Dao sắc không gọt được chuôi

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 21029 Views

3.7/5 - (3 bình chọn)

Vấn đề nuôi dạy con cái cũng được nhắc đến nhiều trong những câu ca dao, tục ngữ mà người xưa truyền lại. Trong số đó, câu tục ngữ “Dao sắc không gọt được chuôi” cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía mọi người. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về câu tục ngữ này, có quan niệm đồng tình cũng có quan niệm phản đối.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì những câu tục ngữ mang kinh nghiệm của người xưa cũng hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta trong vấn đề nuôi dạy con nói riêng và cuộc sống nói chung.

“Dao sắc không gọt được chuôi “

Câu tục ngữ này cũng tương tự như bao câu tục ngữ khác bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen hiểu một cách đơn giản là lưỡi dao có sắc mấy cũng không quay lại gọt được cán dao. Còn về phần nghĩa bóng, người xưa muốn nhắc nhở là có những đứa con không nghe lời cha mẹ dù cha mẹ chúng rất giỏi, rất thành đạt. Như kiểu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” vậy. Nói vậy là cha mẹ định hướng chứ không bắt buộc con cái theo đúng đường đi của mình bởi mỗi thời mỗi khác.

Dao sắc không gọt được chuôi

Dao sắc không gọt được chuôi

Có người bảo rằng “Tôi hy vọng vào con cái ,những tưởng sẽ truyền và dạy cho con đạo và lý, giúp cho con có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, đi từ con đường phát triển của sự nhận thức đến sự nhận định thế giới một cách khách quan và khi con lớn lên sẽ chọn cho mình một con đường đi của mình.”  Thế nhưng lại có ý kiến cho rằng “Dao sắc không gọt được chuôi”, cha mẹ không thể nào quyết định được tính cách của con cái?

Vậy ý kiến của bạn như thế nào? Với riêng tôi, tôi luôn cho rằng cái gì cũng có hai mặt của nó. Những lời người xưa truyền lại chắc chắn sẽ có cái đúng, chỉ là đôi khi nó không còn phù hợp với thời đại bây giờ nữa mà thôi. Nếu muốn biết tương lai con cái như thế nào, chúng ta hãy nhìn vào cha mẹ của chúng. Vì môi trường sống và những người gần gũi thường xuyên với trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và sự phát triển của chúng.

“Dao sắc” hay “dao cùn”?

Về vấn đề này, chúng ta phải xem xét kỹ các bậc phụ huynh có phải là ” dao sắc” hay không hay là “dao cùn”. Thực tế trong đời, rất nhiều người không biết mình là ai dù rằng động lực của hành động là thương yêu con và muốn con làm điều hay. Dao cùn hay sắc thể hiện qua nhiều yếu tố từ cách giáo dục đến kiến thức giáo dục hay sự “nghe lời” của những đứa con.

Xem thêm bài viết tham khảo: “Nuôi con mới biết sự tình/Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa”

Bạn đã thực sự trang bị cho mình những kiến thức sư phạm căn bản đủ để dạy con đúng cách hay chưa? Những hiểu biết của bạn mà bạn cho là đúng đắn có thật sự là đúng đắn chưa . Bạn nên nhớ rằng nhân sinh quan và thế giới quan là hai vấn đề rất nhạy cảm và phụ thuộc rất nhiều vào việc quan bằng nhãn quan nào. Nhãn quan của hai người ở hai thế hệ khác nhau thì nhãn lực khác nhau là điều khó tránh khỏi.

Bất đồng trong quan điểm dạy con

Trong cách dạy con bằng những điều nhỏ nhặt bình thường trong cuộc sống, giữa cha và mẹ thậm chí đã có những luồng ý kiến trái chiều nhau. Cha thì muốn con va vấp trên những con đường, tập đi, chơi với bùn đất hay cây cỏ cho cứng cáp. Trong khi đó, mẹ thì tích cực dạy bé học chữ, xếp hình, chơi những trò chơi trí tuệ nhưng sạch sẽ. Trong lúc đó, con trẻ bối rối không biết nên nghe theo ai và thậm chí không biết bản thân mình đang mong muốn điều gì nữa.

Dao sắc không gọt được chuôi

Dao sắc không gọt được chuôi

Cứ như vậy, cha mẹ thì bất đồng còn con trẻ thì hoang mang. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên sắp xếp thời gian và phương pháp học hợp lý cho trẻ. Trẻ nhỏ cần khám phá tất cả mọi điều, cả sức khỏe lẫn trí tuệ đều là những yếu tố cần thiết cho cuộc sống của con hiện tại và sau này. Khi hiểu được điều này, các bậc phụ huynh sẽ thành công hơn trong việc dạy dỗ con cái.

Người ta bảo “Trẻ nhỏ dễ dạy” và chúng ta nên tranh thủ dạy dỗ chúng từ khi còn thơ bé. Tuy vậy, sự giáo dục và dạy dỗ của bạn chỉ giúp con được một phần nào vì tương lai con còn ra ngoài dòng đời sóng gió. Cám dỗ, cạm bẫy sẽ làm những đứa trẻ ngơ ngác và tạo ra phản xạ để chống lại cám dỗ. Tùy vào bản lĩnh của con mà cuộc đời của chúng sẽ rẽ theo những con đường khác nhau mà cha mẹ khó có thể quyết định. Đó cũng là lý do mà người xưa dạy “Dao sắc không gọt được chuôi”.

Dành sự quan tâm nhiều hơn cho con

Từ nhỏ, tôi đã được cha mẹ dạy dỗ vừa nghiêm khắc vừa thoải mái. Khi ai đó hỏi về cha mẹ mình, tôi chẳng biết phải nói rằng họ dễ hay là không dễ tính nữa. Lúc thì họ nghiêm khắc còn lúc thì, họ trông rất thoải mái. Chung quy, cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con của mình và mong chúng lớn lên nên người. Họ luôn tìm mọi cách để con trẻ có được những điều tốt đẹp và sống hạnh phúc hơn.

Bài viết tham khảo: “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”

Những lời dạy dỗ dù nhẹ nhàng hay khiêm khắc cũng đều là vì muốn con được hoàn thiện hơn. Mà điều này chỉ là vì có lợi cho tương lai của con trẻ mà thôi. Cha mẹ nuôi con nào có mong con cái nuôi lại, chỉ mong sao con có thể nên người và tự sống một đời hạnh phúc là được rồi. Đó là tấm lòng của những người làm cha làm mẹ mà tất cả chúng ta không thể nào quên.

Lời kết

Câu tục ngữ “Dao sắc không gọt được chuôi” có thể đúng hay chưa đúng tùy theo quan điểm của mỗi người. Nhưng nói chung, cha mẹ nên bên cạnh quan tâm và dạy dỗ con cái một cách hợp lý. Bạn đừng hời hợt cũng đừng quá nghiêm khắc sẽ gây ra những hậu quả không tốt. Tin rằng với tấm lòng yêu thương của mình, con trẻ sẽ dần dần hiểu được và nên người hơn.

 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun