Quýt làm cam chịu

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 5393 Views

5/5 - (3 bình chọn)

Chuyện ở đời, chúng ta khó nói trước được điều gì, không phải cứ sống một cách yên phận là sẽ nhận lại một đời bình an. Nhiều lúc bản thân bạn sống tốt mà tai họa ở đâu rơi trúng đầu và phải nhận lấy một cách oan ức. Cho dù bạn không làm, bạn không muốn nhưng cuộc sống thường không như ý mình.

Người xưa có câu “Quýt làm cam chịu”, kẻ gây ra tội lỗi thì nhởn nhơ còn bản thân mình lại phải nhận lấy hậu quả. Dẫu không muốn nhưng cuộc đời này có mấy khi được công bằng?

Giải thích câu tục ngữ “Quýt làm cam chịu”

Câu tục ngữ “Quýt làm cam chịu” dùng để diễn tả về một trường hợp thường diễn ra trong cuộc sống. Theo dân gian, nó xuất phát từ kinh nghiệm trồng trọt cũng như làm vườn của nhân dân ta. Người trồng cam giải thích về nguồn gốc câu “Quýt làm cam chịu” theo nghĩa như thế này. 

Quýt làm cam chịu

Quýt làm cam chịu

Cam và quýt là hai loại trái cây cùng họ nhưng nếu trồng chung trong một vườn thì sẽ khiến cả hai loại quả đều kém ngon và cho ra năng suất thấp. Vì thế, ai muốn có cam hay quýt thuần chủng, giữ được hương vị riêng thì phải trồng tách biệt mỗi loại cây một nơi. Trong một vườn, đã trồng cam thì thôi trồng quýt, mà đã trồng quýt thì thôi trồng cam. Cam mà “làm”thì quýt phải “chịu” và ngược lại “Quýt làm cam chịu”. Với cách hiểu nghĩa gốc của câu tục ngữ như vậy thì cam và quýt ở đây là những loài cây trồng, đối tượng của người làm vườn, còn làm hay chịu là hành động của người làm vườn ấy.

Mượn hình ảnh cam và quýt, người xưa muốn lồng ghép nghĩa bóng vào câu tục ngữ với ý than trách. Đôi khi, chuyện không phải do mình làm mà bản thân buộc phải gánh chịu một cách oan ức. Một phần thì thực tế cuộc sống thiếu công bằng, một phần để nhắn gửi cho chúng ta về thái độ đối diện với những bất công trong cuộc sống.

Hiện thực cuộc sống

Sự bất công có thể diễn ra ở khắp mọi nơi và đôi khi, người không biết nghĩ lại gây ra hậu quả liên lụy đến cả những người xung quanh mình. Chúng ta có thể bắt gặp trường hợp “Quýt làm cam chịu” ở mọi môi trường, đó là chuyện bình thường và đã trở nên hiển nhiên trong cuộc sống.

Xem thêm bài viết tham khảo: “Con hát mẹ khen hay”

Một người gây ra lầm lỗi, một người gánh chịu là câu chuyện nghe qua có lẽ làm rất nhiều người thấy bức xúc. Thế nhưng, mọi chuyện ở trên đời vốn thường không dễ theo ý muốn của mình. Vì vậy, việc học cách chấp nhận cũng là bài học “vỡ lòng” quan trọng mà bạn nên nắm rõ.

Ví dụ trong công ty, một vài người lãng phí điện nước, vứt rác lung tung thì ai cũng bị sếp nổi cơn thịnh nộ. Hay nói đúng hơn là người phụ trách bộ phận sẽ “hứng đạn” nhiều nhất. Trong lớp học, kẻ đầu têu nói chuyện, chọc phá bạn bè hại cả lớp bị mất thi đua, mất tiền thưởng mà còn bị mắng oan. Chính quyền tạo công ăn việc làm cho người lao động, có người lại chỉ thích hưởng thụ sinh ra lười nhác, trộm cắp,..làm lòng người oán thán,..Nó thật giống như việc “con sâu làm sầu nồi canh” vậy.

Chấp nhận và ứng phó linh hoạt

Thật ra, nếu chúng ta biết quy luật của cuộc sống vốn là như thế thì sẽ tìm cách giải quyết hậu quả thông minh nhất hơn là than trách. Câu tục ngữ “Quýt làm cam chịu” chính là để nói về vấn đề “một người lầm lỗi nhưng một người phải chịu tội”. Mà lần chịu tội đó có chút bất đắc dĩ và rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” mà bản thân bạn cũng chưa lường trước được.

Quýt làm cam chịu

Quýt làm cam chịu

Ví dụ, mẹ giao cho bạn ở nhà trông nom em, bạn để em tự do đi lại vui chơi và em bé bị ngã. Mẹ về mắng bạn còn bạn lại nghĩ mình làm vậy để em thoải mái, xong lại than trách “Quýt làm cam chịu”. Hay như con mèo nhảy qua cái bàn làm rơi đĩa thức ăn, bạn cũng bị mắng vì không trông coi cẩn thận nhưng bạn nghĩ nó nhanh như thế làm sao trở tay kịp. Có lòng tốt mượn tiền giúp bạn bè xong bạn lại giật luôn tiền làm bạn không biết xoay sở sao với chủ nợ,..nhiều lúc chỉ biết ngậm ngùi nuốt đắng cay và trách sao mình số nhọ quá mà thôi.

Cái vận đen “Quýt làm cam chịu” cứ đeo bám bạn mãi, nhiều lúc chỉ muốn cười khổ để cho qua. Rõ ràng là, bạn cảm thấy mình chỉ có ý tốt, mình không làm sai nhưng cuối cùng mọi việc đổ vỡ và y như rằng tất cả lại là lỗi của bạn. Nếu biết cuộc sống khó khăn như vậy, liệu chúng ta có muốn đi theo con đường trở thành người tốt nữa không? Kẻ xấu thì nhởn nhơ trong khi mình tử tế thì toàn gặp vận rủi, cuộc đời có những lúc buồn như vậy đấy.

Sống đúng mực dù đời cơ cực

Nói thì nói thế nhưng quy luật “ở hiền gặp lành” của ông cha ta từ bao đời nay truyền lại vẫn không thể nào sai. Rằng nếu bạn sống lương thiện thì quả ngọt chắc chắn sẽ về tay. Bạn có thể thi thoảng than vãn vài tiếng, đôi lúc chán chường trong mớ rắc rối của cuộc sống nhưng tuyệt đối đừng bỏ cuộc và đừng đánh mất bản thân mình. Bạn là ai chứ, bạn dễ dàng bị cuộc đời đánh bại như vậy sao?

Bài viết tham khảo: “Lùi một bước, tiến ngàn dặm”

Dù sao cố gắng của bạn không được công nhận, dù cho nhiều lần gặp phải bất công,.. nhưng đó chưa phải là tất cả. Tương lai cũng bạn còn dài, bạn còn phải đi một hành trình rất xa nữa mới chạm được đích. Mặc kệ thế giới ngoài kia xoay vần ra sao, bạn vẫn là một cá nhân rất “đỉnh” vì sống đúng với lương tâm của mình.

Gặp trường hợp “Quýt làm cam chịu” vài lần, bạn cũng đừng nản lòng vì người hiểu và tin tưởng bạn mới là người cần kết giao trong cuộc sống của bạn. Mặc kệ những điều râu ria xung quanh đi, cuộc sống có mấy khi công bằng đâu. Hãy mạnh mẽ đối diện và xem nó như là một thử thách nhỏ, thử thách mà ai cũng sẽ gặp phải trong đời.

Lời kết

Câu tục ngữ “Quýt làm cam chịu” là lời dạy của ông bà ta về thực trạng thường gặp của cuộc sống. Qua đó, họ cũng nêu ra bài học khuyên bạn nên chấp nhận và thông minh đối mặt với mọi chuyện. Đừng đòi hỏi sự công bằng trong cuộc sống, bạn hãy tự tôi luyện mình mạnh mẽ để có thể đương đầu với mọi khó khăn ở trên đời.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun