Dâu dâu rể rể cũng kể là con

Hoàng Thị Thùy Linh Ca dao tục ngữ thành ngữ 3356 Views

5/5 - (1 bình chọn)

Mối quan hệ con dâu – mẹ chồng, chàng rể – bố vợ từ lâu đã là đề tài vô cùng quen thuộc. Có thể nói kiểu quan hệ vừa là ruột thịt, vừa không phải ruột thịt này khá phức tạp. Để dung hòa mọi thứ để chung sống hòa bình là điều không phải dễ dàng. Dân gian ta có câu: Dâu dâu rể rể cũng kể là con như muốn nhắc nhở rằng dù là dâu hay rể cũng là con của mình.

Xem thêm bài viết:

Dâu dâu rể rể cũng kể là con

Dâu dâu rể rể cũng kể là con nhắc đến mối quan hệ khá phức tạp. Dâu ở đây chỉ con dâu, người kết hôn với con trai mình. Con rể ở đây là con rể, người kết hôn với con gái mình. Có những người có cả dâu, cả rể. Có những người có một, thậm chí là nhiều đứa con như thế.

Từ xưa nó đã trở thành mối quan hệ khó dung hòa. Sẻ chia cuộc sống với những người xa lạ không hề dễ dàng. Thậm chí đôi lúc ta còn không ưa, cảm thấy bất tiện vì sự có mặt của một người.

Dâu dâu rể rể cũng kể là con mang hàm ý nhắc nhở ta nên coi dâu rể như con cái của mình. Duyên phận đã đưa đẩy ta về một nhà, thì cần nhìn nhận nhau như những người ruột thịt. Câu nói mang tinh thần gắn kết các mối quan hệ. Ông cha ta hi vọng những bậc làm cha mẹ hay những đứa con sẽ ghi lòng tạc dạ để cuộc sống gia đình hạnh phúc, yên ấm.

Dâu dâu rể rể cũng kể là con

Dâu dâu rể rể cũng kể là con

Mẹ chồng – nàng dâu, câu chuyện nước mắt chan cơm

Mẹ chồng – nàng dâu có lẽ là mối quan hệ đem đến nhiều tranh cãi nhất. Phải chăng những thứ liên quan đến phụ nữ thì thường phức tạp? Xoay quanh mối quan hệ “xưa nhưng không cũ” này là bảy bảy bốn mươi chín việc. Sự khác biệt về tính cách, quan điểm, lối sống vẫn luôn tạo ra những “rào cản” vô hình. Nó làm nảy sinh những hiểu lầm không đáng có.

Mẹ chồng và nàng dâu lại có cùng nhiệm vụ là chăm sóc gia đình và ngôi nhà nên luôn xảy ra những va chạm. Sống riêng mà được lòng mẹ chồng đã khó. Sống chung với cha mẹ chồng còn khó khăn hơn gấp bội. Trên những diễn đàn của phụ nữ, khi nhắc đến gia đình chồng thì chỉ có 1/4 là những lời hay tiếng đẹp. Còn lại hầu hết là những câu chuyện nước mắt chan cơm.

Nếu như không có sự chia sẻ, thông cảm và thấu hiểu thì dễ khiến cho mối quan hệ này ngày càng thêm xa cách. Mà ở đó, vai trò của người chồng trong việc cân bằng mọi thứ là vô cùng quan trọng. Người chồng được xem như chiếc cầu nối giữa mẹ và vợ. Một khi chiếc cầu quá nghiêng về bên nào cũng sẽ khiến mối quan hệ ấy trở nên rạn nứt.

Dẫu rằng, nhịp sống hiện đại cùng với những thay đổi trong tư tưởng, nếp sống, thái độ và cách ứng xử khiến cho mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không còn quá nặng nề, căng thẳng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, dù ở thời đại nào, vai trò của mối quan hệ này cũng quyết định rất lớn đến hạnh phúc gia đình. Mẹ chồng – con dâu hòa thuận thì gia đình mới êm ấm, viên mãn.

Tham khảo thêm bài viết:

Chó chui gầm chạn và nỗi lòng chàng rể

Chó chui gầm chạn là cụm từ người ta hay dùng chế giễu những chàng rể ăn theo nhà vợ. Làm dâu khó lắm. Làm rể cũng chẳng dễ dàng gì.

Sống riêng với vợ hoặc sống ở nhà mình, chàng rể vẫn phải làm tròn bổn phận làm con. Ít có cơ hội tiếp xúc, thăm non nhiều nên ít có chàng rể nào hiểu thấu gia đình nhà vợ. Nhiều người dù đã kết hôn lâu năm nhưng vẫn chỉ là “khách”. Chính vì vậy, nên việc giao tiếp hay sẻ chia gặp nhiều khó khăn.

Chàng rể thì không dám nói vì không hiểu, sợ sẽ phạm ngôn. Cha mẹ vợ thì lại thường quá coi trọng con rể. Mỗi lần gặp gỡ là y như rằng con rể trở thành vị khách quý phải cung phụng. Thế nên, đôi lúc gặp gỡ có phần gượng gạo, khách sáo.

Chưa kể, có những người còn ở rể nhà vợ. Phần lớn các chàng trai ở rể được gia đình nhà vợ yêu quý, nể trọng. Không hiếm trường hợp được bố mẹ vợ thương yêu như con trai. Và chàng rể cũng yêu kính bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, kiếp sống ấy lại dễ bị thiên hạ dòm ngó, dè bỉu.

Vẫn hiểu là ta sống mặc miệng thế gian. Nhưng mỗi người trong cái thế ấy vẫn phải cứng rắn lắm mới có thể vượt qua được. Đàn ông ở rể dễ mang tâm lý tự ái, tự ti. Những người trong nhà cũng cần tâm lý, tránh nhắc nhỏm đến những vấn đề tế nhị.

Một điều nhịn, chín mươi chín điều lành

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau. Ở đó, mỗi cá nhân có lý tưởng, cá tính, sở thích khác nhau. Bởi vậy trong quá trình chung sống, hầu hết gia đình đều phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng. Phụ nữ đi làm dâu khó khăn ra sao thì đàn ông làm rể cũng không hề dễ dàng.

Hạnh phúc gia đình có được vun đắp và gìn giữ hay không phụ thuộc vào cách các thành viên trong gia đình đó giải quyết những xung đột như thế nào. Một điều nhịn thì chín điều lành nếu ta biết nhường nhịn nhau một chút thì chắc chắn gia đình êm ấm.

Dâu dâu rể rể cũng kể là con

Dâu dâu rể rể cũng kể là con

Mẹ chồng cũng đã từng là con dâu. Ba vợ cũng từng là con rể. Nếu mọi người đều biết đặt mình vào vị trí của người khác thì cho dù khó khăn bao nhiêu cũng có thể vượt qua được.

Ở bất cứ hoàn cảnh nào, ta hãy nhận thức đúng đắn về vị trí, trách nhiệm của bản thân để cư xử. Sống vẹn tình, trọn đạo mới có thể gìn giữ được hạnh phúc. Con nào cũng là con. Nhìn nhận dâu, rể là những đứa con thật sự thì cha mẹ sẽ có những suy nghĩ khác hẳn.

Dù thế nào, nếu ta đặt hạnh phúc gia đình là mục tiêu quan trọng nhất thì ta sẽ có cho mình cách hành xử phù hợp nhất.

Lời kết

Dâu dâu rể rể cũng kể là con đem đến ý niệm về những mối quan hệ phức tạp. Thế nhưng nó sẽ không còn trở thành vấn đề phức tạp nếu ta hiểu và sẵn sàng sẻ chia, cảm thông. Mỗi người có những nỗi lòng riêng không thể giải thích. Nếu không thể giúp người khác sống hạnh phúc hơn. Thì cũng không nên tạo thêm sóng gió làm gì. Cuộc sống gia đình sẽ luôn êm ấm, khi cha mẹ coi dâu rể là con. Dâu rể coi cha mẹ chồng vợ là ruột thịt.

Xem thêm bài viết: 

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun