Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 6930 Views

5/5 - (1 bình chọn)

“Tránh voi chẳng xấu mặt nào”

Người sống ở trên đời ngoài tài năng còn sự cố gắng. Song song đó, việc đối nhân xử thế cũng nên nắm rõ trong lòng bàn tay để thuận lợi hơn trong cuộc sống. Rõ ràng, người hiểu được chuyện đời, biết cách khéo léo dung hòa sẽ được lòng mọi người hơn, mà được lòng người thì chuyện gì cũng dễ.

Chúng ta không xu nịnh, không a dua hay nói sai sự thật để làm vừa lòng ai. Chỉ là, biết người biết ta biết dung hòa lúc nào cũng tốt hơn. Giống như tục ngữ có câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, con voi to như thế nên tránh đi thì tốt hơn, cứ ngoan cố đứng gần nó thì có ngày cũng bị giẫm nát.

“Tránh voi chẳng xấu mặt nào”

Kho tàng văn học dân gian của người Việt Nam chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú, đó cũng là niềm tự hào của toàn dân tộc. Chúng ta sẽ đi giải thích một chút về ý nghĩa của câu tục ngữ “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Bao giờ cũng thế, mỗi câu tục ngữ đều có hai mặt nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Về mặt nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu đơn giản: voi là loài vật to lớn, tránh đối đầu với chúng để giảm rủi ro, thiệt hại là điều khôn ngoan và cần thiết. Về nghĩa bóng: việc nhượng bộ, lùi bước trước kẻ mạnh nhằm đảm bảo an toàn, thiệt hại thì cũng là điều bình thường, không đáng xấu hổ  hay mất thể diện. Chúng ta biết lượng sức mình, biết quá khó mà lui không chỉ bảo vệ được bản thân mà còn không khiến mọi chuyện đi quá xa.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những kẻ mạnh nhưng ngang ngược, hống hách, hoặc cậy quyền, cậy thế mà làm những điều sai trái. Và nhiều khi chúng ta cũng không thể vì sợ chúng mà nhân nhượng với chúng, cần phải trừng trị vì lợi ích chung của tập thể, cộng đồng. Lúc đó chúng ta cần phải dũng cảm đứng lên để nói lên công lý và bảo vệ lẽ phải. Như vậy là sự né tránh không phải khi nào cũng là hành vi ứng xử phù hợp, cần cân nhắc, xem xét bản chất của vấn đề để quyết định né tránh hay không?

Tự lượng sức mình, cư xử khôn ngoan

Thực chất trong đời sống hàng ngày, chẳng ai mà muốn vây vào việc khó khăn hay nguy hiểm làm gì. Tình huống giả định, bạn gặp một con voi khổng lồ đi lạc thì chắc chắn bạn cũng sẽ chạy mất dép. Ở đây, chúng ta còn chưa xét tới việc nó hiền hay dữ, nguy hiểm hay lành tính,…chỉ riêng thân hình đồ sộ có thể đè bẹp mọi thứ bất cứ lúc nào đã đủ để chúng ta phải chạy trước rồi.

Vậy nên khi gặp kẻ thù mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, việc tránh đối đầu với kẻ thù để bảo vệ bản thân thoát khỏi vòng vây nguy hiểm là chuyện rất bình thường. Giống như lấy lùi làm tiến, bạn nên suy xét cho đại cuộc và hành động những việc quan trọng hơn. 

Xem thêm bài viết tham khảo“: Đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy

Thật vậy, cuộc sống này có quá nhiều kẻ thù mạnh, khi chúng ta chưa đủ mạnh bằng họ, hãy tạm thời tránh mặt để tìm cơ hội khác. Nếu chúng ta cứ cứng đầu, nhất quyết phải đối đầu để thể hiện chính nghĩa thì thiệt hại, rủi ro sẽ về phần mình.

Trong chiến trận, bài học đó đã được áp dụng triệt để. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhân dân ta đã không ít lần né tránh kẻ thù vì biết sức mình. Hiểu người, hiểu mình thì từ đó, bạn mới tìm được con đường đúng đắn để đi tiếp. Bằng chứng là qua những chiến lược khôn ngoan đó, nhân dân ta đã giành lại được đất nước, thoát khỏi cuộc sống nô lệ hơn một nghìn năm.

Thực tế trong đời sống

Rõ ràng, việc bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm một cách khôn ngoan là điều rất đáng được tuyên dương. Tuy nhiên, có phải lúc nào né tránh cũng là cách ứng xử khôn ngoan không? Chúng ta cần phải suy xét và nhìn nhận sự việc theo kiểu đa chiều. Xã hội có không ít những kẻ thù ngang ngược, bạo tàn, tham lam. Khi chúng ta càng né tránh chúng càng được thể gây thêm nhiều điều xấu xa, tội ác. Giống như bác đã từng nói: “Mình càng nhân nhượng, kẻ thù càng lấn tới”.

Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Nhất là xã hội bây giờ, con người dân trở nên biến chất, suy đồi, tham lam, độc ác và không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Hàng ngày, chúng ta đọc tin tức trên các phương tiện truyền thông hẳn cũng đã biết. Nạn trộm cướp, giết người, biến thái, xâm hại trẻ nhỏ, bóc lột sức lao động,…nếu chúng ta không lên tiếng thì chúng sẽ càng lấn tới.

Có những lúc, bạn nhìn thấy những hành vi của kẻ xấu xa ngay trước mắt nhưng vì nhiều lý do như: sợ bị trả thù, ngại,…lại không dám lên tiếng. Chính sự im lặng của bạn đã làm cho thêm biết bao nhiêu người bị hại và kẻ ác vẫn nhởn nhơ hoành hành. Đó chính là hành động hèn nhát, đáng xấu hổ chứ chẳng phải “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

Suy nghĩ về bản thân

Hãy thử suy nghĩ và hồi tưởng lại, bạn đã từng là những nhân vật hèn nhát trong câu chuyện kể trên chưa? Bạn đã phải hối hận hay cảm thấy dằn vặt vì mình vào một thời điểm nào đó đã không làm theo đúng lẽ thường chưa? Chúng ta vì ngần ngại, vì sợ nhiều thứ trên đời mà để bản thân đi sai hướng. Hy vọng rằng, những chuyện đã qua sẽ là bài học để bạn không bao giờ mắc phải sai lầm đó nữa.

Xem thêm bài viết tham khảo:  “Lùi một bước tiến ngàn dặm”

Câu tục ngữ “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” đang nói về một mặt của vấn đề, những trường hợp cần thiết né tránh để chờ những cơ hội sau. Còn đối với những vấn đề cấp thiết, nhức nhối thì bạn cần phải lên tiếng ngay. Đó thuộc về vấn đề lương tâm và chẳng có ai muốn mình sống trong dằn vặt cả.

Lời kết

Tóm lại, câu tục ngữ “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” là bài học sâu sắc của cha ông ta dành cho con cháu đời sau. Bạn nên dựa vào từng tình huống để có cách ứng xử cho phù hợp. Chúc các bạn thành công.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun