8 Lời Phật dạy cách buông bỏ

Thu Trang Lời Phật dạy 3574 Views

5/5 - (2 bình chọn)

Đạo Phật gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng ngày. Với những Lời Phật dạy cách buông bỏ giúp con người biết cách đối nhân xử thế, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh. Nên, bạn muốn tìm hiểu đạo Phật cùng gotiengviet.com.vn tìm hiểu nhé. Chắc chắn với mỗi bài đọc sẽ giúp các bạn tỉnh thức, thấy cuộc sống nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan của cuộc sống.

Tâm không được thanh tịnh, nhẹ nhàng chắc chắn sẽ luôn bị phiền lụy vướng vào người. Không ai có thể gieo phiền não vào trong tâm hồn bạn nếu chính bạn không tự nhặt bỏ vào não mình. Thay vì khổ đau, bị lụy hãy học cách thanh lọc tâm hồn, buông bỏ chuyện buồn đau.

Cuộc sống luôn có những bộn bề, áp lực, va chạm khiến tâm chúng ta luôn mang chữ “sầu”. Khó tránh khỏi những bất đồng trong gia đình, ngoài xã hội. Tranh cãi là lúc chúng ta không thể kìm chế, buông những lời cay độc để hơn thua và kết quả là ta mất đi những mối quan hệ, người thân.

Hơn thế nữa, chữ sầu luôn đeo trong tâm khiến chúng ta bị tổn thương hoặc đang làm tổn thương người khác. Bản thân luôn luôn đau đơn, mất niềm tin vào cuộc sống, ân hận. Nhưng khi không khắc chế được tâm khiến hành động sai lầm, tạo nghiệp xấu tới tất cả mọi người mà lúc ân hận đã muộn màng.

Học 8 Lời Phật dạy cách buông bỏ để có thể rũ bỏ được hết bụi trần, an vui trong cuộc sống.

XEM THÊM

1 – Học cách kiểm soát bản thân

Khả năng của bạn không thể nào kiểm soát hành động của người khác, mà chỉ có thể kiểm soát hành động của chính bạn mà thôi. Cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, nghịch cảnh nhưng nên có 1s để suy xét đúng sai hãy hành động. Bởi khi chúng ta làm theo cảm tính thì không thể có kết quả tốt đẹp được.

Kiểm soát được bản thân khiến chúng ta hành động thấu đáo trong bất cứ hoàn cảnh nào. Làm được như vậy không chỉ làm cuộc sống của ta trở nên tốt hơn, mà còn dạy những bài học đáng quý cho những người luôn sân hận cuộc đời.

2 – Lời Phật dạy cách buông bỏ: giả ngốc hơn là làm ra vẻ khôn ngoan

Cuộc đời này, hơn ghét thắng thua chẳng ai ưa người khác thông minh hơn mình, đặc biệt là với những người có lòng sân hận trong tâm. Đừng cố tỏ ra không ngoan trong cuộc đời này nếu bạn không muốn bỏ đi cơ hội học hỏi trong cuộc sống, làm mới và tăng giá trị của mình.

Cuộc sống có quá nhiều điều thú vị để ta khám phá, con người chỉ là hạt cát không đủ để khám phá hết. Vì vậy, khiêm tốn giúp ta có nhiều thời gian để quan sát, nhìn nhận, học hỏi những điều lý thú, mới mẻ trong cuộc sống.

3 – Thắng/ thua trong cuộc sống không làm tăng giá trị của bạn

Kết quả sẽ chỉ thỏa mãn sự tự tôn của bạn trong giây lát mà thôi. Nếu một cuộc thi, tranh luận tốn quá nhiều công sức của bạn thì bạn không nên mất thời gian để đạt được thắng lợi. Bởi đại đa số mọi người tham gia đều muốn thắng, không đành lòng thua. Nhưng thắng để được gì thì lại chẳng ai quan tâm.

Những cuộc tranh luận vô vị nên giảm bớt, ta có thể chấp nhận thua để học hỏi hơn kẻ thắng ngạo mạn, kiêu hãnh trong giây lát mà chẳng thể học tập được điều gì. Thắng thua ưu đãi cảm xúc trong giây lát mà có thể khiến ta ngủ quên trên đỉnh vinh quang mãi mãi.

4 – Lời Phật dạy cách buông bỏ: từ bỏ việc viện cớ

Khi ta muốn ta sẽ tìm cách, khi ta không muốn ta sẽ tìm lý do. Bất cứ việc gì hãy cố gắng hết sức của mình đừng vì bất cứ lý do nào mà trì hoãn. Bởi thời gian sẽ chẳng đợi ai cả, nếu trẻ bạn không cố gắng thì chắc chắn khi bước sang tuổi xế chiều bạn không còn nhiều cơ hội để làm nữa rồi.

Thay vì lớn lên, trưởng thành với sự trải nghiệp cuộc đời qua công việc, cuộc sống thì chúng ta lại bị kẹt cứng bởi hàng tá lý do biện hộ mà chúng ta tự đặt ra. Như vậy, khả năng tiềm ẩn trong ta bị chính ta bóp nghẹt mà không thể lớn lên nổi. Đừng vì bất cứ lí do gì khiến bạn chùn bước trong cuộc đời này, mạnh mẽ tiến về phía trước đi thôi nào.

5 – Quyến luyến khiến thân ta yếu mềm

Từ bỏ sự quyến luyến là việc chúng ta phải làm được. Quá khứ đã xảy ra rồi và ta không thể nào thay đổi kết quả. Quá khứ hãy để nó ngủ yên đừng đem nó sống ở hiện tại, làm lu mờ tương lai của bạn. Khi tách biệt được quá khứ, cuộc sống là sự cố gắng cho hiện tại, yên bình, khoan dung, thanh thản.

Buông bỏ quá khứ không có nghĩa là bạn quên sạch bài học thương đau đó. Bạn có thể lấy những trải nghiệm đau thương đó làm động lực cố gắng cho hiện tại, thì kết quả ở tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

6 – Cuộc đời không có người xấu, người ác, kẻ thù nên buông bỏ sân si

Lời Phật dạy cách buông bỏ là hãy bỏ đi khái niệm người xấu, người ác, kẻ thủ. Bởi đó chỉ là nhận thức của cá nhân khiến hành vi của bạn bị tác động. Người ác thực chất là người hành động sai trái để tư lợi bản thân. Kẻ thủ phải chăng là người trái ngược với quan điểm sống của ta mà thôi. Vì vậy, thay vì phải cố đeo bám những người đó trong tâm trí ta hãy buông bỏ chúng xuống cho tâm hồn nhẹ nhàng.

7 – Lời Phật dạy cách buông bỏ: tất thảy chúng sinh đều là Phật

Trong thâm tâm con người luôn ẩn chứa những điều thiện lành. Hiện tại là Phật, tương lai là Phật. Cuộc sống mưu sinh, những bon chen, xô bồ khiến con người tham sân si nên khỏa lấp mất chân thiện trong ta.

Thay vì tham sân hận ta nên tu dưỡng để trở thành Phật trong tâm. Nhẹ nhàng với cuộc sống không bị vật chất cám dỗ, tìm được bình an, thanh tịnh trong tâm. Tu nghiệp giúp bao dung hơn với đời, từ bỏ những cái xấu xa, phiền muộn.

8 – Kết thù kết oán kết nghiệp vào thân

Lời Phật dạy cách buông bỏ về nhân sinh, nhớ làm theo giúp tâm thanh thản, sống tích cực, vui vẻ và lạc quan hơn về cuộc sống. Không phải cứ đầy đủ về vật chất, địa vị, danh vọng mới đạt được cảnh giới cao của nhà Phật. Biết hài lòng với thực tại, cố gắng cho tương lai luôn làm điều thiện lành là chính ta đạt được chân tu rồi.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun