Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp những trường hợp xảy đến bất ngờ mà mình không kịp trở tay. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là chuyện bạn có thể lường trước nhưng lại chủ quan không giải quyết sớm. Ông bà ta có câu “Nước tới chân mới nhảy” là dành để chỉ những trường hợp như thế.
Chúng ta đều hiểu, chủ động sẽ giúp mình thuận lợi hơn trong mọi tình huống nhưng khuyết điểm rất lớn chưa sửa được của mỗi chúng ta là tính chủ quan.
“Nước tới chân mới nhảy”
Thật ra câu này còn có một phiên bản nữa là “Nước tới trôn mới nhảy”. Từ “trôn” ở đây nghĩa là cái rốn, nước đã tới rốn thì còn nhảy đi đâu? Sau này lưu truyền lại, câu tục ngữ “Nước tới chân mới nhảy” được nhắc đến và lưu truyền rộng rãi hơn nên dân gian đều sử dụng câu này.
Câu tục ngữ này tương đối dễ hiểu, “Nước tới chân mới nhảy” là nước dâng lên tới chân chúng ta mới giật mình và nhảy tránh đi. Lúc này, nói thế nào thì bản thân và đồ đặc xung quanh cũng đã bị ướt hết. Qua đó, ông bà ta muốn đưa ra lời nhắc nhở cho thế hệ sau là làm việc gì cũng nên có sự chuẩn bị. Đừng nên chủ quan kẻo bị giết chết lúc nào không hay.
Tuy vậy, chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy rất nhiều trường hợp trong đời sống hàng ngày phạm phải câu tục ngữ này. Bởi chúng ta thường có tính chủ quan, xem nhẹ mọi việc và hối hận khi tất cả đã xảy ra thì cũng muộn màng. Phải sau nhiều lần như thế, người ta mới rút kinh nghiệm và để mọi chuyện không tiến quá xa. Đây là một tính xấu cần sửa để mọi người có được cuộc sống thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Đừng để “Nước tới chân mới nhảy”
Nói đâu cho xa xôi, kì thi trung học phổ thông quốc gia vừa đi qua và để lại bao nhiêu cảm xúc trong lòng mọi người. Có người vui mừng vì công sức học hành lâu nay đã được đền đáp nhưng cũng có những em phải “khóc ròng” vì trót “Học tài thi phận” hoặc chưa thật sự cố gắng hết mình. Chuyện “Học tài thi phận” thì ít mà chuyện chủ quan, đợi “Nước tới chân mới nhảy” thì vô số kể.
Xem thêm bài viết tham khảo “Học tài thi phận”
Qua phỏng vấn, nhiều em giải bày rằng mình muốn học nhưng sự ngán ngẩm và lười biếng cứ áp đảo. Đúng là “Nước tới chân mới nhảy” rất tai hại vì các em cứ chờ đến sát ngày thi mới lao vào học, lúc đó thì kiến thức khó một tiếp thu một lúc hết được nên mới ra cớ sự. Dẫu biết kỳ thi này rất quan trọng nhưng với tính chủ quan của mình, các em vẫn lựa chọn “chơi trong lo sợ”. Nhưng nói gì lúc này cũng vô ích, kết quả đã phơi bày ra rõ ràng rồi. Đây cũng là bài học cho tất cả các bạn và những bạn ở những thế hệ tiếp theo.
Hy vọng rằng, chúng ta sẽ nhận ra sai lầm của bản thân mình nằm ở đâu và nhất quyết không tái phạm nó một lần nào nữa. Có như vậy, con đường sau này mới trở nên dễ dàng hơn một chút và cuộc sống của chúng ta cũng sẽ thuận lợi hơn. Bài học xương máu này sẽ theo bạn đến hết cuộc đời.
Hối hận cũng đã muộn
Chỉ mong rằng, sự chủ quan của bản thân đừng gây ra những sai lầm quá đáng tiếc. Có nhiều người lúc xưa ham chơi mà nghỉ học sớm, bản thân bây giờ không học thức lại không nghề nghiệp, làm việc gì cũng khó nên rất hối hận. Đến tuổi đi làm, nhìn bạn bè làm ăn phát đạt, công việc nhàn hạ còn mình vất vả rất nhiều mà lương chẳng bao nhiêu nên không tránh khỏi tủi thân. Lại có người vì ham chơi đua đòi mà ăn hết tiền của, đến khi nhìn lại mới phát hiện mình trắng tay,…
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp vô số trường hợp “Nước tới chân mới nhảy”. Tuy vậy, có người kịp nhảy lên thoát khỏi vũng nước còn có người chỉ biết cam đành mắc kẹt ở đó. Sớm biết sẽ như vậy, bạn nên chuẩn bị trước mọi chuyện mà nắm quyền chủ động trong tay để không phải rơi vào thế khó giải quyết.
Hơn nữa, việc để sự việc đến mức “Nước tới chân mới nhảy” càng khiến cho chúng ta thêm bối rối, hoảng loạn và khó tìm ra cách xử lý chu toàn. Vậy nên, giành quyền chủ động vẫn là cách xử lý thông minh nhất. Lúc đó dù có khó khăn, bạn cũng có thể bình tĩnh tìm cách sửa chửa và như vậy, mọi chuyện sẽ dần về đúng quỹ đạo của nó.
Rút kinh nghiệm cho những lần sau
Câu tục ngữ trên cũng là bài học quý giá góp vào hành trang của mỗi chúng ta trên đường đời. Lời người xưa dạy thường không sai và mang đến những giá trị bổ ích giúp cho vốn sống của bạn trở nên phong phú hơn. Nếu mỗi chúng ta đều vạch ra được kế hoạch cho cuộc đời mình và từng bước hoàn thành những mục tiêu đó thì cuộc sống sẽ diễn ra như ý và thuận lợi hơn.
Xem thêm bài viết tham khảo “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Giống như chúng ta bây giờ, nhiều người cứ thoải mái ăn uống rồi cuống cuồng lên giảm cân khi cân nặng mất kiểm soát. Lúc này, việc giảm cân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết vì chúng ta đã quen với việc ăn uống quá đà như thế này. Hoặc nhiều người rượu bia, thuốc lá hả hê đến khi phát bệnh mới cảm thấy sợ. Bây giờ đây, sợ hãi cũng chẳng có ích gì mà còn khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
Tuổi trẻ, chúng ta chạy nhảy và ngông nghênh như những chú ngựa hoang. Chúng ta không kiểm soát được hành vi của bản thân mình và dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Sau này về già, bản thân có hối hận cũng không thể quay lại ngày bắt đầu. Vì vậy, chúng ta nên cẩn trọng trong tất cả mọi chuyện. Dù bạn trẻ có khao khát khám phá và tự do nhưng làm ơn, hãy tự do ở trong khuôn khổ.
Lời kết
Câu tục ngữ “Nước tới chân mới nhảy” mang đến những giá trị đạo đức tốt đẹp và là lời khuyên bổ ích cho mỗi chúng ta. Hy vọng rằng, bài học về sự chủ động sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thuận lợi và suôn sẻ hơn trong quãng thời gian tới.