Tục ngữ “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 13878 Views

3.3/5 - (10 bình chọn)

Cuộc sống vốn càng ngày càng khó khăn, từ xưa đến nay vẫn không đổi. Đặc biệt là bây giờ, có khi loay hoay mãi mà cũng không kiếm nổi bữa no. Chỉ có lao động mới tạo ra giá trị, lao động mới có thể nuôi sống được con người. Của cải hay vật chất có nhiều mấy rồi cũng sẽ cạn kiệt đi nếu chúng ta chỉ có tiêu xài mà không làm việc. Ông bà ta có dạy “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay” là vậy. Chỉ biết hưởng thụ những thứ có sẵn mà không chủ động tạo ra nó thì cũng sẽ không được bao lâu.

“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”

Sinh ra đã giàu có tất nhiên được xem là một lợi thế. Từ nhỏ, bạn đã hưởng thụ cuộc sống “nệm ấm chăn êm”, gia đình đầy đủ, muốn gì là được đáp ứng ngay. Những người biết tính toán thì xem đó là bước đệm vững chắc để mình phát triển và thành công hơn; còn trái lại, kẻ lười biếng lại chỉ thỏa mãn với từng ấy tài sản và ngủ vùi trong đó. Nhưng ai cũng biết, con người ta có ngồi ăn mà không làm thì núi vàng hay núi bạc gì cũng có ngày vơi cạn mà thôi.

“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”

“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”

Tục ngữ dạy “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”. Vậy ra, có đất ruộng bao la, cò bay thẳng cánh mà không có nghề, không biết lao động thì cũng chịu chết. Thử nghĩ xem, ruộng đất thì có sẵn và nhiều thật đấy nhưng bạn không biết canh tác, không biết gieo trồng,…thì làm sao mà có gì để thu hoạch? Làm sao để của cải sinh ra của cải đây?

Nhưng khi bạn nắm được một cái nghề trong tay rồi thì đi đến đâu cũng không sợ vì bạn có thể dùng nó để lao động và nuôi sống bản thân. Chỉ cần có nghề, cộng với tính chịu khó, cẩn thận, siêng năng,…thì lo gì mà không sống được. Thậm chí với những gì đang có, bạn sẽ thành công và đạt được ước mơ nữa kia.

Lời của những người đi trước

Lúc nhỏ, tôi thật sự không hiểu tại sao mình phải đi học. Ngoài việc được gặp gỡ bạn bè là thú vị ra thì tôi lại chẳng hứng thú với những bài giảng đậm chất lý thuyết ấy. Rồi những con số hay công thức phức tạp mà tôi vẫn thắc mắc là nó giúp ích gì được trong đời sống? “Tại sao mình phải đi học?” là câu nói cứ bay lượn trong tâm trí của tôi thuở ấu thơ.

Xem thêm bài tham khảo “Muốn ăn thì lăn vào bếp”

Những người lớn như cha mẹ, thầy cô, chú bác,..luôn bảo rằng chỉ có đi học mới có tương lai, mới sống cuộc sống khá khẩm hơn được. Mặc dù nửa tin nửa ngờ nhưng tôi vẫn không thể cải lại và tiếp tục “sự nghiệp” của mình. Đôi lúc, tôi cảm thấy đau đầu với những con chữ nên ước giá mình như những người lớn. Họ chỉ ra đồng làm lụng mà không phải lo sợ bị ai trả bài hay kiểm tra bài. Nghĩ lại, tôi thấy mình thật là trẻ con. Mọi đứa trẻ con trên đời đều ngốc nghếch như thế hay chỉ có mình đứa trẻ lừa biếng như tôi nhỉ?

Tôi chẳng biết nữa nhưng người lớn luôn bảo chúng tôi cố sức học hành để tương lai sau này đỡ vất vả hơn. Và câu răn dạy quen thuộc là “Con nghĩ xem giữa cầm cây viết và cây cuốc, cái nào nặng hơn?”.

Nghề nào cũng là nghề cao quý

Sau này lớn hơn một chút, tôi mới thấy nghe lời người lớn thật không phí. Nếu người xưa cãi lời cha mẹ, chắc giờ tôi lại đang đổ mồ hôi cuốc mấy luống đất ngoài trời nắng trưa thay vì ngồi đây lạch cạch gõ mấy dòng này.

“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”

“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”

Ôi! Ngẫm nghĩ để ngộ ra “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay” là thật các bạn ạ. Mấy đứa bạn của tôi nghỉ học từ hồi cấp hai rồi cấp ba, bây giờ toàn đi làm lao động chân tay công ty tư nhân. Cái đáng nói là việc làm thì vất vả mà chẳng ổn định, có chỗ người ta chẳng coi mình ra gì. Bản thân lại không có nghề nghiệp ổn định nên cắn răng chịu đựng, cuộc sống sao mà khó khăn giăng lối như thế chứ. Không có cái nghề khổ lắm, người ta sai bảo mình làm đủ thứ lặt vặt cũng phải chịu. Lương “ba cọc ba đồng” mà bị nặng nhẹ đủ điều.

Thậm chí là những người khá giả hơn lại càng chết. Cứ ỷ mình có của rồi không lo học hành cho đàng hoàng để kiếm nghề ngỗng. Họ ngồi đó hưởng thụ rồi đến khi nhìn lại của cải đã vơi hết, lúc đó muốn làm cũng chẳng biết phải làm gì. Tất nhiên là, không phải ai cũng thế nhưng đa số là thế.

Không cần học quá cao, có nghề ổn định là được

Chúng ta có thể không học đại học để làm bác sĩ, kỹ sư,…nhưng chúng ta phải học cho mình một cái nghề. Sửa xe cũng được, làm tóc cũng được, thợ kim hoàn cũng được,…miễn có nghề là được. Và chúng ta hài lòng và yêu thích cái nghề của mình, có thế mới cả đời dùng nó để kiếm tiền được.

Trên đời này, nghề nào cũng quý miễn là lao động chân chính bằng sức của mình. Nghề không phân biệt sang hèn, mỗi nghề đều có cái quan trọng riêng và tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc đời. Chúng ta không thể nói bác sĩ thì quý còn công nhân quét rác lại là nghề tầm thường được. Vì nếu không có những người như họ thì thế giới của chúng ta đã chìm trong bụi bẩn và rác thải rồi. Những người nông dân cũng xứng đáng được tôn trọng như những kỹ sư vì họ đã tạo ra hạt cơm cho chúng ta ăn mỗi ngày.

Thử hỏi, ai cũng đua nhau “cao quý” thì cuộc sống này sẽ thế nào? Nghề nào cũng đáng được trân trọng vì họ đã làm bằng chính mồ hôi và nước mắt của mình. Chỉ có lười biếng, kiếm ăn trên sức lực của người khác mới đáng xấu hổ chứ mỗi nghề đều có giá trị riêng.

Lời kết

Tôi luôn trân trọng những người dùng chính sức lao động của mình để tạo ra của cải và giá trị. Họ xứng đáng được công nhận và tôn trọng như bao người khác ở trên đời. Không có nghề nào là tầm thường hay đáng xấu hổ nếu chúng ta chân chính làm nó. Của cải nhiều mấy rồi cũng mất đi nếu chúng ta cứ ngồi không hưởng thụ. Hãy lao động để tạo ra giá trị đi, lao động ngay từ hôm nay.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun