5 Lưu ý khi Dạy bé Học đánh vần với Bảng Chữ Cái

Phạm Thúy Nga Phần mềm gõ tiếng Việt, Thủ thuật 4085 Views

5/5 - (3 bình chọn)

Bé yêu của bạn sắp vào lớp Một? Bạn lo lắng nhiều thứ khi để con phải bắt đầu tự làm mọi thứ? Điều quan trọng hơn là bạn không biết phải làm sao để giúp con có những hành trang tốt nhất để đến trường? Sao bạn không bắt đầu với việc dạy bé học đánh vần với Bảng chữ cái? Đây có lẽ là một cách hữu ích nhất để nâng bước con đến trường. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích cũng như những lưu ý khi bạn dạy bé học đánh vần với Bảng chữ cái.

5 lưu ý khi dạy bé học đánh vần

Thời gian học đánh vần

Học đánh vần với Bảng chữ cái

Ở độ tuổi chuẩn bị bước chân và lớp Một, bé yêu rất năng động và ham chơi. Do đó, sự tập trung của bé lúc này là điều rất khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Trong khi học, bé có thể bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh. Tâm lý lúc nào cũng chỉ muốn lao ra ngoài để nô đùa chạy nhảy nên ngay cả tiếng động nhỏ nhất cũng làm bé không muốn học nữa. Như vậy, các bậc phụ huynh cần chọn khoảng thời gian phù hợp, khi mà bé không bị phân tâm bởi bất cứ trò tiêu khiển nào để dạy bé học đánh vần với Bảng chữ cái.

Xem thêmBảng Chữ Cái Tiếng Việt đầy đủ chuẩn Bộ GD-ĐT

Khoảng thời gian đó có thể là khi bé đang tắm. Trong phòng tắm chỉ có bạn và bé, cũng có ít trò chơi làm bé phân tâm. Do đó, bé có thể tập trung hơn cho việc đánh vần. Bạn cũng có thể mua những chữ cái có thể dán được lên tường hay bất cứ đâu, sau đó đem chúng vào phòng tắm để cùng bé vừa làm sạch cơ thể vừa học những cái mới.

Sự kiên nhẫn

Rèn luyện sự tập trung cho bé không phải là ngày một ngày hai, mà tâm lý của các ông bố bà mẹ thì thường nôn nóng muốn con mình nhanh biết đánh vần. Do đó mà nhiều bậc phụ huynh đã tạo áp lực cho bé bằng cách quát mắng, ép buộc bé học. Điều đó là một sai lầm trong cách giáo dục trẻ vì chỉ có thể làm cho mọi chuyện tệ hơn. Khi bé quá căng thẳng sẽ dẫn đến chán nản, sợ hãi hay thậm chí là cáu gắt.

Xem thêmMẹo dạy bé học Bảng chữ cái tiếng Việt

Từ đó, dù có muốn con nhanh học được cách đánh vần đến đâu thì cũng cần kiên trì với bé, nhẹ nhàng dạy bảo và khuyến khích bé trong việc học bằng những lời khen ngợi hay những phần quà nhỏ, thiết thực. Mỗi ngày chỉ nên để bé học một chút, học đến đâu chắc đến đó, tích tụ dần dần cho bé. Có như thế, bé mới có tâm lý thoải mái để ngồi lắng nghe nói và học đánh vần Bảng chữ cái.

Ôn tập thường xuyên

Học đánh vần với Bảng chữ cái

Não bộ của bé rất dễ bị lấp đầy bởi âm nhạc, trò chơi, đồ ăn,…do đó các chữ cái nhanh chóng bị che mất trong đó. Đây cũng là lý do bé hay quên. Việc bạn cần làm sau khi đã đưa được bé vào guồng quay học đánh vần là nhắc lại cho bé nhớ mỗi ngày, hay chính xác hơn là thường xuyên giúp bé ôn tập. Mọi thứ được nhắc đi nhắc lại sẽ nhanh chóng và dễ dàng được lưu lại hơn ở các nơ-ron thần kinh. Với bộ não của trẻ thì điều đó càng rõ ràng hơn, minh chứng là trẻ nhớ rất nhanh chỉ trong vài lần lặp đi lặp lại. Các bậc phụ huynh nên lợi dụng ưu điểm này để giúp bé nhanh chóng biết đánh vần.

Xem thêmBảng chữ cái điện tử là gì? Dạy Bé vừa Học vừa Chơi

Học đánh vần qua các trò chơi

“Học mà chơi, chơi mà học” luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc dạy trẻ học. Vì còn nhỏ nên việc ham chơi là không thể tránh khỏi, các bậc phụ huynh cần bám vào đó để có những biện pháp hợp lý giúp bé học đánh vần với Bảng chữ cái một cách hiệu quả nhất.

Học đánh vần với Bảng chữ cái

Các ông bố bà mẹ có thể sử dụng các chữ cái có đính nam châm, các tờ giấy note rồi gắn lên bất cứ đâu trong nhà, nơi bé nhìn thấy thường xuyên và vừa với tầm mắt của bé. Sau đó, khi bé nhìn thấy, điều đầu tiên chắc chắn là những câu hỏi. Khi đó, bạn sẽ chỉ cho bé những kí tự và cách đánh vần. Ngoài ra, các mẹ có thể mua bảng chữ cái treo để dạy bé từng chữ một hay sắm cho bé bộ chữ tượng hình có kèm hình ảnh minh họa để tạo hứng thú cho trẻ khi học.

Xem thêmTổng hợp các mẫu Bảng chữ cái Tiếng Việt

Trước khi dạy bé tập đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để con có hứng thú học hơn. Thêm vào đó, bố mẹ nên tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần trước. Sau đó giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.

Chuẩn bị sẵn tâm lý cho cả bé và bố mẹ

Học đánh vần với Bảng chữ cái

 

Bố mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho con vừa học, vừa chơi thôi. Khi tư tưởng mẹ thoải mái, con hào hứng, bé sẽ tiếp thu tốt hơn. Bố mẹ có thể bắt đầu với những chữ quen thuộc nhất với bé như tên con, tên bố mẹ, tên anh chị em để con dễ nhớ. Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…

Những lưu ý trên đây có lẽ sẽ giúp ích được rất nhiều cho các mẹ trong việc dạy con học đánh vần với Bảng chữ cái. Điều quan trọng đầu tiên đó là phải có một tâm lý thoải mái và phải thật sự hiểu được những tính cách, thói quen của bé. Tiếp đến là chuẩn bị sẵn sàng những hành trang tốt nhất phục vụ cho việc học của bé. Cuối cùng, biết mình phải làm gì và làm như thế nào là hiệu quả. Chúc các mẹ sẽ chọn được cho mình một phương pháp phù hợp và bé yêu của bạn sẽ nhanh chóng học được cách đánh vần!

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun