“Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam”
Có người nói “Kiếp trước phải ngoái đầu năm trăm lần mới đổi lấy một lần gặp nhau ở kiếp này”, vậy ra để nên duyên chồng vợ có khi chúng ta phải ngoái đầu đến gãy cổ mất. Tôi không biết chuyện đó thực hư ra sao nhưng tôi tin để nên duyên vợ chồng là điều không mấy dễ dàng. Nếu thượng đế đã trót sắp đặt vào ngày ấy, tháng ấy, năm ấy cho bạn gặp người ấy thì đi xa mấy chắc chắn cũng quay về bên nhau.
Thế nhưng, tình yêu lâu bền lúc nào cũng đòi hỏi sự chăm chút và trân trọng. Đến với nhau là duyên nhưng thời gian bên nhau phụ thuộc vào con người. Nếu đã trót thương nhau thì sóng gió ngoài kia cũng hóa nên vô nghĩa…
Có thương nhau mới nên duyên chồng vợ
Không giống như thời xưa, yêu nhau chủ yếu là thông qua mai mối. Sống với nhau vì nghĩa nhiều hơn là vì tình. Tiếc thay, người có tình lại khó nên duyên giai ngẫu. Định kiến xã hội, sự phân hóa giai cấp,…đã đẩy hai trái tim yêu dần xa nhau. May mắn lắm mới được một cặp cưới nhau vì tình yêu, còn lại thì chúng ta cũng biết rồi đó.
Nếu ngày xưa, “cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó” thì ngày hôm nay, cha mẹ phải tuân theo sự sắp xếp của những đứa con. Người ta nói “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên”. Thôi thì con thương ai thì cho lấy người đó, cấm cản làm chi để sau này có chuyện nó lại đổ lỗi do mình.
Xem thêm bài viết tham khảo “Đã rằng tình nghĩa vợ chồng/Dù cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời”
Yêu nhau rồi dẫn đến hôn nhân là cả một quá trình. Trong đó, đắng cay hay hạnh phúc đều có đủ. Người ta có thể đòi sống đòi chết vì tình yêu, như vậy đủ thấy sức hút mãnh liệt của nó. Trở thành vợ chồng thì tình yêu bỗng chốc hóa lớn lao, đó không còn đơn thuần là tình yêu đôi lứa nữa mà biến thành trách nhiệm và sự sẻ chia.
“Lấy gà theo gà, lấy chó theo chó”
Nếu chúng ta đã chọn thì đừng nghĩ đến chuyện có ngày hối hận. Gặp gỡ nhau đã khó, yêu nhau và đến với nhau càng khó hơn. Trước khi nên nghĩa vợ chồng, chúng ta ắt đã nghĩ suy rất kỹ lưỡng. Vậy thì hôm nay, chỉ biết một lòng một dạ bên chồng.
Trên đời này, vạn vật đều có sự sắp đặt sẵn. Dòng sông có khi đầy, khi cạn và con người cũng tùy lúc mà thay đổi không ngừng. Lấy người nghèo chưa chắc đã khổ và người giàu cũng chẳng ai cầm chắc được hạnh phúc. Tiền tài hay vật chất vốn chỉ là phù du dễ dàng bị mất đi. Sau tất cả, tình cảm mới chính là thứ tồn tại duy nhất khiến chúng ta trân trọng. Nghèo nhưng biết phấn đấu làm ăn thì có ngày cũng khá, còn trái lại giàu mà ăn chơi trác táng thì sự nghiệp sớm muộn cũng tiêu tan.
Xem thêm bài viết tham khảo “Sông có khúc, người có lúc”
Chúng ta hãy nhớ rằng, mình đến với nhau là bởi tình yêu chứ không phải vì bất kì một thứ vật chất nào cả. Ông bà ta dạy “Lấy gà theo gà, lấy chó theo chó”, đã là người mình thương thì có sung sướng hay khổ đau cũng phải kề bên.
“Thương chồng phải lụy cùng chồng”
Người xưa bao giờ cũng đặt tình nghĩa lên trên tất cả. Người phụ nữ một khi đã lấy chồng thì phải nhất nhất nghe lời, tôn thờ chồng của mình cho đến trọn kiếp. Dù người ấy có như thế nào, người vợ cũng nên bên cạnh sẻ chia, đó mới là tình chồng vợ. Mà đã thương chồng thì chuyện gì cũng phải cùng chồng vượt qua.
Thuở đời, khi người sang thì bắt quàng làm họ, lúc người nghèo túng thì ngoảnh mặt không quen. Như thế còn gì là đạo lý nữa? Huống chi đó là người mình đầu ấp tay gối, người đã từng chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Lúc khổ đau, vợ chồng nắm tay đồng lòng thì mới mong có ngày hạnh phúc trở lại được.
Yêu thương nhau chỉ đong đếm bằng lời nói, nơi chót lưỡi đầu môi. Gặp chuyện thì mỗi kẻ một nơi, ai cũng cố vùng vẫy để tự thoát thân thì còn gì để nói nữa? Người phụ nữ luôn được so sánh với sự hy sinh, lấy chồng là phải theo chồng. Dù sướng hay khổ cũng không than không trách. Như ca dao có câu:
“Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam”
Dù thế nào thì cũng do mình chọn
Vợ chồng nên duyên và sống với nhau đâu phải dễ. Người ta nói, không còn tình cũng còn nghĩa. Cứ gặp chuyện là dứt áo ra đi vậy trách sao được lòng người bjac bẽo. Khi yêu thì “thề non hẹn biển”, không đã muốn đi cùng gieo tiếng oán cho nhau.
Xem thêm bài viết tham khảo “Chồng em áo rách em thương/Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
Đừng đổ thừa vào duyên nợ, hết duyên chính là cái cớ hoàn mỹ nhất cho sự thay lòng đổi dạ của con người. Đã mang một tiếng “vợ chồng” thì hãy sống sao cho ý nghĩa thiêng liêng và sâu nặng của nó được tiếp nối. Người bên cạnh bạn lúc vui sướng chưa chắc đã là tri kỷ nhưng người cùng chịu khổ với bạn chắc chắn là bạn tâm giao. Vì mấy ai trên đời thấy việc tốt mà tránh, thấy việc khổ mà lao đầu vào đâu.
Thì có thương nhau sâu nặng người ta mới ở lại bên nhau, cùng nắm tay vượt qua bão giông và sóng gió. Và cũng vì thương nhau sâu nặng, người ta mới ở bên nhau lâu bền. Chúng ta thay lòng không đôi khi không phải vì hết yêu mà vì hoàn cảnh khiến tình yêu dần phai nhạt. Ai cũng trách người ra đi và xót thương cho người ở lại, chắc chắn rồi. Chúng ta chọn lầm có thể chọn lại nhưng có phải nên đảm bảo rằng mình nên có một lời giải thích hợp lý hay không?
Lời kết
Đã trót thương nhau thì hãy vì nhau mà cố gắng, dù hạnh phúc hay đau khổ cũng cam tâm tình nguyện mà chịu. Rời xa nhau thì dễ chứ ở cạnh nhau mới thật sự là bản lĩnh. Trong đời, con người ta sẽ đối diện với không biết bao nhiêu là sóng gió, Nếu bản thân cứ mãi đổi thay như thế thì biết bao giờ mới trở nên người…