Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng
Bài ca dao Làm trai cho đáng nên trai là một trong những bài ca dao hài hước. Nó đem lại tiếng cười vui vẻ, giải trí. Thêm đó là chế giễu nhẹ nhàng những người đàn ông lười biếng, nhu nhược.
Đây là câu ca dao thể hiện cái nhìn hóm hỉnh về người đàn ông. Làm trai cho đáng nên trai cũng là một mô típ quen thuộc cho thấy cái nhìn nhiều chiều về đàn ông. Ngoài bài này còn có rất nhiều câu như:
Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
Hay
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào
Xem thêm bài viết:
Làm trai cho đáng nên trai
Trai trong câu ca dao này ý chỉ đấng mày râu. Đàn ông ở độ trai tráng là lứa tuổi mạnh mẽ, sung mãn nhất về cả thể chất và tinh thần. Cho đáng nên trai ý nói, đã làm đàn ông thì cần sống cho đáng mặt đàn ông. Cách sống, ứng xử được gắn liền với giới tính.
Nếu phụ nữ luôn đi kèm với sự ôn nhu, thùy mị, nhẹ nhàng. Thì trai trong câu ca dao này yêu cầu người đàn ông phải mạnh mẽ về sức lực và ý chí.
Tuy nhiên, đối lập với yêu cầu ở trên. Câu dưới lại là hình ảnh chế giễu mang tính hài hước. Tác giả dân gian phóng đại hình ảnh hạt vừng vốn nhỏ bé. Thế mà lại khiến cho đàn ông phải khom lưng, chống gối mà gánh. Dẫu trong cuộc sống, chẳng ai phải khó khăn khổ sở với hai hạt vừng. Nhưng cách nói quá, phóng đại này vừa vui mà còn mang ý nghĩa thâm thúy.
Nó nhằm mang đến tiếng cười chế giễu những chàng trai thiếu sức mạnh về thể chất và tinh thần. Hay nói cách khác có thể hiểu câu này theo nhiều nét nghĩa như: anh chàng này vốn cha sinh mẹ đẻ khỏe mạnh nhưng biếng lười không chịu rèn luyện thể chất nên đâm ra ốm yếu. Việc gì dù là nhẹ nhất cũng thành ra khó khăn, gian khổ.
Hay là người đàn ông không có dũng khí trong cuộc sống. Không thể hoặc không dám gánh vác những trách nhiệm của gia đình.
Sự đối lập trong 2 câu vừa tạo nên tiếng cười vui vẻ, vừa khiến người ta chột dạ, nhất là đấng mày râu.
Món nợ tang bồng
Từ thời phong kiến, nếu phụ nữ phải gồng mình với tam tòng, tứ đức. Thì đàn ông cũng khổ sở với món nợ tang bồng. Ở đây nói rõ hơn là món nợ công danh. Đàn ông phàm ở đời phải có công danh sự nghiệp. Không chỉ mưu cầu cho bản thân tiền tài, danh tiếng mà còn phải làm cho dòng họ được mở mày mở mặt.
Đàn ông trong nhà gánh trên vai rất nhiều trách nhiệm. Nếu là đích tôn, đích tử thì lại phải kiêm thêm công việc nối dõi tông đường. Luôn sẵn sàng là trụ cột trong gia đình. Luôn ra tay chèo chống, chống đỡ gia đình, dòng họ vượt qua mọi khó khăn thử thách. Và tất nhiên luôn là điểm tựa vững chắc cho chị em phụ nữ mọi lúc, mọi nơi.
Từ cổ chí kim, không chỉ đàn bà khổ sở với lễ giáo thì đàn ông sống cũng không dễ dàng gì. Suốt từ bé đến lớn, đàn ông luôn phải chịu những áp lực từ người thân, từ xã hội.
Nếu đàn bà có đứa con để giãi bày, kể khổ thì đàn ông luôn là những người cô đơn nhất. Cái nhìn theo giới không cho phép đàn ông yếu đuối. Thậm chí là có vẻ phản cảm trước hình ảnh đàn ông bộc lộ những cảm xúc như buồn, khóc.
Bản chất về giới cũng khiến đàn ông luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Không muốn bị thương hại. Không muốn bị coi thường. Thế nên, đàn ông luôn mang trong mình nhiều áp lực khó giải tỏa. Áp lực về tài chính, xã hội, gánh nặng gia đình luôn dễ khiến đàn ông rơi vào căng thẳng, bế tắc.
Bình đẳng giới không dành riêng cho phụ nữ
Thực ra bình đẳng giới không chỉ mang đến cái nhìn mới, cái lợi cho phụ nữ. Mà nó cũng giúp rất nhiều cho đàn ông. Khi phụ nữ vùng lên để tham gia vào kinh tế, xã hội thì lúc này gánh nặng về tài chính, gia đình của người đàn ông cũng được giảm đi đáng kể.
Nhưng cũng chính lúc này, cái tôi của đàn ông cũng bắt đầu trỗi dậy. Họ càng phát triển, càng cố gắng hơn để không thua thiệt phụ nữ. Chỉ có những người đàn ông nhu nhược, ích kỉ mới sợ chuyện bình đẳng. Còn khi yêu thương người phụ nữ của mình. Và quan trọng hơn là khi người đàn ông tự tin vào bản thân thì không gì có thể cản bước họ.
Bình đẳng giới giúp đàn ông thoải mái về cảm xúc. Họ có thể bộc lộ tâm trạng một cách tự nhiên nhất. Có thể khóc, cười, kể khổ như phụ nữ hay phát tiết khi tức giận. Nghe có vẻ hơi “đàn bà” nhưng đây là cách để giải tỏa áp lực rất tốt.
Đó cũng là cách giúp phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nhiều người đàn ông đánh vợ để giải tỏa căng thẳng. Vì thế giúp cho người đàn ông của mình không phải chịu những áp lực quá lớn cũng là cách phụ nữ tự bảo vệ mình.
Bình đẳng giới luôn mang đến những điều tuyệt vời cho cả hai giới. Mỗi giới lại mang trong mình những ưu thế riêng. Dùng ưu thế của mình để hỗ trợ bạn đời là cách làm văn minh nhất, bình đẳng nhất.
Đàn ông giữa thời 4.0
Cuộc đời sẽ nhẹ nhàng hơn nếu ta biết đặt mình vào vị trí của người khác. Nói về đàn bà ta hãy thôi nói về hi sinh. Nói về đàn ông hãy thôi nói về trách nhiệm. Thời đại công nghệ số, mỗi cá nhân, mỗi giới tính nên phát huy những thế mạnh riêng để có thể hòa nhập với thời đại.
Lười biếng hay tham ăn đâu phải chỉ đàn ông mới có. Hay nói cách khác không phải đàn ông nào cũng xấu xa cũng tệ bạc. Không phải phụ nữ nào cũng chua ngoa, kì quái.
Ở thời đại mới đòi hỏi đàn ông phải cố gắng nhiều hơn, chăm chỉ hơn, mạnh bạo hơn. Bây giờ đâu chỉ phụ nữ là phái đẹp. Cuộc sống khấm khá hơn, đàn ông cũng cần chỉn chu hơn. Đẹp hơn, khỏe hơn là cách đàn ông 4.0 thể hiện mình trước phái nữ.
Và dù thế nào, nhìn ở một khía cạnh nhất định, về thể chất đàn ông vẫn hơn hẳn phụ nữ. Vì thế, hi vọng đấng mày râu sẽ dùng đặc ân ấy để bảo vệ và che chở cho phụ nữ.
Các bố, các chú, các anh cũng nên mạnh dạn sẻ chia những nỗi lòng với những người phụ nữ bên cạnh. Bởi chắc chắn rằng phụ nữ sẽ không bao giờ để các anh một mình trên cả một hành trình dài. Sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ cũng là vì lí do ấy.
Lời kết
Làm trai cho đáng nên trai – câu ca dao nhẹ nhàng nhưng đem đến cho mọi người nụ cười vui vẻ, lạc quan. Qua những bài ca dao có mô típ như vậy, tác giả dân gian ngoài việc chế giễu nhẹ nhàng. Thì cũng muốn gửi gắm đến cánh mày râu về cách sống, lối tư duy văn hóa trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết: