Bảng chữ cái Tiếng Nhật là hành trang cần thiết cho người mới bắt dầu học Tiếng Nhật, điều đầu tiên cần thiết là học thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Nhật chủ đạo đó là bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji.
Các bạn cũng dễ dàng Gõ tiếng Nhật trên Máy tính với Unikey: Gõ Tiếng Nhật cho Win7, Win8, Win10, Unikey
Gõ hiragana: Chọn kiểu gõ hiragana. Về cơ bản thì để gõ chữ hiragana bạn cần gõ chữ cái tương ứng, ví dụ: gõ “ka” (k + a) sẽ cho ra chữ ka hiragana: “k” + “a” = “か”.
つ: tsu (hoặc tu)
ふ: fu (hoặc hu)
し: shi (hoặc si)
Để gõ các trường âm (như sha, shou, chou, jou,…)
しょ : sho
しょう : shou
ちょう : chou
じょう : jou
じょ : jo
ちゅ : chu
りゅう: ryuu
りょ : ryo
りょう: ryou
みょう: myou …..
(Chú ý: しよう thì gõ thông thường: shi + you)
や: ya
ゆ: yu
よ: yo
を: wo …..
Hàng za, ji, zu, ze, zo: Riêng じ có 2 cách gõ
ざ: za
じ:ji, zi
ず: zu
ぜ:ze
ぞ:zo
づ: du
ぢ: di …..
じゃ: ja
じゅ: ju
じゅう: juu …..
Chữ nhỏ: Dùng x (hoặc “l”) trước mỗi chữ
ぁ: xa (la)
ぃ: xi (li)
ぇ: xe
ぅ: xu
ぉ: xo
ゃ: xya (lya)
ゅ: xyu
ょ: xyo
Chữ “tsu” nhỏ (âm lặng): Gõ 2 lần phụ âm đứng sau
さっき: sakki
もっと: motto
まっちゃ:maccha
Chữ “n” ( ん): Gõ “nn”, nếu sau đó là phụ âm nối tiếp thì chỉ cần gõ một chữ “n” (nếu nguyên âm thì phải gõ hai lần “nn” nếu không sẽ thành “na”, “ni”,…)
くん: kunn
くんしゅ: kunshu (hoặc kunnshu với 2 chữ: “nn”)
*Gõ katakana:
Cách 1: Chọn kiểu gõ katakana.
Cách 2: Gõ Hiragana (đừng ấn Enter) rồi ấn F7.
*Gõ kanji: Chọn kiểu gõ hiragana. Gõ xong cách đọc hiragana ấn phím cách (Space Bar) để chuyển đổi, IME sẽ hiện một danh sách để bạn chọn (ấn tiếp phím cách để chọn cụm từ tiếp theo, khi nào ưng thì ấn Enter).
Ví dụ: Để gõ chữ “HạnhPhúc” thì bạn gõ “k o u f u k u” sẽ được こうふく (đừng gõ Enter vội), ấn phím cách thì sẽ hiện một danh sách, chọn chữ “幸福” và ấn Enter.
Về cơ bản, để gõ tiếng Nhật bạn phải gõ chữ hiragana trước rồi ấn phím cách (space bar) để chuyển đổi sang từ tiếng Nhật, bằng kanji như 食事 (bữa ăn), hay katakana như サル (con khỉ) hay 食べる (ăn); sự chuyển đổi này gọi là 変換 (henkan, “biến hoán” = chuyển đổi).
Tất nhiên là sẽ có chuyển đổi nhầm (誤変換, gohenkan, “ngộ biến hoán”), ví dụ thay vì chuyển “seisei” thành 精製 (tinh chế) thì lại thành 生成 (sinh thành). Một số thuật ngữ phần mềm nhập tiếng Nhật (Japanese IME):
誤変換: Chuyển đổi nhầm
誤字: Chữ sai
脱字: Chữ sót (gõ thiếu)
誤字脱字: Chữ sai, chữ sót
Tại sao tôi hướng dẫn bạn cách gõ trên?
Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi lại hướng dẫn bạn gõ:
つ: tsu thay vì tu
し: shi thay vì si
しょう: shou thay vì syou, v.v….
Đúng là có nhiều cách gõ, tuy nhiên tôi muốn các bạn gõ theo đúng cách phát âm, như vậy sẽ vừa nhớ cách gõ mà vừa nhớ cách phát âm luôn. Trong một bài khác tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách gõ ký hiệu bằng tiếng Nhật một cách đơn giản sử dụng Japanese IME, ví dụ:
Ngôi sao: ★☆ (hoshi) Tứ giác: ◆ ◇ ■ (shikaku) Hình tròn: ● ◎ (maru) Chữ Hi Lạp: α (arufa) Ω (omega) Chữ cái tiếng Nga: Ш (sha) ж (je) Mũi tên: ↑ ⇔ (yajirushi) Ký hiệu trong văn bản tiếng Nhật: ※ (kome = gạo) Dấu toán học: ÷ (waru) × (dấu nhân chứ không phải chữ x nhé) (kakeru)
Hẹn gặp vào bài sau.
Tham khảo: Gõ tiếng Nhật qua trang web (không cần cài)
Trang này là http://ajaxime.chasen.org/, bạn vào và ấn nút “IME On/Off” để bật IME lên. Bạn có thể vào trang này qua đường link ở phần “CÔNG CỤ HỌC TIẾNG NHẬT” trên trang web SAROMA.
Kiểu gõ KANA tiếng Nhật
Kiểu gõ KANA là bạn ấn một phím và ra chữ tương ứng luôn, ví dụ phím số 1 là ぬ, phím “w” là て, phím “h” là く. Gõ theo cách này thì nhanh nhưng chúng ta sẽ không quen. Ngoài ra, bàn phím kiểu này bạn phải mua ở Nhật nó mới in chữ kana tương ứng với mỗi phím.
Nếu bạn vô tình bật chế độ gõ “KANA” thì bạn không thể gõ kiểu “TELEX” (tức là “s” + “a” = さ sa) được. Bạn chỉ cần ấn vào nút KANA là chuyển lại được.
Nút KANA: xem hình dưới đây
Nút “KANA” ở ngay dưới “CAPS”
Bạn có thấy nút KANA không? Nó rất nhỏ và ở dưới nút “CAPS”. (Nếu bạn không thấy thì có thể nó bị ẩn đi và chỉ cần ấn vào mũi tên để hiện các mục của thanh ngôn ngữ.)
Nguồn JCLASS
Tại sao nên đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp THPT? >>
Tiết kiệm được thời gian, và tiền bạc. Nếu đã quyết định đi du học, thì việc đi du học sớm sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, Việc đi du học khi đang học tập dang dở tại Việt Nam là vô cùng lãng phí.
>>Nâng cao khả năng vào được các trường đại học hàng đầu tại Nhật.
Có nhiều cách để vào Đại học tại Nhật. Nhưng đề vào được trường đại học hàng đầu, du học sinh đều phải trải qua kỳ thi vào Đại học dành cho du học sinh quốc tế. Do đó, du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT giúp du học sinh không bị quên mất kiến thức đã học được.
Năng lực học tập và khả năng tiếp thu nhanh hơn. Càng nhiều tuổi, tỷ lệ nghịch với kinh nghiệm và sự từng trải, khả năng học hỏi và tiếp thu càng giảm. Độ tuổi từ 18 – 22 được cho là phù hợp nhất cho việc đi du học.
Du học Nhật Bản vì không đỗ Đại học: là cơ hội chứ không phải vì cùng đường Nhiều phụ huynh học sinh thường tìm hiểu về chương trình du học Nhật Bản để có phương án phòng bị khi con mình không đỗ Đại học trong nước. Việc này rất dễ dẫn đến những nhận định sai lầm về giá trị chương trình du học sẽ mang lại cho học sinh. Các em học sinh – người trực tiếp tham gia học tập, cũng thường thiếu nghiêm túc và thiếu quyết tâm, do “phải” lựa chọn theo quyết định của bố mẹ.
Để hạn chế điều này, các bậc phụ huynh nên lựa chọn nói chuyện cởi mở với các em về tương lai, cho các em thấy được lợi ích và thách thức khi đi du học Nhật Bản, để các em được tự lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Đối tượng tuyển sinh: -Đối Tượng: Nam, Nữ tốt nghiệp THPT trở lên (thời gian tốt nghiệp không quá 5 năm). – Học bạ 3 năm THPT điểm trung bình từ 6.0 trở lên, không có môn nào dưới 4,5 2. Thời gian đào tạo: Gồm 3 giai đoạn chính
2.1 Giai đoạn 1: Học tại trung tâm đào tạo của Cty Học viên được học tiếng và giáo dục định hướng do giáo viên người Nhật 30%, giáo viên người Việt 70% giảng dạy. – Trong thời gian học, học viên có thành tích xuất sắc được nhận học bổng của Trường Nhật ngữ. – Thời gian: Từ 6 – 9 tháng (Từ thứ 2 đến thứ 6 học cả ngày, thứ 7 học buổi sáng) – Nội dung học tập: Học tiếng, văn hóa và tác phong Nhật Bản
o – Yêu cầu: Học viên hiểu văn hóa và tác phong của Nhật Bản, đặc biệt trình độ tiếng Nhật từ đạt từ N5 trở lên (đa phần sẽ đạt trình độ N4).
2.2 Giai đoạn 2: Học tại Trường Nhật ngữ bên Nhật Bản
Để có thể học lên Đại học, cao đẳng tại Nhật, du học sinh cần phải có vốn năng lực tiếng Nhật tối thiểu N3, tương đương với khoảng 1 – 2 năm học, tùy thuộc vào kỳ nhập học. Thông thường, du học sinh sẽ lựa chọn kỳ nhập học tháng 4 (khóa học 2 năm) tại trường ngôn ngữ nhằm đảm bảo đủ thời gian trau dồi tiếng Nhật và tìm hiểu cách thức ứng tuyển vào trường Đại học phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân. Học viên xuất cảnh sang Nhật học tại Trường Nhật ngữ. Trong thời gian học, được nhà trường bố trí việc làm thêm (sau 2 tuần nhập cảnh), thời gian học trên lớp 4h/ngày, từ T2-T6 , ngoài giờ học được đi làm thêm và được trả 200.000-250.000đ/1h). – Thời gian học: Từ 15 tháng đến tối đa 24 tháng – Nội dung học: Học tiếng, văn hóa và tác phong Nhật Bản – Mục tiêu đạt được: Học viên đạt trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên và hiểu rõ về về văn hóa tại Nhật Bản
2.3 Giai đoạn 3: Học lên Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp (Senmon). – Sau khi kết thúc giai đoạn 2, Học viên sẽ học lên trường Đại học, Cao đẳng và trường trung cấp (Senmon), vì xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả học tập và tỷ lệ đi học chuyên cần ở trường tiếng Nhật. Đồng thời, các trường tiếng Nhật đều có chế độ tiến cử du học sinh vào hệ thống các trường liên kết. 2.4 Giai đoạn 3: Học lên thạc sỹ hoặc tìm việc làm chính thức tại Nhật.
Sau khi kết thúc chương trình học tại Senmon/ CĐ/ ĐH, nếu không muốn về nước, du học sinh có thể lựa chọn tiếp tục học lên cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ,…), hoặc xin việc làm chính thức tại Nhật.
Lưu ý: Để làm việc tại Nhật, Du học sinh phải được công ty tuyển dụng làm thủ tục chuyển đổi visa du học sang visa lao động.
Kỳ thi THPT quốc gia đã có kết quả và xét tuyển Đại học đang diễn ra, hy vọng các vị phụ huynh và các em học sinh có thể lựa chọn cho mình quyết định thời điểm du học đúng đắn nhất.