Bé Học Chữ và phương pháp dạy bé học chữ Tiếng Việt

Trần Thị Tố Uyên Thủ thuật 3330 Views

5/5 - (3 bình chọn)

Dạy bé học chữ từ khi còn trẻ nhỏ là điều mà các bậc cha mẹ nên chú ý, những kỹ năng dạy bé học chữ cái tiếng Việt hay học các chữ số đếm, hay bẳng chữ cái ABC tuy đơn giản nhưng nếu không đúng phương pháp cũng là không tốt. Ngày nay, việc các bậc phụ huynh chú trọng dạy con trẻ học chữ từ khi còn nhỏ đã được sự quan tâm hơn trước, các bậc cha mẹ dễ dàng để lên Google tìm kiếm với các từ khóa: bé học chữ, dạy bé học chữ, bé học chữ số, dạy bé học ABC tiếng Việt, bảng chữ cái ABC

Giáo dục trẻ nhỏ luôn được ưu tiên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ. Đặc biệt là việc dạy bé học chữ, học số. Nó không khó; nhưng cũng không phải đơn giản nếu bạn không tinh ý trong việc truyền kiến thức ban đầu cho bé. Người ta thường ví trẻ em như tờ giấy trắng; nếu người lớn khéo dạy bảo thì sẽ có một bức tranh đẹp, tươi sáng. Vậy, khi nào là độ tuổi thích hợp để bé học chữ? Hay đâu là phương pháp dạy bé học chữ, học số? Hãy cùng Gotiengviet.com.vn tìm hiểu đôi chút về chủ đề Bé học chữ ngày hôm nay nhé!

Bé học chữ

Độ tuổi nào thích hợp để bé học chữ?

Có rất nhiều phản ứng trái chiều khi bàn luận tới vấn đề này.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam đều quy định giai đoạn 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ chính thức bước vào lớp 1 và bắt đầu học chữ. Có thể các mẹ nhìn thấy những đứa trẻ xung quanh đều đi học sớm mà lo sợ con mình bị kém cạnh và cứ thế nhiều bố mẹ chạy theo đám đông.

giai đoạn 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ chính thức bước vào lớp 1 và bắt đầu học chữ

Giai đoạn 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ chính thức bước vào lớp 1 và bắt đầu học chữ

Theo phương pháp giáo dục và dạy con của người Nhật: Từ 4 tuổi là độ tuổi trẻ phát huy tính sáng tạo tiềm ẩn bên trong tất cả mọi đứa trẻ một cách tối đa.

Nếu bố mẹ biết hướng đến những cơ hội cho trẻ tiếp xúc và khám phá nhiều hơn với mọi điều trong thế giới xung quanh; đó mới thực sự là giúp trẻ thành công trong tương lai. Việc cố ép con học chữ chỉ làm cho trẻ bị uốn nắn phát triển trong khuôn khổ của việc làm theo hướng dẫn và ghi nhớ; mà không rèn luyện tư duy cũng như suy nghĩ.

Độ tuổi 4 - 5 tuổi là độ tuổi phát triển tư duy sáng tạo. không nên kìm hãm và gò bó bé vào khuôn khổ

Độ tuổi 4 – 5 tuổi là độ tuổi phát triển tư duy sáng tạo, không nên kìm hãm và gò bó bé vào khuôn khổ

Hình thành thói quen học tập cho bé

Để rèn luyện khả năng học chữ, học số của bé và làm sao để các con nhớ bài được, đó là cả một nghệ thuật. Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập.

Hình thành thói quen học tập cho bé

Hình thành thói quen học tập cho bé rất quan trọng

Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học… Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công.

Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.

Phương pháp dạy bé học chữ, học số

Để con nhận thức được mặt chữ, mặt số, cấc ông bố bà mẹ cần có một khéo léo. Thay vì suốt ngày bắt con ăn no mặc ấm và ngồi trong nhà học bài; bố mẹ nên cho bé vui chơi nhiều hơn và có cơ hội ra ngoài khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Cũng với đó, bạn lồng ghép vào bài tập chữ cái, số học, như vậy trẻ sẽ dễ tiếp thu mà không cảm thấy gò ép, áp lực.

Gotiengviet.com.vn xin đưa ra một số phương pháp dạy trẻ sau đây:

1. Học chữ qua cuộc sống

Hãy để bé nhận biết được từ thực liên quan đến những sự vật quen thuộc mà bé được tiếp xúc hàng ngày. Khi cha mẹ thấy bé chú ý tới sự vật nào; hãy nắm bắt cơ hội cho bé học từ đó.

Ví dụ: trời mưa, mẹ hãy dạy bé từ “trời mưa”.

Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói trong cuộc sống, qua những tình huống cụ thể.

2. Vừa học, vừa chơi, vừa cười

 Học chữ qua cuộc sống

Bố mẹ dạy bé chữ qua các trò chơi, có dụng ý. Nhưng đối với bé là dạy một cách vô thức. Học mà chơi, chơi mà học. Không nên định ra chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, hoạt bát trong việc học.

Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của bố mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay. Bởi “quá nóng vội sẽ hỏng việc”.

Mẹ và bé có thời gian học và chơi nhiều hơn

Mẹ và bé có thời gian học và chơi nhiều hơn

Ba mẹ có thể cùng con học qua các trò chơi như: Tìm cặp đôi phù hợp; Ghép chữ cái; Mẹ hát, bé tìm chữ… Tương tự với chữ số, các mẹ có thể dạy con đếm số con vật nuôi trong nhà, đếm số người trong gia đình…

3. Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu”

Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé; hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi. Mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé.

Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu”

Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu”

Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao; xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.

Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.

4. Lấy ví dụ trực tiếp qua hình ảnh

Hình ảnh là một công cụ truyền đạt thông tin rất hiệu quả. Và lấy ví dụ trực tiếp qua hình ảnh là một phương pháp khá phổ biến, đơn giản.

Đó là ba mẹ không chỉ đơn thuần là dạy bé đọc được từng chữ cái riêng lẻ mà còn gắn các chữ cái đó với những từ ghép đơn giản có kèm theo hình ảnh mô tả. Điều này được áp dụng khá nhiều khi bố mẹ dạy bé học bảng chữ cái ABC tiếng Việt.

Ví dụ:

Hình ảnh là một công cụ truyền đạt thông tin rất hiệu quả. Và lấy ví dụ trực tiếp qua hình ảnh là một phương pháp khá phổ biến, đơn giản.

Hình ảnh là một công cụ truyền đạt thông tin rất hiệu quả. Và lấy ví dụ trực tiếp qua hình ảnh là một phương pháp khá phổ biến, đơn giản.

– Khi học đến chữ B: Ba mẹ sẽ đưa ra một loạt các tranh (có từ đi kèm) như: bà, bố, bò,… Nếu muốn con tiếp nhận thêm thông tin tiếng Anh, ba mẹ sẽ đưa ra hình ảnh con chim (bird), chiếc hộp (box),… để các bé nhận thức tốt hơn

.- Khi học chữ D: Mẹ có thể đưa ra bức tranh có con dê. Khi học tiếng Anh, các mẹ sẽ đưa ra từ Dad (bố) để con có cảm giác thân thuộc, dễ nhớ.

Tóm lại:

“Vẽ” gì lên “tờ giấy trắng”? Dạy bé đi từ làm quen đến thuộc lòng bảng chữ cái nếu không có phương pháp thì sẽ khó vô cùng. Nhưng chỉ cần hiểu được đặc điểm của trẻ nhỏ: không thích gò bó; học phải là chơi và chơi cũng là học thì trẻ mới hứng thú và nhớ lâu.

Trong lĩnh vực làm cha mẹ, nhiều người cho rằng đó là thiên chức tự nhiên của con người; tự nhiên sẽ thành người cha, người mẹ tốt. Thực ra hoàn toàn không phải vậy. Muốn làm một người cha người mẹ tốt đều phải học.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun