Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 12642 Views

5/5 - (3 bình chọn)

Thói quen là thứ vừa đáng yêu vừa đáng sợ, nó sẽ đáng yêu nếu nó là thói quen tốt, giúp xây dựng bản thân bạn trở nên hoàn thiện hơn. Còn nếu là thói quen xấu sẽ đáng sợ biết bao, bởi lẽ nó len lỏi và lớn lên trong bạn từng ngày đến nỗi để bạn phải phục tùng nó.

Ông bà ta ngày xưa có câu “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”, một thói quen xấu cho dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta. Bởi vì khi nó còn nhỏ, bạn còn không thể kiểm soát nổi huống chi là chờ nói lớn lên.

“Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”

Nhìn chung, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam đều khá quen thuộc với mỗi người. Và câu tục ngữ trên cũng không ngoại lệ. Xét về nghĩa đen, câu “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” đưa ra ý nghĩa rất rõ ràng trong mặt chữ. Người thường xuyên ăn cắp sẽ quen tay, thấy đồ đạc liền táy máy tay chân muốn lấy, lâu dần dẫn đến không cách nào bỏ được. Tương tự, người ngủ ngày quen mắt quen giờ, thậm chí ngủ càng ngày càng nhiều hơn và phần lớn thời gian dành hết cho việc ngủ.

Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

Suy về nghĩa bóng rộng ra, ông bà ta muốn nhắc nhở mỗi người hãy cẩn thận với những thói quen xấu. Bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều và rất sâu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Một lần phạm sai lầm có thể châm chước tha thứ được nhưng quá nhiều lần như vậy thì đúng là chuyện không thể chấp nhận. Bạn đừng nghĩ có thể điều khiển được bản thân mình vì một khi thói quen đã ăn sâu vào trong máu thì không cách nào kiềm chế được đâu.

Lời nhắc nhở luôn còn đó nhưng tự mỗi người hiểu và có thực hiện được nó hay không mà thôi. Nếu chúng ta biết tự tránh xa những thói quen xấu, hình thành thói quen tốt thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Thói quen hình thành từ những điều nhỏ nhặt

Cho dù là những tên cắp chuyên nghiệp thì họ cũng đã từng đi lên từ những điều nhỏ nhặt. Lúc nhỏ chỉ là trộm cái kẹo, cái bánh, trái xoài, trái ổi,…lớn lên một chút có thể là cây bút, cái thước,…thêm chút nữa là những thứ lớn lao hơn,…Cứ như vậy, thói quen và suy nghĩ hình thành rằng, mình lấy thêm một chút nữa cũng chẳng sao vì mình đã trót lọt quá nhiều lần rồi!?

Xem thêm bài viết tham khảo:Gà què ăn quẩn cối xay

Thật ra có những người không gọi tên là kẻ cắp nhưng vẫn là kẻ cắp. Có vẻ khó hiểu nhỉ, vậy thì ví dụ ra cho đơn giản xem nào. Thời đi học,một số bạn sẽ chơi ăn gian, nhìn trộm bài tập hay bài kiểm tra của bạn học giỏi để được điểm cao. Như vậy cũng được xem là một loại đánh cắp lấy đi công sức của người khác.

Lớn hơn một chút mình lại xài chung đồ đạc với bạn bè, từ cái bút, cái khăn đến những hộp sữa, cái bánh,…bạn bè thân thiết dùng chung hay ăn chung cũng chẳng sao nhưng nếu điều đó thành thói quen sẽ dẫn đến đổ vỡ mối quan hệ.

Tôi có đứa em đang còn là sinh viên, nó vừa chán nản vì tan vỡ mối quan hệ với bạn cùng phòng. Chuyện chẳng có đáng gì nếu như cô bạn của em tôi không quá vô tư đến vô duyên, chính thói quen xấu khiến người ta trở nên xấu xí trong mắt người khác. 

Cô bạn nọ ban đầu còn ăn chung, uống chung, dùng đồ đạc chung với em tôi, cả hai xem đó là sự sẻ chia nhưng lâu dần đồ của người khác biến thành đồ của mình. Em tôi mua một thùng sữa, cô bạn uống miễn phí hết gần một thùng, lấy mỹ phẩm của em dùng từ đầy đến vơi cạn, lấy quần áo mặc không thèm hỏi,…

Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

Chính những điều đó làm mối quan hệ dần rạn nứt và đi đến bờ vực. Bởi lẽ, chúng ta không thể tiết chế, không kiểm soát được thói quen xấu của mình. Những lần đầu là lấy một ít, dùng một ít, sau lại ngày càng quá đáng và biến mình trở nên thật khó để chấp nhận. Giống như việc đi làm, xài miễn phí bút, giấy, văn phòng phẩm của công ty. Có khi, bạn còn mang chúng về nhà một cách vô tư và phân phát cho người nhà vì nhiều quá? Những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt lại khiến chúng ta ngày càng xấu đi, thật không đáng.

Thói quen chính là đáng sợ như vậy, nó thấm và tiêm nhiễm vào người chúng ta lúc nào chẳng hay chẳng biết. Để rồi khi nhận ra, bạn sẽ chỉ biết hối hận muộn màng. Điều này khiến cho mọi người bạn tốt dần bỏ ta mà đi, dần xa lánh và chúng ta trở nên bị cô lập.

Tham khảo thêm:Lòng tham vô đáy

Ông bà ta nói “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” chẳng sai, việc mình làm nhiều lúc như một thói quen và chẳng biết đúng hay sai nữa rồi. Vì vậy, bạn cần kiểm soát bản thân mình để tránh bước vào con đường lầm lỡ. Đừng để khi bản thân nhận ra thì hối hận muộn màng, mọi chuyện khó sửa chữa.

“Dạy con từ thuở còn thơ…”

Trẻ nhỏ dễ dạy, dễ uốn nắn nên người lớn hãy hướng dẫn chúng từ khi còn nhỏ. Người lớn nên là tấm gương sáng hoặc ít nhất, bạn cũng nên chỉ cho con trẻ phân biệt được đâu là đúng sai. Có những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng khi chúng ăn sâu thành thói quen sẽ rất khó sửa chữa. 

Tương tự như những ví dụ kể trên, việc nhờn cho trẻ lấy miếng bánh, cái kẹo mà không hỏi ý người lớn đã là sai. Sau này khi lớn lên, trẻ sẽ trở nên càng tự nhiên hơn và tự nhiên biến thành những thứ tiêu cực là điều có thể đoán trước.

Tóm lại, bạn hãy uốn nắn cho mỗi thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước ngay từ khi còn nhỏ. Điều đó sẽ giúp hình thành thói quen tốt và giúp ích cho cuộc sống sau này của mỗi người.

Lời kết

Câu tục ngữ “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Qua đây, chúng ta cũng đã tự rút ra cho mình những bài học giá trị và ý nghĩa riêng. Mong rằng, bạn sẽ không nuôi dưỡng để những thói quen xấu lớn dần và trở thành những người tốt như mình vẫn ước mơ thuở nhỏ.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun