Nước đổ đầu vịt

Hoàng Thị Thùy Linh Ca dao tục ngữ thành ngữ 10187 Views

5/5 - (2 bình chọn)

Nước đổ đầu vịt là những câu thành khá quen thuộc. Nó dùng để chỉ những người không biết nghe lời. Bởi lá khoai hay đầu vịt đều trơn, không thấm nước. Nên cho dù có đổ bao nhiêu nước cũng không ảnh hưởng gì. Ý nói có những người có khuyên bảo, dạy dỗ bao nhiêu cũng không tiếp thu được.

Xem thêm bài viết:

Nước đổ đầu vịt

Thành ngữ Nước đổ đầu vịt bắt nguồn từ hiện tượng có thực trong cuộc sống. Đó là khi ta đổ nước lên đầu vịt thì phần ấy không bị thấm nước. Đầu vịt thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thường dày và mượt. Thế nên, nước đổ lên đầu vịt thì cứ thế trôi xuống, chẳng thấm vào được giọt nào.

Từ hiện tượng này, người ta liên tưởng đến những trường hợp không tiếp thu những lời khuyên bảo. Ở đó, lời khuyên bảo hay chỉ dạy bị bỏ ngoài tai. Dù người nói có cố gắng truyền đạt như thế nào thì người nghe vẫn cứ tỏ ra không hiểu. Điều này khiến cho người nói chán nản và cảm thấy phí hoài.

Thành ngữ Nước đổ đầu vịt không nói đến chỉ số thông minh. Nghĩa là không phải họ kém thông minh, có vấn đề về đầu óc nên không hiểu chuyện. Mà ở đây, họ vẫn hiểu, vẫn biết nhưng lại không làm theo. Đó là những con người bướng bỉnh, càn quấy. Nói chuyện hay giảng đạo lý với họ là việc làm hoang phí và gây ức chế.

Đồng nghĩa với Nước đổ đầu vịt ta còn có những thành ngữ như: Nước đổ lá khoai, Đàn gảy tai trâu, Như nước đổ đầu chày,…

Nước đổ đầu vịt

Nước đổ đầu vịt

Ranh giới giữa ngoan và hư

Thành ngữ Nước đổ đầu vịt được mở rộng để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả nói chung. Thường là chỉ việc dạy dỗ con cái không có thành quả tốt đẹp. Cụ thể là khi cha mẹ nói mà con để ngoài ta.

Cha mẹ Á Đông thường hay cho rằng: những đứa con ngoan là những đứa con biết nghe lời. Vì thế Nước đổ đầu vịt thường dùng để chỉ trường hợp còn lại. Không nghe những lời khuyên, lời dạy bảo thì bị quy là đứa trẻ hư. Thành ngữ này vang lên như một sự bất lực của các bậc phụ huynh trước đứa con ngỗ nghịch.

Với cha mẹ, kinh nghiệm của mình luôn đúng. Còn những đứa trẻ miệng còn hôi sữa kia đã hiểu gì về cuộc đời? Để con mình không vấp ngã, không bước vào những vết xe đổ của bản thân, họ luôn nỗ lực dạy dỗ. Những lời khuyên không chỉ là những lời nói mà còn là những hi vọng.

Suy nghĩ của người lớn không sai. Họ chỉ sai ở cách làm. Trước hết là sự ép buộc. Họ bắt con mình làm theo mọi điều họ muốn. Nhưng chưa từng hỏi xem con có thích hay không? Trước những thứ mình không yêu, không hiểu, thử hỏi có ai muốn tiếp nhận nó?

Thêm đó là sự quy chụp. Con không nghe thì nói con hư. Con đưa ra ý kiến riêng của mình thì bị coi là cãi, là hỗn xược. Ranh giới giữa ngoan và hư dường như phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.

Chưa nói đến sự bướng bỉnh, ngỗ ngược của đứa con. Chính cha mẹ lại đang là những người gián tiếp biến con mình thành những con vịt ù ù, cạc cạc.

Tham khảo thêm bài viết: Ca dao “Bạn nghèo thuở trước chớ quên/Vợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình”

Hiệu ứng đám đông

Hiệu ứng đám đông là thứ dễ dàng dẫn dắt con người ta. Cha mẹ hay đám đông coi là đúng thì nghiễm nhiên sự việc đang diễn ra cũng trở nên đúng đắn. Ngược lại, những thứ đang đúng nhưng đám đông bảo sai thì cha mẹ cũng nghĩ như vậy.

Đứng trước những sự lựa chọn, những đứa con cũng rất khó khăn. Chọn nghe lời cha mẹ thì không can tâm. Chọn theo ý mình thì đi ngược lại với đám đông, ngược lại với kì vọng cha mẹ. Trở thành một con vịt không thấm nước là sai nhưng cũng không hẳn là không đúng.

Có mấy ai dám tự đi trên con đường mình đã lựa chọn? Tư duy đám đông khiến người trẻ chùn bước. Lo sợ mình sẽ không có được thành quả. Để rồi không dám thay đổi, không dám theo đuổi đam mê.

Có những chuyện ta nên nghe theo các cụ. Thế nhưng xã hội đã đổi khác rất nhiều. Có những kinh nghiệm trước kia của ông cha ta không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Buộc người trẻ phải thay đổi. Trước mặt cha mẹ, chấp nhận trở thành con vịt bướng bỉnh.

Chịu trách nhiệm trước hành động và cảm xúc của bản thân

Biết chịu trách nhiệm với bản thân mình chính là lúc bạn đã thực sự trưởng thành. Trước mỗi hành động, chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình. Nhất quyết không để ảnh hưởng đến bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Quan trọng hơn là không khiến cha mẹ đau lòng. Không trở thành gánh nặng xã hội vì những hành động sốc nổi của bản thân.

Nước đổ đầu vịt

Nước đổ đầu vịt

Lắng nghe và chọn lọc những lời khuyên đến từ người khác. Lựa chọn và áp dụng những điều phù hợp với bản thân mình. Dám dũng cảm đi ngược đường là chuyện tốt. Nhưng không vì thế mà ta mù quáng bất chấp tất cả. Không nên nghĩ đơn giản là nó chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ta. Mà phải nghĩ sâu, nghĩ rộng ra để đảm bảo không gây hại đến bất cứ ai.

Suy nghĩ và hành động có trách nhiệm là một lối sống đẹp. Đó là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc. Đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Tạm kết

Thành ngữ Nước đổ đầu vịt tưởng chừng như khá là bình thường. Nhưng ở đó chứa đựng cả những tâm tư của con cái và các bậc phụ huynh. Thấy con mình nó vẫn nghe nhưng lại làm ngược lại. Chắc chắn ba mẹ thất vọng. Còn những đứa con, một là bướng bỉnh, hai là mang trong mình những hoài bão quá lớn.

Nước đổ đầu vịt ngoài việc chê trách những người bướng bỉnh, càn quấy. Những lời nói, lời dạy bảo, khuyên can, góp ý đều không có tác dụng gì với họ. Thì còn mang đến sự động viên, khích lệ cho những ai dám sống và hành động theo ý muốn của mình.

Họ sẵn sàng “nằm vùng” trong bộ dạng của những con vịt xấu xí để chờ đợi một ngày không xa. Ngày mà họ có thể đồng hành với thành công. Họ có thể có được sự tự do về thể xác và tâm hồn. Ngày mà họ có thể chứng minh cho người thân của mình thấy rằng mình đã đúng.

Tham khảo thêm bài viết:

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun