Kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT dành cho người học tiếng Nhật được tổ chức bởi Japan Foundation (thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản), viết tắt là Japanese Language Proficiency Test (日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん)). Bạn sẽ nắm được trong bài viết này rất nhiều thông tin cần thiết và chi tiết cho kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT.
JLPT là gì?
JLPT là tên viết tắt của Japanese Language Proficiency Test, hay tên tiếng Nhật là 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん). JLPT được tổ chức hàng năm tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Lúc đầu, có khoảng 7.000 thí sinh trên toàn thế giới, và tới năm 2011 đã có tới 610.000 thí sinh trên toàn thế giới tham gia kỳ thi năng lực này. Chứng chỉ này được đánh giá là một chứng chỉ đáng tin cậy của việc đánh giá và xác định trình độ thông thạo tiếng Nhật của những người không phải là người Nhật.
Xem thêm: Top 3 phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả nhất 2018
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT được tổ chức khi nào?
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT được tổ chức 2 lần vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7, và chủ nhật đầu tiên của tháng 12. Chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, Việt Nam là quốc gia đăng kí tổ chức cả hai kì thi trong một năm tại 3 thành phố là : Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và thuộc nhóm những quốc gia có số lượng thí sinh dự thi JLPT lớn nhất hiện nay.
Mua hồ sơ và đăng ký dự thi kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT ở đâu?
Có 3 thành phố được tổ chức thi JLPT tại Việt Nam là: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong đó:
Tại Hà Nội:
Khoa Đông Dương, ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Hà Nội
Tại Đà Nẵng:
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Xem thêm: Cài đặt phần mềm gõ tiếng Nhật trên điện thoại, máy tính
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT gồm có mấy cấp độ?
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT được chia thành 5 cấp độ từ N5 ( dễ nhất ) tới N1 ( khó nhất ). Mỗi cấp độ lại có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Bằng việc làm đề thi năng lực tiếng Nhật bạn cũng có thể tự đánh giá được khả năng tiếng Nhật của bản thân.
- Đọc: Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn. Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.
- Nghe: Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.
Cấp độ N2: Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng.
- Đọc: Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản… về các chủ đề đa dạng. Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.
- Nghe: Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giữa các nhân vật, nắm được ý chính.
Cấp độ N3: Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày.
- Đọc: Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày. Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí. Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác.
- Nghe: Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.
Cấp độ N4: Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản
- Đọc: Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ kanji cơ bản.
- Nghe: Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.
Cấp độ N5: Có thể hiểu tiếng Nhật như 1 học sinh trung học tại Nhật Bản
- Đọc: Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hiragana, chữ katakana, chữ hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nghe: Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.
Xem thêm: Cơ sở nền tảng giúp bạn giỏi tiếng Nhật: Từ vựng – Ngữ Pháp – Chữ Hán
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT thời gian và nội dung thi
Nội dung và thời gian thi từng phần của các cấp độ trong kì thi JLPT:
Cấp độ | Phần thi | ||
N1 | Chữ Hán, Từ Vựng, Ngữ Pháp, Đọc Hiểu
(110 phút) |
Nghe Hiểu
(60 phút) |
|
N2 | Chữ Hán, Từ Vựng, Ngữ Pháp, Đọc Hiểu
(105 phút) |
Nghe Hiểu
(50 phút) |
|
N3 | Chữ Hán, Từ Vựng
(30 phút) |
Ngữ Pháp, Đọc Hiểu
(70 phút) |
Nghe Hiểu
(40 phút) |
N4 | Chữ Hán, Từ Vựng
(30 phút) |
Ngữ Pháp, Đọc Hiểu
(60 phút) |
Nghe Hiểu
(35 phút) |
N5 | Chữ Hán, Từ Vựng
(25 phút) |
Ngữ Pháp, Đọc Hiểu
(50 phút) |
Nghe Hiểu |
Xem thêm: Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Là Gì? Hiragana, Katakana và Kanji
Điểm đỗ của kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT
Điểm đỗ của từng cấp độ trong kì thi JLPT được đánh giá theo thang điểm như sau:
N5:
Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N4:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N3:
Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N2:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N1:
Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Hi vọng bài viết kì này đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về kì thi JLPT và ý nghĩa của các chứng chỉ trình độ năng lực Nhật ngữ.