Tục ngữ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 21723 Views

4.1/5 - (28 bình chọn)

Chúng ta đều biết, nguồn kiến thức trong vũ trụ bao la là vô tận. Và mỗi chúng ta có dành cả cuộc đời mình cũng không học hết nổi. Thế nhưng, chúng ta đâu cần học hết làm gì, chỉ cần học đủ để sống tốt quãng đời của mình thôi.

Không ai tự nhiên sinh ra mà trở nên giỏi giang được, tất cả đều phải thông qua quá trình học tập và rèn luyện. Việc chủ động thu nạp và bồi dưỡng tri thức giúp bạn thông thái và hiểu biết hơn. Không chỉ là kiến thức trong học tập, chúng ta còn cần phải học thêm về các vấn đề xã hội, kinh nghiệm sống,…Ông bà ta cũng có dạy “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

Như đã nói ngay từ ban đầu, con người sinh ra có ai tự nhiên mà giỏi đâu. Họa hoằng lắm thì mới có được vài thần đồng nhưng họ chỉ thông minh hơn người  bình thường thôi. Họ vẫn còn nhiều thiếu sót và nếu không được cung cấp thêm kiến thức thì cũng khó mà giỏi bền lâu được.

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

Câu tục ngữ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học rồi. Học hỏi từ trường lớp, bạn bè, thầy cô cho đến cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh. Kiến thức của mỗi người là mỗi khác nhau, chúng ta học từ mỗi người một ít thì sẽ bù lại những phần mà bản thân còn thiếu.

Việc chủ động tìm hiểu và học hỏi là cách nhanh nhất để mình trở nên thông thái hơn. Bất kể là con người hay là vạn vật, chỉ có chủ động mới mang lại kết quả tốt nhất. Ví như “Muốn ăn thì lăn vào bếp”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”cũng tương tự.

Xem thêm bài viết tham khảo “Muốn ăn thì lăn vào bếp”

Giỏi hay không phần lớn phụ thuộc vào mình

Nhớ hồi nhỏ đi học, thầy cô thường luôn bảo những câu quen thuộc như “Giơ tay lên trả lời đi các em, sai thì thôi chứ có gì mà ngại. Không biết mới đi học, còn biết rồi thì đâu ngồi ở đây.” Hoặc là “Bạn nào có thắc mắc gì cứ mạnh dạn hỏi nhé. Thế mới giỏi được.” Thế đấy, như vậy đủ để chúng ta nghiệm ra việc bạn có giỏi giang hay không phụ thuộc nhiều vào bạn.

Tất nhiên, tôi cũng không phủ nhận là có người thông minh bẩm sinh, lại có người bản chất vốn là ngờ nghệch. Nhưng có sao đâu, giả sử cùng dung nạp một lượng kiến thức như nhau. Người thông minh hiểu mười còn người khờ khạo ít ra cũng phải hiểu được một chứ? Nếu cứ nghĩ rằng mình không khôn mà bỏ bê không lo học hành thì có phải là càng ngày càng đi xuống, dại càng thêm dại không?

Tôi tin rằng, ai cũng muốn mình trở nên giỏi giang và hiểu biết vì điều đó vô cùng có lợi. Người mà cái gì cũng tinh tường, việc gì cũng làm được thì còn lo không thành công sao? Hơn nữa, họ còn được người khác ngưỡng mộ và kính trọng, đi đến đâu là để lại tiếng thơm đến đấy. Đời sống vật chất và tinh thần hẳn vô cùng phong phú.

Chủ động học hỏi là một điều tốt

Thế giới xung quanh vốn dĩ rất đa dạng và phong phú. Chúng ta cứ “Học, học nữa, học mãi” cũng không kịp hết nhưng phải học để còn đối diện với cuộc đời nữa. Tôi vẫn thường nghĩ rằng, cuộc sống này khắc nghiệt lắm, chưa bao giờ là dễ dàng. Mà chúng ta_những phận người nhỏ bé phải luôn đối mặt và chống chọi với nó hàng ngày. Học hỏi thêm tri thức và kinh nghiệm một phần để chúng ta dễ dàng ứng phó với cuộc sống, một phần mang lại đời sống sung túc hơn.

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

Để trở thành người tài giỏi và có ích chúng ta cần phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích. Bên cạnh việc học đó chúng ta còn phải biết vận dụng, biết thực hành. Chỉ học không thôi thì chưa đủ mà ta còn phải biết làm, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc , đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của việc học “Học đi đôi với hành”.

Sống không chỉ đơn giản là tồn tại

Cuộc sống không thể không thể không có các mối quan hệ. Việc mối quan hệ đó tốt hay xấu là do ở mỗi người chúng ta. Quan hệ tốt với mọi người giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi trong cuộc sống. Vì vậy, học còn để chung sống tốt hơn với mọi người, học tập rèn luyện chúng ta những hiểu biết, kĩ năng để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện các mối quan hệ theo hướng tích cực hơn.

Sống không chỉ là tồn tại mà sống còn là phải để người khác biết mình tồn tại, sống có mục đích. Vì thế ta phải học thật giỏi, phải biết nhiều tri thức để không chỉ bản thân sống tốt mà còn giúp đỡ mọi người, góp phần đưa xã hội phát triển đi lên. Đó là tự khẳng định bản thân mình. Tất cả đều cho thấy việc học vô cùng quan trọng. Nó không chỉ quan trọng đối với bản thân mà còn quan trọng với mọi người, xã hội và đất nước. Nó giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, được mọi người tin yêu, quý trọng.

Chủ động học hỏi mang lại nhiều giá trị và lợi ích hơn là chúng ta tưởng. Không chỉ học kiến thức, chúng ta cần nhất là học làm người. Rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức để làm tốt vai trò đối nhân xử thế và được người người yêu quý.

Chuẩn bị hành trang bước vào đời

Tục ngữ dạy “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” quả không sai. Chủ động tiếp cận tri thức mang lại cho chúng ta nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu. Đó là những hành trang không thể thiếu trên suốt quãng đường đời của mỗi người. Càng siêng năng dung nạp kiến thức, bạn càng thông thái và say mê tìm tòi hơn.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun