Có ơn phải sợ, có nợ phải trả

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 6536 Views

4/5 - (4 bình chọn)

Chuyện thiếu nợ ai đó thật sự không phải là một chuyện dễ chịu gì nhưng bên cạnh đó, việc nhận ơn từ một người khác cũng làm chúng ta đau đầu. Dù là ơn hay là nợ, hai thứ đó đều bắt bạn phải trả cho người khác. Nhận ơn mà điềm tĩnh như không thì hóa ra mình là người bội phản, chẳng biết điều. Còn mang nợ mà không hồi đáp thì thành ra mình là người bất nghĩa. Nên tóm lại, người xưa nói “Có ơn phải sợ, có nợ phải trả”.

“Có ơn phải sợ, có nợ phải trả”

Dù là ơn hay nợ, chúng ta trước sau cũng phải trả. Nợ hay ơn tiền bạc còn dễ chứ gặp phải ơn nợ ân tình thì càng khó trả hơn gấp nhiều lần. Như mọi câu tục ngữ khác của người xưa, chúng ta sẽ đi vào giải mã một chút nghĩa của nó. Tại sao lại nói “Có ơn phải sợ, có nợ phải trả”?. Hẳn nhiều người thắc mắc, thiếu nợ thì mới sợ chứ chịu ơn người ta thì sợ gì.

Có ơn phải sợ, có nợ phải trả

Có ơn phải sợ, có nợ phải trả

Thật ra, cả việc chịu ơn và thiếu nợ đều đáng sợ như nhau. Bạn chịu ơn người khác nghĩa là người ta đã giúp đỡ bạn, cứu bạn một lần. Theo lý mà nói, bạn phải dành sự tôn trọng và nể nang ở một mức độ cho người đó. Mình chịu ơn người mà quên bẵng cái chuyện đó đi, xem như không có thì khác gì loài thú vật đâu. Thậm chí, con vật còn biết trả ơn những người giúp đỡ nó nữa kia. Chẳng thế người ta mới nói “Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán.”

Còn về chuyện thiếu nợ thì trả cho người là điều hiển nhiên rồi. Mình mượn của người ta cái gì thì ít nhất phải trả bằng giá trị cái đó hoặc là hơn. Không phải ai cũng sẵn lòng cho người khác mượn nợ dù người ta dư dả. Chỉ là, người ta tin tưởng bạn và thật lòng muốn giúp đỡ bạn mà thôi. Trên tâm thế đó, bạn chắc chắn phải cảm kích những người thật tâm muốn giúp cho mình.

Món nợ nào cũng khó trả?

Thật sự, ơn nghĩa hay món nợ nào cũng khó trả như nhau, nhất là nợ ân tình. Nợ tiền bạc, vật chất còn dễ chứ ân tình thì khó biết làm sao. Bởi lẽ, chuyện tình cảm rất khó để đong đếm, khó để cân chỉnh sao cho đồng đều. Thà rằng người ta cho bạn một đồng, bạn có thể trả lại người một hay hai đồng đã biết là đủ, là nhiều. Còn chuyện tình cảm, biết nói sao cho phải?

Xem thêm bài viết tham khảo:Có qua có lại có toại lòng nhau

Tôi không phải là một người quá mức dư dả nhưng việc giúp đỡ người khác bằng chút ít vốn liếng của mình thì luôn sẵn sàng. Tôi sẵn lòng bao bạn bè, người quen vài ly nước, bữa cơm hoặc cho mượn ít tiền để trang trải mà không cần tính toán. Tôi không cần họ trả lại bởi lẽ đó là do tôi tự nguyện và bản thân cũng dần quen với điều đó.

Tuy nhiên, tôi lại luôn nhớ trong đầu khi mình mắc nợ ai đó và tìm mọi cách để nhanh chóng trả hết. Nếu không, cảm giác áy náy sẽ khiến bản thân khó mà tập trung việc gì. Giống hệt như câu tục ngữ “Có ơn phải sợ, có nợ phải trả”, tôi luôn dành sự tôn trọng đặc biệt. Nói đúng hơn là luôn nhún nhường và tránh hết mức có thể để xung đột với họ. Bởi vì trong lòng ý thức được rằng, mình đã nợ người ta một lần. Tương tự, tôi luôn tìm cách để trả nợ nếu như có nợ ai. Cuộc sống mà, sòng phẳng sẽ tốt hơn là nợ qua nợ lại.

Tâm thế của người chịu ơn, chịu nợ

Theo các chuyên gia, người sợ phải nợ người khác chuyện gì đó là người có đạo đức. Bởi nợ nào thì cũng phải trả, không trả cách này thì sẽ phải trả bằng cách khác. Chắc chắn rằng, luật nhân quả không loại trừ một ai.

Có ơn phải sợ, có nợ phải trả

Có ơn phải sợ, có nợ phải trả

Dân gian ta có câu nói truyền miệng rất hay đó là “Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ . Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này. 

Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “Cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”. Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa.

Tốt nhất là sống sòng phẳng

Như đã nói, nợ vật chất thì dễ chứ nợ ân tình sẽ rất khó trả. Giống như chuyện có một người yêu bạn nhưng bạn không yêu lại thì điều đó đã là một gánh nặng. Bạn cảm thấy người ta quá tốt với mình nên bối rối không biết làm sao, không nỡ từ chối nhưng lại không thể nhận lời. Hoặc không, bạn nợ vật chất quá nhiều mà không có khả năng chi trả. Song, người chủ nợ lại quá tốt, càng giúp đỡ bạn nhiều mà không đòi hỏi thì cũng thật áy náy.

Tham khảo thêm: “Cha chung không ai khóc

Vậy đấy, chúng ta tốt nhất là nên để cuộc sống của mình diễn ra thật là sòng phẳng. Bạn không nợ ai và trả nợ ngay khi người ta giúp đỡ bạn. Có như vậy, bạn mới cảm thấy nhẹ lòng và tự tin với cuộc sống hơn. Tất nhiên, nhiều trường hợp thân bất do kỷ xảy ra, bạn cũng hãy thuận theo tự nhiên mà cư xử cho khéo léo. Mình có thể cho đi nhưng đừng lợi dụng người khác, dù là vật chất hay tình cảm thì cũng là những thứ rất đáng quý.

Lời kết

Những lời dạy của ông bà ta luôn mang ý nghĩa sâu sắc và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Câu tục ngữ “Có ơn phải sợ, có nợ phải trả” vừa là lời khuyên vừa là bài học khắc cốt ghi tâm cho mỗi chúng ta. Cái gì tự bản thân mình làm được thì hãy cố gắng làm, sự giúp đỡ tuy mang lại cho bạn lợi ích nhất thời nhưng sẽ để lại những hệ lụy về sau. Cuộc đời thật sự khó khăn khi chúng ta buộc phải nhìn sắc mặt người khác mà sống. Vậy nên muốn sống thoải mái hãy tự thân vận động nhé.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun