Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 19120 Views

4.3/5 - (10 bình chọn)

Thuở đời này, nhiều người nhanh mồm nhanh miệng, nói chuyện mà chẳng biết nghĩ suy, chuyện gì cũng hay cũng giỏi nên lắm lúc gặp họa. Ông bà ta thường dạy “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, vậy mà lắm người chẳng biết gì cũng tranh giành phần nói để mà thể hiện.

Cái tính khiêm nhường thì khó luyện, khó tu dưỡng chứ kẻ muốn thể hiện mình hơn, nói năng bạt mạng thì đâu ít gì. Cái quan trọng là sau những lần thể hiện đó, bạn đã nhận ra mình được gì và mất gì hay chưa. Cứ nghe theo lời người xưa truyền lại, nắm nằm lòng những kinh nghiệm sống quý báu thì cuộc sống sẽ bớt đi phần khó khăn hơn.

“Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”

Có lẽ, hầu hết tất cả chúng ta đều quen thuộc với câu tục ngữ này. Như mọi câu tục ngữ khác, “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” là lời nhắn gửi của cha ông ta đến thế hệ sau này một bài học quý giá nào đó. Bạn có thể không nghe nhưng nhiều lúc ngẫm lại, bạn sẽ nhận ra đã là kinh nghiệm đúc kết thì hiếm khi sai bao giờ. Chỉ là, có những câu dường như đã không còn phù hợp với thời thế nữa.

Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe

Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe

Thưa thốt là nói năng một cách lễ phép, tôn trọng, trước câu nói có thưa gửi đàng hoàng và thể hiện thái độ khiêm nhường. Thốt thật ra chính là thuyết trong thuyết giảng, cũng mang hàm ý là nói, từ “thuyết” bắt nguồn từ tiếng Hoa nhưng lâu dần người ta đọc trại thành “thốt”. Câu tục ngữ nghĩa là điều gì mình biết thì mình hãy nói, điều gì mình không biết thì cứ im lặng (dựa cột là im lặng) mà nghe. Đại ý khuyên người ta không nên nói bậy nói bạ những điều gì mình không hiểu rõ.

Lúc nào cũng vì cái miệng mà gây ra tai họa, ăn nhiều hại người, nói nhiều hại thân. Bởi thế, chuyện gì mà liên quan đến cái miệng thì cũng nên thật sự cẩn thận. Nói nhiều có bao giờ là hay đâu, toàn “nói dai, nói dai thành nói dại” mà thôi. Có những chuyện bạn biết mà không nên nói ra huống chi là chuyện không biết mà cứ giành phần thể hiện? Họa không ở đâu xa, họa từ miệng mà ra đấy.

Hậu quả của nói năng bạt mạng

Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,…của người xưa truyền lại để giúp chúng ta chín chắn hơn trong lời ăn tiếng nói. Nó cũng giống như chuyện nói đúng được thưởng còn nói sai bị phạt vậy. Thời bây giờ, người ta còn có thể tự do ngôn luận nhưng thử nghĩ về thời xa xưa thì sao? Khi mà vua đứng đầu một nước và nắm mọi quyền hành, bạn mà nói gì bậy bạ là coi như xong đời.

Xem thêm bài viết tham khảo: “Im lặng là vàng”

Còn hiện tại, người ta thích gì nói đó, nói mà không nghĩ đến hậu quả và người bị lời nói của mình làm tổn thương sẽ ra sao. Các bạn có thể nhìn thực trạng, nhiều người biết thì không nói nhưng không biết lại nói. Bạn cứ nói gió, nói mây, nói lung tung và mặc kệ kết quả như thế nào hoặc điều đó ảnh hưởng tới ai.

Người xưa hay dạy “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, nếu biết thì hãy dùng thái độ khiêm nhường trả lời còn không biết thì nên im lặng nghe để nâng cao kiến thức. Im lặng chưa chắc đã tốt trong tất cả các trường hợp nhưng ít nhất nó không “thêm dầu vào lửa” và không làm mọi chuyện thêm tệ hơn.

“Sông càng sâu càng tĩnh lặng”

Thật ra, những người thích thể hiện, thích tỏ vẻ và làm mọi chuyện luôn rình rang thì bên trong chẳng có bao nhiêu tài cán. Những anh hùng rơm cũng hay mạnh mồm, ấy vậy mà cho thử một mồi lửa là cháy rụi hết. Người nói năng bạt mạng, nói mà không suy nghĩ, chen chúc hay tranh giành để nói thì khó mà thành nên nghiệp lớn được.

Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe

Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe

Thêm nữa, nói nhiều thường khiến người khác mệt đầu, khó chịu và cảm thấy không có thiện cảm hơn thôi. Chuyện mình không biết hay không hiểu mà cứ cố nói, cố tỏ ra mình hay thì có ngày cũng bị “bốc bài”. Cho dù kỹ thuật chém gió của bạn có cao siêu cỡ nào nhưng rốt cuộc sự thật vẫn là sự thật. Chuyện không có dù nói mãi cũng chẳng trở nên có được.

Bạn thấy đó, những người im lặng luôn tạo ra giá trị bởi họ bận hành động, bận làm những điều thật sự thiết thực. Còn kẻ nói nhiều cũng chỉ nói lời sáo rỗng. Chuyện gì cũng thế, vạn vật trên đời đều nên có điểm dừng. Điểm dừng vừa đủ sẽ tạo nên một cái kết đẹp và khiến mọi điều tốt hơn.

Hãy biết điểm dừng ở đâu

Tôi có gặp vài người nói nhiều, nói nhiều không phải theo kiểu nói điều cần nói mà kiểu làm ra vẻ. Hầu như nói đến lĩnh vực nào họ cũng chen vào, cũng ra vẻ ta đây biết tuốt mà sự thật lời nói chẳng có mấy ý nghĩa. Họ nghĩ làm vậy là hay, là được kính trọng và ngưỡng mộ nhưng nào có ai hiểu gì. Người được nghe chỉ biết lắc đầu ngao ngán và thầm nghĩ nên tránh xa người này thì hơn.

Xem thêm: “Đổi trắng thay đen”

Cái chuyện “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” thật sự rất đáng để noi theo. Cái chuyện mình biết thì nói nhưng phải nói với thái độ như thế nào cho phải, cho đúng? Bạn phải thưa gửi đàng hoàng, trình bày mạch lạc, đúng trọng điểm và quan sát người nghe để điều chỉnh cho phù hợp. Chứ chẳng nên muốn nói gì thì nói, chuyện gì cũng nói dù mình chẳng biết gì. Như thế chẳng được lợi lộc gì cả đâu.

Bạn sẽ càng trở nên kém duyên thậm chí là lố bịch và ngày càng có nhiều người ghét hơn. Bạn làm bản thân mệt mỏi vì gồng lên nói và người nghe cũng mệt mỏi theo. Có ai thích giao du hay làm bạn với một kẻ lúc nào cũng tỏ ra kênh kiệu và bốc phét đâu cơ chứ? Vì vậy, hãy để mọi chuyện cân bằng ở mức vừa phải, chọn điểm dừng hợp lý để cả hai không phải khó xử.

Lời kết

Hy vọng rằng, bài học quý giá từ câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích cho cuộc sống. Nếu không biết phân biệt lúc nào nên nói lúc nào không nên thì hãy học cho mình cách im lặng. Dù thế nào đi nữa, sự im lặng vẫn không gây hại nhiều bằng việc nói năng luyên thuyên.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun