Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 14094 Views

4.7/5 - (8 bình chọn)

Mỗi chúng ta đều có quê hương của riêng mình, ai cũng không thể quên nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình lớn lên với bao nhiêu kỷ niệm đong đầy. Dù có đi đến đi đâu nhưng những giây phút cuối cùng của cuộc đời, người ta vẫn muốn về lại nơi mình sinh ra và từ từ chấm dứt một kiếp người. Tục ngữ Việt Nam có câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”, con người chúng ta cũng như thế mà thôi.

“Cáo chết ba năm quay đầu về núi”

Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ này có nghĩa là con cáo trước khi chết sẽ tìm cách quay về quê hương rồi mới chết đi. Về mặt nghĩa sâu xa cũng có ý tương tự, con người thường không quên được nơi mình sinh ra. Dù cuộc đời có thăng trầm, biến đổi và trải qua bao nhiêu chuyện, họ cuối cùng cũng muốn về lại quê nhà tận hưởng những ngày còn lại.

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Tôi luôn cho rằng, con người chính là sinh vật vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối. Đôi lúc, họ có thể làm được những chuyện dường như không tưởng và có đôi khi, họ yếu đuối đến không ngờ. Suy cho cùng, mỗi người đều có một điểm yếu riêng khiến họ cảm thấy không thể bình thản khi nghĩ đến. Đối với nhiều người, điểm yếu đó là quê hương.

Ở những vùng quê nghèo, người ta thường tha hương cầu thực, mong tìm được chút ánh sánh để thay đổi cuộc sống vất vả. Có người đi những nơi xa, có người đi đến những nơi rất xa. Xưa nay, công việc làm thuê kiếm đồng tiền từ người khác nào có dễ dàng bao giờ. Một mình nơi xứ người, họ phải đối mặt với vô vàn vấn đề. Chỉ có một tinh thần mạnh mẽ và trái tim dũng cảm mới giúp họ vượt qua được nỗi cô đơn đó.

Đằng sau là quê nhà

Mỗi năm tôi về nhà lại cảm thấy số người xa quê ngày càng nhiều. Hầu như thanh thiếu niên đều đi hết, chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó như vậy, việc đi làm thuê chính là một cơ may để mọi chuyện trở nên khá hơn. Thật ra, tôi cũng như họ đấy thôi, học cho lắm rồi cuối cùng cũng phải lao động để kiếm tiền. Có điều, công việc nặng nhẹ lại không giống nhau.

Xem thêm bài viết tham khảo “Máu chảy ruột mềm”

Hồi mới lên học đi làm thêm nói thế nào cũng vất vả hơn bây giờ một chút. Nhưng áp lực và mệt mỏi là chuyện ai cũng không tránh khỏi. Lại nói về câu tục ngữ “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Con cáo dù bị thương, bị bệnh đến kiệt sức sắp chết đi vẫn muốn quay lại ngọn núi mà nó đang sống. Phải chăng, đó là nơi nó cảm thấy yên lòng nhất, an toàn nhất. Giống như con người chúng ta, quê hương là nơi để trở về.

Dù có bao nhiêu năm bôn ba xứ người, đạt được những thứ bản thân hằng mong muốn hay bị cuộc đời trù dập đến đáng thương. Thì sau những năm tháng đó, chúng ta lại muốn trở về nhà. Trở về nơi mình từng sinh ra, chiêm nghiệm lại một đời và ra đi thanh thản khi không còn đủ sức lực. Mỗi người Việt Nam đều xem trọng nguồn cội, xem trọng cái gốc của mình. Phải rồi, quê hương nếu ai không nhớ thì sẽ không thể lớn nổi thành người.

Có một nơi yên bình

Tôi nhớ nhà bác làm ăn phất lên như diều gặp gió, kinh tế ngày càng dư dả. Thuận tiện lúc đó chị gái cũng chuẩn bị vào đại học nên cả nhà chuyển lên thành phố sống. Lúc đó, ông đang sống chung với bác cũng buộc phải đi cùng. Thật lòng, ông chẳng có vẻ gì là muốn vì ông không muốn xa bà nhưng do cả nhà bác tôi cứ năn nỉ. Mà trong mọi người, nhà bác là có điều kiện nhất.

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Những năm trên thành phố, tôi ít thời gian gặp ông hơn nhưng qua lời kể của mọi người thì cuộc sống của ông rất tốt. Lúc đo, tôi chỉ mới mười mấy tuổi nên chưa hiểu được tâm tư của ông thế nào. Ba tôi lại sống ở quê mẹ nên tôi cũng ít có dịp gần gũi ông hơn. Tuy vậy, ông trong ấn tượng của tôi là một người hiền lành và phúc hậu. Mỗi lần tôi về thăm, ông đều quyến luyến nơi mộ của bà.

Và con người cũng không thể thắng nổi thời gian, “sinh lão bệnh tử” là điều mà ai cũng phải trải qua. Sức khỏe ông dần yếu đi mặc cho cả nhà đã chạy chữa tận những bệnh viện lớn. Ngày bác sĩ gọi người nhà đưa ông trở về, ông bảo muốn về lại quê. Mọi người biết ý chiều theo ông, đưa ông trở lại quê nhà nơi có bà vẫn chờ ông ở đó. Lúc tôi vào thăm, ông đã tiều tụy đi rất nhiều, ánh mắt cũng nhuốm màu mỏi mệt. Ông bảo chẳng nơi nào bằng được quê hương.

Quê hương của mỗi người

Nhiều năm sau, tôi mới thật sự hiểu những lời ông nói khi đang chật vật ở xứ người. Cuối cùng thì ông và bà lại có thể tiếp tục bên nhau rồi. Nghĩ đến đây, tôi mỉm cười mà nước mắt lại lặng lẽ rơi. Quê hương thật sự là một cái gì đó rất thiêng liêng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Hổ dữ không ăn thịt con”

Nhỏ bạn của tôi từng nói, bà nó trước khi mất muốn người nhà sau này hỏa táng bà rồi mang tro cốt rải xuống dòng sông gần nha. Đó là nơi ông và bà gặp nhau với chất chứa bao kỉ niệm. Ông hy sinh trong đạn bom khói lửa vẫn chưa tìm thấy xác nhưng bà vẫn vững niềm tin rằng hai người sẽ lại gặp nhau. Tôi lại thêm một lần xúc động về tình cảm của người xưa, họ yêu nhau theo cách văn minh và giản dị.

Lời kết

Cuối cùng thì, quê hương vẫn là điểm tựa để con người ta khi mệt mỏi có thể quay đầu. Quê hương vừa là người cha chở che vừa là người mẹ an ủi, vỗ về. Có đôi khi, quê hương giống như người bạn động viên chúng ta những lúc khó khăn trong cuộc sống. Sau tất cả, con người ta vẫn có một mong muốn là tìm đến nơi bình yên những người cuối đời. Người ta gọi nơi đó là nhà, là quê hương.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun