Thành ngữ “Im lặng là vàng”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 10706 Views

4.7/5 - (3 bình chọn)

Từ xưa đến nay, những câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ thuộc dòng văn học dân gian đều khiến cho người nghe phải xuýt xoa vì ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại. Ông cha ta đã chắt lọc và đúc kết nên những dòng chữ tinh túy nhất ẩn chứa triết lý sâu xa bên trong. Lớp con cháu sau này, ai cũng nhờ đó mà có thêm cho mình hoặc là kiến thức bổ ích, hoặc bài học khắc ghi,…

Thành ngữ có câu “Im lặng là vàng”, cái gì được so sánh với vàng tất nhiên là đáng quý. Vậy ra, người biết im lặng thật đáng để trân trọng. Thế nhưng trong cuộc sống, có phải bao giờ chúng ta cũng nên im lặng không?

Khi nào nên im lặng?

Vàng được xem là kim loại quý, nhất là đối với người xưa. Bởi vậy, việc so sánh “Im lặng là vàng” đủ thấy “im lặng” có giá trị đến mức nào. Người luôn giữ kẻ và im lặng chưa chắc họ chẳng biết gì, những người như thế mới hay thâm sâu khó lường. Lòng người khó đoán, ca dao có câu:

“Dò sông dò biển dễ dò

  Có ai lấy thước mà đo lòng người”

Vậy mới nói, lúc nào cũng cẩn trọng không thừa thãi một chút nào. Chúng ta càng thể hiện, càng dễ bị mắc bẫy và chuốc lấy phiền phức.

“Im lặng là vàng”

Trở lại câu chuyện “Im lặng là vàng”, khi nào chúng ta cần im lặng? Có rất nhiều trường hợp mà im lặng chính là sự lựa chọn khôn ngoan mà bạn cần phải nhớ. Nói chung từ xưa đến nay, nói nhiều lúc nào cũng mang lại những rắc rối ngoài ý muốn. Bởi người ta bảo “Cái miệng hại cái thân” là vậy. Nên lúc cần im lặng thì nên im lặng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Ếch ngồi đáy giếng”

Thứ nhất, im lặng khi sự việc chưa rõ ràng. Một câu chuyện chưa đến hồi kết, còn đang trong vòng mơ hồ thì chúng ta đừng nên bình phẩm hay phán xét. Bởi lẽ, mình chưa hiểu gì về nó. Cứ cố thể hiện ta đây thông minh và hiểu biết để làm gì? Mai này đi đến hồi kết, mọi việc không như mình nói có phải là xấu hổ không?

Thứ hai, chuyện của người khác đừng nên xen vào. Đồng ý rằng, miệng là của mình và mình có quyền nói, tự do ngôn luận. Nhưng sẽ thật văn minh nếu chúng ta hiểu được thế nào là “tự do trong khuôn khổ cho phép”. Chuyện nhà người ta, dù mình hiểu hay không hiểu cũng đừng chen ngang, đừng vô tội vạ mà huyên thuyên. Làm người vô duyên thì dễ chứ làm người lịch sự khó hơn nhiều.

Thứ ba, đừng cố tỏ ra mình thông minh. Có một điều rất hay, kẻ ngốc thường thích thể hiện còn người thông minh thì luôn cẩn trọng trong từng lời nói. Nói một điều mà mình chưa rõ, bạn càng cố huênh hoang thì càng đưa cái dốt của mình nhanh chóng phơi bày cho thiên hạ xem mà thôi. Thế đấy, người thông minh không nói nhiều và người thông minh cũng chưa nghe đã hiểu.

“Im lặng là vàng” là lời nhắc nhở của người xưa về cách ứng xử và đối nhân xử thế ở trên đời. Lời nói luôn có sức sát thương rất mạnh nên chúng ta cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng chúng. Ngôn ngữ mang lại cho ta nhiều cái hay nhưng cái giá phải trả cho sự tùy tiện sử dụng cũng không hề nhỏ đâu.

Khi nào cần lên tiếng?

Câu thành ngữ “Im lặng là vàng” là lời khuyên quý báu trong cuộc sống. Ghi nhớ để mình tránh khỏi những phiền phức không đáng có và giúp cho cuộc sống được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng ta nên tùy vào hoàn cảnh hay tình huống mà áp dụng. Bởi lẽ, thấy cái xấu mà im lặng thì khác nào tiếp tay để chúng hoành hành? Ông bà ta dạy dỗ và khuyên răn để các thế hệ sau sống theo luân lý và đạo đức chứ không phải hèn nhát và luồn cúi rồi quên đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

“Im lặng là vàng”

“Im lặng là vàng”

Những hành động sai trái và xấu xa cần được chúng ta lên án và báo cáo. Nạn quan chức tham nhũng, ăn trên xương máu của dân; hối lộ và phân biệt đối xử giữa người có tiền và có quyền; bệnh thành tích và quay cóp trong giáo dục;… Chưa bao giờ, sự im lặng lại hèn nhát hơn trong những trường hợp này. Chúng ta thấy cái sai, biết sai và cứ nhìn nó càng ngày càng sai. Đó không chỉ là những trường hợp nhỏ, đây là những cái sai trầm trọng có thể dẫn đến sự thành bại của một quốc gia và không thể xem nhẹ.

Xem thêm bài viết tham khảo “Gừng càng già càng cay”

Chúng ta ở đây, là công dân trong một nước thì tại sao lại không lên tiếng bảo vệ bản thân và cả đất nước mình? Cho dù lời tố cáo của chúng ta chỉ thay đổi một phần nhỏ nhưng mỗi người một ít thì có ngày cũng thành công.

Hay từ những ví dụ hàng ngày trong cuộc sống, chúng ta thấy việc xấu và đáng lên tiếng ở khắp mọi nơi. Đi xe buýt gặp kẻ móc túi có nên im lặng không? Thấy người khác dàn cảnh bắt cóc trẻ nhỏ có nên im lặng? Rồi bọn côn đồ chọc ghẹo nữ sinh có đáng để bạn lên tiếng? Cho dù chúng ta vô cảm với xã hội, chúng ta cũng hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Thử nghĩ nạn nhân ở đây là người thân của bạn, bạn có cảm giác gì?

Trong những trường hợp này, im lặng không còn là vàng nữa. Sự lên tiếng mới thể hiện sự can đảm và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mạnh dạn trong những chuyện như thế là bạn đã góp công rất lớn để làm cho xã hội phát triển văn minh và tốt đẹp hơn. Chúng ta cần lắm những con người dám nói, dám tố cáo như thế và cũng dành lời cảm ơn sâu sắc đến họ. Chúng ta_những con người có trái tim và xúc cảm, lẽ nào lại thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại như thế chứ?

Tùy hoàn cảnh mà chọn im lặng hay lên tiếng

Cái gì cũng có hai mặt của nó và lời khuyên của người xưa cũng không ngoại lệ. Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta có cách cư xử cho hợp lý. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng hãy đặt công lý và đạo đức lên hàng đầu. Có thế thì cả con người lẫn xã hội mới ngày càng tiến bộ được.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun