“Ếch ngồi đáy giếng”
Một câu thành ngữ vô cùng quen thuộc mà chúng ta đã nghe không ít lần trong đời. Khi chúng ta sống lâu trong một môi trường khép kín bản thân, chỉ biết mình quan tâm đến mình mà không quan tâm đến người khác thì sẽ sinh ra tính ích kỉ, tự cao luôn cho mình là nhất mà không coi người khác ra gì. Điều này vô cùng có hại, nó làm cho con người không thể phát triển được, tụt lùi so với người khác, so với xã hội. Bên cạnh đó, người giống như “Ếch ngồi đáy giếng” lại được không mấy người yêu thích.
“Ếch ngồi đáy giếng”
Cho dù là người thông thái nhất cũng không dám nhận mình thông thái huống chi là những kẻ bình thường. Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” là lời phê phán hàm ý cho những người tầm nhìn hạn hẹp, học hành không tới đâu mà luôn tỏ ra hiểu biết. Con ếch ngồi dưới đáy giếng và nhìn lên bầu trời. Nó thấy trời chỉ to bằng miệng giếng, bình thường và có gì ghê gớm đâu. Nhưng cái mà nó nhìn thấy chỉ là bầu trời thu nhỏ trong miệng giếng, bầu trời thật sự bao la thế nào thì ai cũng biết rồi đấy. Chỉ vì suy nghĩ nông cạn của mình mà có thể gây ra những thiệt hại không đáng cho bản thân.
Câu thành ngữ này khởi nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn. Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời.
Xem thêm bài viết tham khảo “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
Và cái kết cho kẻ “xem trời bằng vung”
Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vậy nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Rồi ếch bị trâu giẫm, đó là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng.
Thế giới này rộng lớn vô ngần và kiến thức như một đại dương bao la. Và chúng ta_những giọt nước nhỏ bé thì làm sao so sánh được. Thói kiêu ngạo, tự phụ sẽ dẫn tới kết cục không tốt thậm chí là bi thảm mà thôi. Mình giỏi sẽ có người giỏi hơn mình, đừng lúc nào cũng tự cho mình là số một. Chẳng ai yêu thích kẻ kiêu ngạo và thích thể hiện cả. Thay vì chuốc về phiền phức và tăng thêm kẻ thù cho mình, sao chúng ta không thử cách sống tử tế hơn. Những kẻ “Ếch ngồi đáy giếng” nhận được gì ngoài sự khinh rẻ và chán ghét?
Những người hiểu biết nông cạn mà lại cho rằng mình thông thái thì thật là khiến người khác cười chê. Như thế không chỉ khiến họ trong mắt người khác trở nên kệch cỡm mà còn sinh ra chán ghét. Có ai thích làm bạn với những kẻ ba hoa những thật ra chẳng biết một thứ gì đâu.
Bài học từ sự kiêu ngạo
Bài học về sự kiêu ngạo như chú “Ếch ngồi đáy giếng” là lời nhắc nhở chung cho tất cả chúng ta. Ở đời, biết khiêm nhường và lễ phép là một hành động khôn ngoan. Xã hội bây giờ, lòng người hiểm trá và thâm sâu khó lường. Chúng ta mãi mãi cũng không biết người đối diện thật sự là người thế nào thì đừng vội thể hiện.
Chắc chắn, ai cũng chán ngán với những người kiêu ngạo và thích thể hiện lắm. Đôi lúc, họ sẽ nhận được cái lắc đầu ngao ngán hoặc thậm chí là bị trừng trị thật thích đáng. Đi làm gặp đồng nghiệp thích thể hiện là đã bực bội rồi, ra xã hội gặp người như thế càng mệt mỏi hơn. Những gì mà người nông cạn nhưng lại kiêu ngạo nhận được chỉ là sự khinh khỉnh và cái nhìn đầy chán ghét của những người xung quanh.
Con ếch kia vì sống lâu ngày dưới giếng mới trở nên tự phụ như thế, còn chúng ta sống trong xã hội rộng lớn sao lại hình thành ra tính cách ấy? Tất cả mọi chuyện đều là do mình. Người khiêm nhường, luôn cư xử lễ độ thì già trẻ ai cũng quý. Còn trái lại, kẻ luôn tự cho mình nhất thì có ngày cũng nhận được sự trừng phạt thích đáng mà thôi.
Hãy luôn không ngừng học hỏi
Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” vừa là lời khuyên vừa là lời nhắc nhở con người chúng ta nên không ngừng học hỏi. Chỉ có tri thức mới đem lại cho mình nhiều điều bổ ích, giúp chúng ta sống tốt trong xã hội ngày nay. Người có hiểu biết thì làm việc gì cũng dễ dàng và đơn giản hơn người thiếu kiến thức. Bởi thế “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Xem thêm bài tham khảo “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Xem thêm bài tham khảo “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Bước ra thế giới bên ngoài đi để thấy chúng ta còn thiếu sót nhiều lắm. Chúng ta cần phải học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức hơn nếu muốn trở thành người giỏi giang và thành công. Có ai mới sinh ra đã tự mình giỏi giang đâu, tất cả đều do quá trình rèn luyện và tu dưỡng mà thành. Chỉ khi hiểu được giá trị quan trọng của tri thức, bạn mới trưởng thành thật sự.
Lời kết
Tư tưởng “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ làm cho chúng ta thụt lùi và tụt hậu so với xã hội mà thôi. Không những vậy, nó còn thu hút được không ít kẻ thù về phía mình. Nếu cứ mãi ngủ yên trong tư tưởng hạn hẹp đó, không xem ai ra gì thì sớm muộn cũng sẽ gặp kết cục bi thảm. Mỗi người chúng ta nên trau dồi kiến thức và rèn luyện đạo đức để sống tốt. Sống không chỉ tử tế với bản thân mình mà còn đem lại giá trị cho gia đình và xã hội.