Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 14332 Views

4/5 - (8 bình chọn)

Biết ơn những người đã tạo ra mình và thấy trân trọng vì điều đó mới là chuyện mà mỗi người nên tâm niệm trong lòng. Người ta không thể chọn được nơi mình sinh ra, nhưng chắc chắn có thể chọn cách trưởng thành lớn lên. Bạn hãy tự làm chủ cuộc đời của mình chứ đừng oán trách nếu có lỡ sinh ra trong một gia đình giàu có.

Như ông bà ta có nói “Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo”, người quên đi nguồn cội cũng chẳng thể tồn tại nổi đâu.

“Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo”

Câu tục ngữ này khá quen thuộc với mỗi chúng ta, hẳn là ai cũng từng nghe ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ này càng khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm. Bởi lẽ, xã hội bây giờ nhiều người có thể vì vật chất và đồng tiền mà bất chấp tất cả.

Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo

Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo

Con cái xấu hổ vì cha mẹ nghèo khó, lâu dần biến thành xem thường và khinh khi. Từ đó, họ xem thường và gây ra những điều bất hiếu đối với bậc sinh thành. Ông bà ta thường nói “Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo”, đến con chó còn không chê bai chủ nó nghèo thì chẳng lẽ con người không làm được.

Đừng nghĩ rằng ông trời bất công khi cho bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đó cũng là một thử thách dành cho bạn. Sinh trưởng trong giàu sang chưa chắc đã sung sướng và sinh ra trong nghèo khó chưa chắc đã khổ đau. Đôi khi, hạnh phúc chỉ đến từ những điều bình dị.

Những trái tim ấm áp

Ai sinh ra cũng có một quê hương. Người sinh ở thành phố, người ở nông thôn… người miền núi người miền biển nhưng dù thế nào thì nơi ấy vẫn được gọi là quê hương. Giản dị hơn, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn. Chả ai chọn được cha mẹ cũng như chọn được nơi mình sinh ra. Người có phúc lớn thì được sinh ra trong gia đình giàu có hoặc quyền cao chức trọng. Người phận mỏng thì sinh trong gia đình có bố mẹ nghèo khó, ăn nay lo mai lại bệnh tật liên miên.

Xem thêm bài viết tham khảo: Lá rụng về cội

Ấy vậy nhưng những người con hiếu thảo sẽ chả bao giờ dám oán trách cha mẹ nghèo để cho mình khổ sở như vậy. Cho dù hàng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp rất nhiều các mảnh đời bất hạnh ngoài đường hay trên các phương tiện truyền thông. Một em bé 12 tuổi nuôi bà ngoại mù lòa bằng việc vừa học vừa bán rau, anh thanh niên ở vậy nuôi cha mẹ già không còn sức lao động, chị gái một mình nuôi em trai tật nguyền hơn 15 năm trời,…tất cả đều là những câu chuyện khiến người ta lặng đi.

Thế nhưng, chúng ta lại không thấy những người con đó có một câu oán thán, trách trời đất hay cha mẹ… họ nhẫn nhịn gánh lên vai trách nhiệm nặng nề. Bởi lẽ, đó đều là những người mình yêu thương, là máu mủ, thân sinh,…Ai cũng giành phần nhẹ thì phần nặng thuộc về ai?

Đạo lý cần khắc ghi

Những hình ảnh trên liệu có làm bạn thấy cảm động? Những người con ấy càng thấy thương bố mẹ hơn, càng có động lực làm việc nhiều để mong sao giúp được bố mẹ thoát khỏi cái nghèo. Người có trái tim bao la thì vẫn luôn tỏa sáng dẫu sống trong nghèo khó hay bùn lầy. Câu tục ngữ “Con không chê cha mẹ khó” cũng có thể được hiểu theo nghĩa như vậy. 

Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo

Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo

Hoặc theo một cách khác, những người con chọn cách đi làm ăn xa để mong cơ hội mang một chút gì đó cho cha mẹ. Họ muốn cuộc sống của gia đình mình trở nên khả quan hơn. Và điều đó cũng xem như là mở ra một cơ hội mới như mình, xa quê hương ai mà không đau đớn nhưng biết sao được vì nhà mình vẫn còn nghèo.

Có thể bạn sẽ thích: “Tha hương cầu thực

Con người nói chung ai ai cũng có sự mẫn cảm, có sự xúc động nhất định. Trước cái đẹp ai cũng suýt xoa, trước cái xấu ai cũng buồn phiền, quở trách. 

Nhìn chung đa phần trong gia đình của người Việt là thích sống quần tụ, chia sẻ, đùm bọc nhau. Các cô dâu lấy chồng xứ người khổ mấy cũng chỉ canh cánh làm sao lo liệu kiếm được chút tiền gửi về đỡ đần cha mẹ mà ít khi thấy họ chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc riêng mình. 

Biết ơn nguồn cội

Cha mẹ sinh ra mình đã khó, công dưỡng dục trời biển càng khó để đong đếm hơn. Họ đã nuôi mình nên người, dù hoàn cảnh khó khăn vẫn không bỏ rơi mình thì cớ gì mình lại oán trách cha mẹ. Dù mọi khó khăn, cha mẹ cũng đã cho bạn một hình hài đáng mơ ước. Hiểu được điều đó thì quãng đời sau này, bạn đáng ra phải thay cha mẹ chống đỡ cả bầu trời. Thế nhưng thật buồn, có những người lại chẳng hề thấu đạo lý đó.

Tôi hiểu được nỗi lòng của những đứa trẻ sinh ra trong nghèo khó, tự ti thì luôn có và lòng lúc nào cũng đau đáu nỗi lo thoát nghèo. Từ lúc còn trên ghế nhà trường, những bạn đó đã có ý thức kiếm tiền. Sáng đi học chiều mò cua bắt ốc bán, ngày đến trường đêm bưng bê phục vụ, làm thêm,…

Vất vả không? Tất nhiên là có nhưng điều gì đã giúp họ vượt qua? Đó chẳng phải là tình yêu thương đối với cha mẹ và gia đình hay sao? Chó chẳng bao giờ chê chủ nghèo, nó vẫn theo bên cạnh quấn quýt và trung thành với chủ dù hoàn cảnh họ có ra sao. Vậy thì chúng ta chẳng lẽ lại chẳng bằng loài vật đáng thương ấy?

Lời kết

Tin chắc rằng, câu tục ngữ “Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo” đã cho chúng ta nhiều suy ngẫm và một bài học ý nghĩa. Bạn đã nhận ra chưa, bạn đã cố gắng hết mình chưa? Đôi lúc, hạnh phúc của cha mẹ chỉ đơn giản là được nhìn thấy bạn cười.

Con cái biết ơn cha mẹ còn không đủ chứ nói gì đến chuyện trách cứ. Bởi lẽ nếu không có cha mẹ thì đã không có bạn như ngày hôm nay. Người không nhớ về nguồn cội, không biết ơn những điều đã cho mình như ngày hôm nay thì mãi mãi cũng không thể phát triển hơn được.

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun