghĩa tiêu cực. Nhưng nó có chứa đựng trong đó cả sự tích cực.
Nếu người khác làm việc tốt cho bạn. Sau đó bạn cũng đáp trả lại bằng một việc tốt thì nó sẽ mang hàm nghĩa tích cực. Thế nhưng nếu nó là một việc xấu, bạn đem cái xấu trả lại người đã làm ra nó. Thì vô hình trung nó lại mang ý nghĩa tiêu cực.
Việc đáp trả lại người khác là không sai. Nhưng nếu việc đó là một việc xấu thì rõ ràng là không nên. Ngày nay người ta thường dùng Ăn miếng trả miếng với nghĩa tiêu cực. Nó là hành động cực đoan, luyến thắng. Tiếc rằng đó lại là phương cách ứng xử của rất nhiều người.
Nhân quả báo ứng
Trong nhiều tín ngưỡng của người Việt, người ta hay nói về câu chuyện nhân quả. Nghĩa là khi bạn gieo một hành động thì bạn sẽ phải chấp nhận mọi kết quả của hành động đó. Trong thực tế, điều đó hoàn toàn chính xác.
Thứ bạn làm, bạn nói hôm nay sẽ quyết định hầu hết những việc bạn sẽ gặp phải trong tương lai. Nếu hôm nay bạn làm việc tốt, những việc tốt cũng sẽ tìm đến bạn. Hôm nay bạn nói điều tốt đẹp thì mọi người cũng sẽ dành cho bạn những lời tốt đẹp. Theo đó có cái nhìn tốt về bạn. Khi bạn còn sống hay làm điều tốt thì khi chết đi sẽ được về với miền cực lạc. Hoặc con cháu làm ăn khấm khá hơn người và ngược lại. Hay đơn giản hơn, hôm nay bạn ăn gì vào người thì cơ thể sẽ ngay lập tức phản hồi về điều đó.
Bất cứ điều gì ta làm, ta nói rồi sẽ đem đến một kết quả cho ta. Là tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào thứ bạn đã làm. Họa hay phúc đều là từ cách bạn đối diện với vấn đề.
Ăn miếng trả miếng cũng là một phương thức bạn có thể lựa chọn. Nhưng trước khi áp dụng nó, hãy nghĩ xa hơn. Hãy cân đo xem họa hay phúc, bên nào nặng hơn? Liệu bạn được gì, mất gì? Việc này có đáng để bạn phải Ăn miếng trả miếng? Có đáng để bạn phải đánh đổi hay không?
Có nên ăn miếng trả miếng?
Thực ra nếu không xuất phát từ cái tâm thiện. Hoặc không phải là việc tốt. Thì đa phần Ăn miếng trả miếng là sự trả đũa cho một hành động xấu.
Nó bắt nguồn từ sự tức giận, bực dọc, cay cú khi bị thất bại hay chơi xỏ. Chính vì nguyên nhân không mấy tốt đẹp ấy. Thế nên cách hành xử “trả miếng” không được nhiều người ủng hộ.
Đây được coi là hành động của kẻ tiểu nhân chấp vặt. Không lẽ một con chó cắn bạn. Bạn cũng phải quay lại cắn nó một phát mới vừa lòng, hả dạ.
Thế nhưng trong một số trường hợp, Ăn miếng trả miếng cũng rất cần thiết. Bởi nếu sống quá nhượng bộ dễ khiến bản thân bị hiếp đáp, coi thường. Dám “trả miếng” cũng là cách con người ta bảo vệ tự tôn của bản thân mình.
Thế nên có nên Ăn miếng trả miếng hay không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh. Nếu ta áp dụng nó một cách thông minh, có chọn lọc. Thì đây cũng là một phương cách không quá tồi tệ.
Nhưng như đã chia sẻ ở trên, khi áp dụng nó, bạn cũng nên quan tâm đến hậu quả. Dù rằng bản chất nó là hành động đáp trả, thế nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp vẫn là bạn.
Đời nhẹ nhàng khi ta biết thông cảm cho nhau
Cuộc đời này sao đếm nổi ta đã gặp bao nhiêu người, trả qua bao nhiêu sự việc? Nếu điều gì ta cũng chọn Ăn miếng trả miếng thì có phải tự tạo cho ta một áp lực vô hình hay sao? Chọn cách “trả miếng” ở mọi trường hợp cũng sẽ khiến mọi người sợ hãi và xa lánh bạn.
Bởi có những lúc tình ngay lí gian. Có những trường hợp bất đắc dĩ khó giải thích thành lời. Vì thế mỗi khi bạn gặp xui rủi hoặc thất bại từ những hành động không đúng của người khác. Hãy dành vài phút để nhận định vấn đề, sau đó quyết định đáp trả ra sao vẫn chưa muộn.
Nếu được, hãy thông cảm và sẻ chia nhiều hơn với mọi người. Cuộc sống sẽ có người tốt, người xấu, việc tốt, việc xấu. Người xấu làm việc xấu. Nhưng không có nghĩa người làm việc xấu tất thảy đều là người xấu. Kiềm chế bản thân trước những cơn giận dỗi. Cho bản thân và đối phương một cơ hội để làm lại chính là phương cách đưa bạn đến với những hạnh phúc giản đơn.
“Nếu trên đời toàn việc xấu xa, tại sao cây táo lại nở hoa?” Cuộc sống này vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp. Và chính bạn là nhân tố khiến cho cuộc sống thêm hương sắc rộn ràng. Hãy cố gắng góp vào vườn hoa ấy những điều tuyệt vời nhất có thể. Nhường nhịn, thua thiệt một chút đôi khi cũng là việc tốt. Đời này chẳng có gì là tuyệt đối cả. Nhìn nhận ở những góc khác nhau, bạn cũng sẽ có được những cách ứng xử khác nhau. Việc tốt chẳng ở đâu xa mà đến từ những suy nghĩ và hành động của bạn.
Lời kết
Ăn miếng trả miếng là một quan niệm không sai. Nó đúng hay sai là ở cách bạn áp dụng nó. Dùng nó để làm việc tốt thì có thường xuyên cũng là việc nên làm. Còn nếu dùng nó để trả đũa những chuyện vặt vãnh thì trở thành một cách ứng xử dở tệ. Nó sẽ làm hỏng những mối quan hệ của bạn. Áp dụng nó lúc nào, ở đâu cũng là một nghệ thuật. Hãy tận dụng sự khéo léo của bạn để tạo ra một cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái nhất có thể.
Xem thêm bài viết: