Cãi thầy núi đè

Phạm Kim Thoa Ca dao tục ngữ thành ngữ 9113 Views

4.2/5 - (6 bình chọn)

“Cãi thầy núi đè”

Suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Người Việt Nam đã xây dựng và vun đắp cho mình rất nhiều truyền thống quý báu. Trong đó, truyền thống tôn sư trọng đạo là không thể không nhắc đến. Lớp trẻ nghe lời người già, bề dưới nghe theo bề trên, trò nghe thầy,…đã trở thành quy luật bất biến của cuộc sống. Nếu ai chống lại quy luật đó, phần nhiều sẽ không những bất trắc và khó khăn khôn lường.

Như tục ngữ Việt Nam ta có câu “Cãi thầy núi đè”, thái độ cãi thầy đã là bất kính, xem thường lời dạy của người đi trước thì kết cục chắc chắn sẽ không tốt đẹp gì.

Nghề giáo cao quý

Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Vì vậy, người thầy không chỉ có vị trí nhất định trong lòng học trò mà ngay cả phụ huynh cũng dành cho họ sự tôn trọng. Trẻ con lên ba đã được cho đi học, thầy cô dạy cho trẻ cách ăn nói, chào hỏi và vô số những kiến thức bổ ích nhất. Trong suốt sự nghiệp trồng người của mình, niềm tự hào nhất của thầy cô là được thấy học trò của mình thành công.

Cãi thầy núi đè

Cãi thầy núi đè

Có những người luôn tâm huyết với nghề mà mình đã chọn, dẫu cho có khó khăn thì họ vẫn tiếp tục tiến lên không lùi bước. Vậy nên mới có những nhà giáo ưu tú đầu tóc bạc trắng nhưng vẫn còn miệt mài bên trang giáo án. Những người như thế xứng đáng được tôn trọng và tôn vinh.

Lúc đất nước còn nghèo, nghề giáo tuy cống hiến nhiều mà những gì nhận lại rất bạc. Đồng lương ít ỏi mà còn phải băng rừng lội suối để dạy học. Biết bao khó khăn, gian khổ và nguy hiểm trùng trùng nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua. Bởi thế nên, ông bà ta mới không thể chấp nhận chuyện học trò cãi lại thầy. Câu tục ngữ “Cãi thầy núi đè” muốn nhắc nhở tất cả các thế hệ con cháu nên biết “Tôn sư trọng đạo”. Việc bất kính với thầy cô chỉ làm cho bạn gặp phải những chuyện không tốt mà thôi.

Người thầy của tôi

Năm tôi học lớp sáu, thầy mới chuyển về trường dạy. Nghe các bạn lớp khác nói rất nhiều về thầy và bày tỏ lòng yêu mến với thầy ra sao nhưng tôi vẫn chưa được học. Cứ như vậy, những câu chuyện nghe về thầy càng nhiều, một người tận tâm và thương yêu học trò,…làm tôi cứ ngỡ đã quen thuộc với thầy lắm. Những lần đi lướt qua nhau, tôi cúi đầu chào thầy lễ phép và thầy cũng đáp lại bằng nụ cười dịu dàng. Chắc chắn rằng, thầy không biết tôi là ai vì thầy chưa đứng lớp tôi lần nào nhưng có sao đâu. Trong lòng tôi dần vẽ ra hình ảnh ngưỡng mộ và yêu quý thầy hơn.

Xem thêm bài viết tham khảo “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Cuối cùng, năm tôi lên lớp chín cũng đã có cơ hội gặp thầy. Phải nói là, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và sung sướng. Thật ra, cả trường ai cũng mong được học thầy cả vì thầy luôn hòa nhã với học sinh. Sau khi được học, tôi mới biết lời đồn đại quả không sai. Thầy chính là người quan trọng đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời của tôi. Nhờ lời dạy của thầy, tôi trở nên ngoan ngoãn, hiểu chuyện và mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình hơn.

“Cãi thầy núi đè”

Việc trẻ con cãi lời người lớn đã được xem là hỗn, là bất kính huống chi là học trò cãi lời thầy của mình. Ngay cả phụ huynh còn thể hiện sự tôn trọng nhất định dành cho thầy cô thì thái độ của học sinh ương bướng là không thể chấp nhận. Từ góc độ của học sinh, thầy cô hiền lành thì bọn nhỏ lại không tôn trọng, giở trò quậy phá. Còn gặp thầy cô nghiêm khắc một chút thì lại chán ghét, bất mãn đủ điều. Cái nghiệp nhà giáo nó cũng bạc lắm!

Cãi thầy núi đè

Cãi thầy núi đè

Người ta nói nghề giáo giống như là nghề lái đò. Họ hàng ngày chèo chống đưa từng lớp trẻ sang sông. Khách qua đò có người niềm nở cảm ơn, cũng có người bày tỏ thái độ khó chịu. Nhưng chung quy, ít có ai quay trở lại một lần nữa. Nghề giáo chẳng phải là nghề nhàn hạ gì, đem tri thức và tâm huyết của mình dốc ra mà có mấy đứa học trò hiểu được.

Những đêm miệt mài soạn giáo án, những đêm thức trắng chấm bài thi,…rồi biết bao trăn trở để làm sao giáo dục học sinh nên người. Nghề giáo đâu phải ai cũng kiên nhẫn làm được. Đứng trước đám nhóc không hiểu chuyện, họ lại càng phải bao dung nhiều hơn.

“Không thầy đố mày làm nên”

Lúc còn nhỏ, đa số chúng ta đều không hiểu chuyện, hay chán ghét và bất mãn với thầy cô. Vì thầy cô cấm mình cái này, cái kia khiến mình cảm thấy vô cùng bó buộc. Rồi thì họ suốt ngày giảng giải mấy lời nghe đến phát ngán, nghe nhiều cũng thành nhàm chán. Thế nhưng, chúng ta lại cảm thấy hối hận khi mình trưởng thành. Hóa ra, thầy cô chỉ muốn tốt cho mình mà thôi. Vậy ra, việc cãi lời thầy cô thật sự quá sai trái, đến lúc hối hận thì bản thân cũng đã từng làm thầy cô rất buồn.

Người ta thường nói, không biết thì không có tội. Bạn có thể lấy lý do đó để bao che cho sự hèn nhát của mình nhưng cuối cùng, bạn cũng sẽ phải hối hận. Rằng chúng ta đã từng nông nổi, đã từng ngây thơ biết bao nhiêu. NhữNg lời dạy ngày xưa đôi lúc muốn nghe cũng không còn kịp nữa. Tóc thầy đã bạc và đôi mắt cô cũng ánh lên vẻ mệt nhoài. Tất cả chúng ta đều đã trưởng thành.

Bây giờ gặp lại lũ bạn xưa, mỗi người đã mang trên mình một thân phận khác. Có người thành đạt, có người nổi tiếng cũng có người dư dả ăn mặc,…Sau tất cả, chúng ta lại phải cảm ơn rất nhiều người. Cảm ơn cha mẹ, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh và cảm ơn cả những thầy cô đã miệt mài vun trồng cho cả sự nghiệp trồng người.

Lời kết

Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta sẽ hiểu hơn về những khó xử của người lớn. Bất kể là thầy cô nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho học sinh vì học thật sự đam mê cái nghề này. Lương nhà giáo bèo bọt, nếu không vì yêu thích thì sao lại lao vào chứ? Tôn sự trọng đạo vẫn là quy luật muôn đời mà lớp trẻ chúng ta cần phải noi theo.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun