Ca dao “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 35126 Views

4.1/5 - (36 bình chọn)

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

  Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Từ xưa đến nay, người dân lao động nhất là lao động chân tay đều được hình dung là những người làm việc vất vả. Họ được ví von như hình tượng chân chất, thật thà, cần cù và chịu khó. Thuở ấy, trồng lúa nước được xem là nghề chính và cũng là nguồn sống của nhân dân ta. Một hạt lúa, hạt gạo như là một hạt ngọc của đất trời.

Mỗi khi nghĩ về những cô chú nông dân đang miệt mài trồng lúa ở ngoài kia, tôi lại thấy niềm tự hào xen lẫn xót xa dâng trào. Người dân quê bao đời nay chịu thương, chịu khó đổi lấy chén cơm thơm ngọt nuôi lấy con người. Có ai quên được những giọt mồ hôi đang thi nhau mà rơi lã chã ở ngoài kia….

Hãy nhớ về người trồng lúa

Nước ta khác với các nước phương Tây, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính. Người ta có thể ngán ngẩm vì cháo, hủ tíu, phở,…nhưng có thể ăn cơm quanh năm suốt tháng mà không than vãn. Không những thế, nước ta còn nằm trong danh sách những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Và một hạt cơm thơm dẻo được đổi lấy bằng biết bao giọt mồ hôi.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

“Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Tôi xuất thân từ gia đình nông dân, ba mẹ đều là dân làm ruộng nhưng tôi chưa bao giờ xấu hổ vì điều này. Nghề nào cũng được xem là nghề cao quý, chỉ có kẻ lười biếng, lừa lọc công sức lao động của người khác mới phải xấu hổ mà thôi. Không ít người ái ngại người nông dân “tay lấm chân bùn” nhưng với tôi, họ lúc nào cũng đẹp và thơm mùi lúa mới.

Xem thêm bài viết tham khảo “Muốn no thì phải chăm làm/Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”

Lớn lên với hình ảnh của những cánh đồng bát ngát, chạy loanh quanh cắn đọt lúa non đang thời ngậm sữa và hít hà trước mùi lúa chín vàng rượm,…mới thấy yêu thêm người dân lao động quê mình. Mà hình như chỉ những ai tự tay trồng lúa, chăm bón và thu hoạch mới trân trọng từng hạt như thế, có phải hay không?

Một hạt cơm dẻo thơm đổi bằng bao nhiêu giọt mồ hôi?

Tôi không trách những người xem thường người nông dân. Vì với họ, có lẽ học thức cao siêu, áo quần là lượt, nói năng lịch sự,…mới được xem trọng. Còn những con người quanh năm chỉ lam lũ với ruộng đồng, quần áo cũ sờn, ăn nói chân chất,…thì được đánh giá là không phải phép. Đương nhiên rằng, ai cũng xem trọng người trí thức nhưng “thừa thầy thiếu thợ” thì cũng thua. Chỉ có những người biết chỉ tay năm ngón mà không có người thực hành thì làm sao?

Người nông dân thật sự đáng được trân trọng rất nhiều vì hạt cơm mà chúng ta ăn đều được đổi bằng mồ hôi và công sức của họ.

“Cày đồng đang buổi ban trưa

  Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Thử nghĩ xem, so với việc văn phòng ngồi máy lạnh thì những người nông dân đang lao động giữa tiết trời như muốn thiêu đốt tất cả ngoài kia đã phải mệt mỏi như thế nào. Trồng lúa nào có phải là việc dễ dàng, phải bỏ công sức, thời gian và thậm chí là tiền bạc mới mong có ngày nên thành quả tốt đẹp.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

  Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Phải rồi, ăn một bát cơm thì dễ chứ để làm ra bát cơm đó người trồng phải chịu biết bao nhiêu vất vả lẫn gian nan?

Trân trọng người tạo ra giá trị cho chúng ta.

Trong số mọi người ở đây, có ai không ăn cơm mà sống không? Trân trọng người lao động vừa là thể hiện sự hiểu biết vừa tô điểm thêm truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Biết ơn người trồng lúa như thể hiện lòng tri ân đến người đã gián tiếp tạo ra giá trị cho mình.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

“Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hạt cơm đã nuôi lớn chúng ta từ ngàn xưa nên tôn trọng những người tạo ra nó cũng là một trong những đạo lý cần ghi nhớ. Bạn chê bai và coi thường những người dân lao động nhưng nếu không có họ thì chúng ta biết sống như thế nào? Ai cũng giành phần nhẹ thì phần nặng thuộc về ai?

Xem thêm bài viết tham khảo “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

  Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng. Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

“Lao động là vinh quang”

Bất kể ngành nghề nào miễn tạo ra giá trị thì đều cao quý và đáng được xem trọng. Không ai có thể coi thường người dân lao động vì không có họ thì sẽ không có những con người trí thức như bây giờ. Thuở xưa, ông bà ta chẳng phải đều là người dân lao động chẳng tay cả đấy sao?

Người không làm thì không sao hiểu hết được nỗi vất vả của người làm. Lẽ dĩ nhiên rằng, nghề nào cũng có cái khó của nó nên chúng ta đừng so sánh thiệt hơn. Chỉ cần biết rằng, sống chan hòa với nhau và cùng nhau đưa đất nước đi lên mới chính là mục tiêu cao cả và tốt đẹp.

Lời kết

Ai cũng xứng đáng được ghi nhận và tôn trọng bởi họ đã cống hiến hết mình. Lao động không chỉ cho bản thân mà còn tạo ra giá trị cho gia đình và lợi ích của xã hội. Hãy trân trọng hạt gạo như những hạt ngọc của trời cao, trân trọng người lao động như người đã bỏ công vun trồng cho mình được hưởng thành quả.

Hôm nay và mai sau nữa, chúng ta hoàn toàn có thê tin rằng đất nước mình sẽ vươn tới những thành công lớn lao. Công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, nước ta sẽ lại trở thành nước xuấ khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới,…Đó hẳn sẽ là một ngày không xa….

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun