Thành ngữ “Khác máu tanh lòng”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 14395 Views

5/5 - (3 bình chọn)

“Khác máu tanh lòng”

Đây là một trong những câu thành ngữ gợi cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ. Ngồi ngẫm về sự đời, về con người và bạn càng thấm thía hơn về câu nói này. Đến người cùng máu mủ mà còn không thương, lừa hại nhau thì những người khác máu làm sao đối đãi với nhau tử tế được.

Liệu rằng, “Khác máu tanh lòng” là quy luật muôn đời vẫn thế hay con người ta đang dần đánh mất đi những giá trị tốt đẹp quanh mình.

“Khác máu tanh lòng”

Hiểu một cách đơn giản, “Khác máu tanh lòng” nghĩa là những người không cùng huyết thống, không ruột thịt thì sẽ đối xử tệ bạc với nhau. Dù cái thời này hay thời xưa, chuyện “Khác máu tanh lòng” vẫn không hề xa lạ. Người thân thiết, ruột thịt mà người ta còn chẳng yêu thương nhau huống chi là người xa kẻ lạ.

“Khác máu tanh lòng”

“Khác máu tanh lòng”

Có lẽ, bản thân con người luôn có những tính cách được gọi là xấu xí. Mỗi người sinh ra đều đơn thuần và đầy tính thiện lương. Nhưng theo thời gian, môi trường sống và nhiều yếu tố xung quanh biến chúng ta trở nên khác xa với những đức tính tốt đẹp đã mang ban đầu. Có thể là hoàn cảnh, cũng có thể là do bản thân mình, điều đó vốn đã không còn quan trọng nữa.

Chúng ta cảm nhận rằng mình dần trở nên ích kỷ, xấu xa hay tệ hơn là bạn không còn cảm nhận được điều đó. Cái quan trọng nhất là thấu hiểu đạo nghĩa, biết rung cảm trước tình người cũng bị chúng ta dần đánh mất đi. Một con người liệu có còn được xem là người hay không khi chẳng có tình người? Đó sẽ mãi chỉ là một câu hỏi mà người hỏi không muốn nghe câu trả lời vì bây giờ, cuộc sống đã tàn khốc đến mức xót xa.

Quan hệ giữa những người không máu mủ

Điển hình cho mối quan hệ “Khác máu tanh lòng” là mẹ chồng và nàng dâu. Từ trước đến nay, hai nhân vật này có hòa thuận được mấy người, toàn thấy đối nghịch nhau là nhiều. Mẹ chồng khắc nghiệt với con dâu, con dâu lại hỗn láo với mẹ chồng. Cứ như thế, mối quan hệ này dần đi vào ngõ cụt và không lối thoát. Thậm chí, con dâu ngoan hiền thì gặp mẹ chồng cay nghiệt; con dâu đanh đá thì lại gặp mẹ chồng hiền lương. Mỗi người mỗi tính khó có thể dung hòa.

Trong những trường hợp này, gặp phải người chồng nhu nhược, không có chính kiến thì coi như thất bại. Phải chăng, đó là lý do mà người xưa dạy “Khác máu tanh lòng”, những người không phải ruột thịt khó mà dành tình cảm thật cho nhau? Mẹ chồng muôn đời không thương nổi con dâu vì nghĩ đó là người ngoài, còn con dâu thì cũng tương tự như vậy.

Giá như, họ suy nghĩ thoáng hơn thì mọi chuyện đâu đến nỗi. Cưới một cô con dâu cũng giống như có thêm một đứa con gái không mất công nuôi dưỡng, bạn chỉ cần dành tình thương thật lòng thì họ sẽ luôn chăm sóc tử tế với bạn. Mẹ chồng cũng chính là người sinh ra chồng mình, nếu bạn thật lòng thương chồng thì phải cảm ơn người phụ nữ ấy. Nếu không có bà thì bạn sẽ không gặp được người vừa ý như chồng mình. Chuyện gì cũng vậy, nhường nhau mỗi người một ít mà sống.

Đừng để cái xấu ngự trị

Thêm một mối quan hệ muôn đời đối nghịch đó là mẹ ghẻ và con chồng. Mỗi ngày, chúng ta tiếp nhận biết bao nhiêu thông tin về những bà mẹ ghẻ hành hạ con chồng một cách tàn nhẫn và mất nhân tính. Đó chắc chắn là đại diện rõ rệt nhất cho câu thành ngữ “Khác máu tanh lòng”. Phải chăng giữa những người không cùng chung máu mủ thì việc yêu thương nhau trở nên cực kì khó khăn.

“Khác máu tanh lòng”

“Khác máu tanh lòng”

Vì không phải người thân ruột thịt nên con người ta lại đối đãi với nhau tệ bạc và khắt khe. Nói sao cũng cùng là người chung một nước, dẫu không thương nhau cũng đừng nên ghẻ lạnh, trù dập. Bất chợt một lúc nào trong đời, chúng ta cảm thấy xót xa về một phận người lênh đênh trôi nổi. Trong khi mình no ấm đầy đủ còn họ lại cực khổ gian nan. Đừng nói đó là người thân của mình, dẫu chỉ là một người lạ thì bạn cũng sẽ cảm thấy đau xót.

Xem thêm bài viết tham khảo “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”.

Từ xưa đến nay, dân tộc ta đều nổi bật với truyền thống “Thương người như thể thương thân”, tinh thần giúp đỡ, đùm bọc nhau chưa bao giờ là thiếu. Thế nhưng dần dần, tinh thần ấy cứ phai nhạt đi và để cho những cái xấu xa lên ngôi. Mỗi người vì lợi ích của bản thân mình mà hãm hại đồng bào, vì thú vui ích kỉ mà miệt thị người cùng dân tộc. Liệu đến bao giờ, chúng ta mới thức tỉnh và thôi đi những hành động sai trái ấy?

Hy vọng về một tương lai tốt đẹp

Người xưa có câu “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, nghĩa là con người sinh ra đều mang tính thiện là tính chất nguyên sơ ban đầu. Sau này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà tiếp tục phát triển tính thiện hay trở nên tốt đi. Và trẻ em đại diện cho những thế hệ tương lai tốt đẹp. Vậy nên, nếu chúng ta bồi dưỡng những đứa trẻ ngay từ đầu thì chúng sẽ trở nên những người thực sự có ích cho xã hội. Mà có lẽ rằng, chúng chỉ cần không gây hại cho bản thân mình và người khác thì đã xem như là một hành vi tốt rồi.

Cho đến bây giờ, câu nói “Khác máu tanh lòng” vẫn còn được phổ biến rộng rãi. Người ta bắt đầu quen dần với chân lý đó và đã thôi bất ngờ khi gặp phải những trường hợp như thế. Thật ra, còn nhiều lắm những câu chuyện tốt đẹp từ những người không còn chung máu thịt. Những gia đình nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi, những người xa lạ khốn khổ lại về chung một mái nhà và nương tựa lẫn nhau, những chương trình từ thiện đầy tính nhân văn,…

Tôi tin rằng, thế hệ mai sau nếu được giáo dục tốt thì sẽ thay chúng ta phát triển đất nước này hơn thế nữa…

Đoạn kết

Rồi đây, quan niệm “Khác máu tanh lòng” sẽ dần chìm vào dĩ vãng và mở đường cho những giá trị tốt đẹp lên ngôi. Chúng ta cứ tin vì hiển nhiên sự thật sẽ là như thế.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun