Áp dụng Lời Phật dạy con để con cái nên người

Thu Trang Lời Phật dạy 1409 Views

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến đạo Phật không chỉ khuyên dạy con cái trọn đạo làm con, làm tròn chữ Hiếu với đấng sinh thành. Hơn thế nữa, kinh Phật dạy những người làm cha làm mẹ cách ứng xử với con để nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Cùng gotiengviet.com.vn áp dụng lời Phật dạy con để nuôi dưỡng con cái nên người.

“Dạy con từ thuở còn thơ” như lời cha ông ta từng nói để có thể rèn dạy tính cách cho con cái nên người. Đã làm cha làm mẹ là cả quá trình học tập, trau dồi kiến thức để có thể dạy con cái tốt nhất về mặt dinh dưỡng, đạo đức, tâm hồn.

XEM THÊM:

  1. 8 Lời Phật dạy cách buông bỏ
  2. Hồi sinh cuộc đời khi nghe Lời Phật dạy Chuyển nghiệp
  3. Lời Phật dạy cho người nóng tính nhớ để không phạm sai lầm

Công sinh thành, công dưỡng dục

Ngay từ khi con đến với thế giới này như một món quà vô giá mà cha mẹ được ban tặng. Trọng trách của người mẹ đặt lên đôi vai nặng trĩu: ăn uống, nghỉ ngơi, bồi bể trí lực để con phát triển toàn diện. Sự âu lo làm sao cho con phát triển kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày.

Ngay từ khi sinh ra, con trẻ cần được quan tâm đặc biệt của cha mẹ: ăn uống, sức khỏe, sự an toàn vì chỉ cần 1 phút lơ là cũng khiến con gặp nguy hiểm. Chẳng may vì một phút bất cẩn cũng là một vết cứa vào tâm hồn con để cha mẹ luôn luôn thấy hối hận, dằn vặt khôn nguôi.

Bất kể ai sinh ra dù ít dù nhiều cũng được tắm mát bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào. Dòng sữa mát giúp con được no bụng mỗi ngày, giúp con vươn lên, vững bước thành người có ích. Nhờ công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mà con cái mới có cuộc sống mà chúng mong muốn ở tương lai.

Lời Phật dạy con: Dạy con nên người

Trong kinh Tăng Chi Đức Phật đặc biệt coi trọng trọng trách của cha mẹ phải dạy dỗ và giới thiệu chúng vào cuộc đời, sống cuộc sống có ý nghĩa. Còn có quá nhiều những đứa trẻ được sinh ra trong cuộc đời này, nhưng lại bị cha mẹ “bỏ quên” giáo dục. Vì vậy, chúng bị sống trong tủi nhục, khổ đau, bất hạnh và không có cuộc sống đầy đủ, ấm êm.

“Trời sinh voi, trời sinh cỏ” tự sinh tự dưỡng phải chẳng chỉ là bản năng của những loài động vật. Con người ta khác biệt với động vật là ở giáo dục. Nhân phẩm con người được ảnh hưởng trực tiếp từ giáo dưỡng. Những quả ngọt được hái chắc chắn từ những người trồng được dạy dỗ, uốn nắn quy củ.

Lời Phật dạy con, với một đứa trẻ cần có những bài học thực tế ở từng giai đoạn. Bởi từng độ tuổi có thay đổi về tâm – sinh lý. Với trẻ nhỏ cần được cha mẹ hướng dẫn, chỉ đường để không bị lạc. Hãy là người bạn đồng hành của con có thể gần con, chia sẻ và hướng dẫn con vượt qua những thử thách của cuộc sống.

Khi cha mẹ hiểu được con cái đang suy nghĩ, muốn gì thì chúng ta mới lên được một giáo án để dạy con quy củ đủ mềm, đủ cứng để con có thể học tập. Cha mẹ là những người sinh ra con cái nhưng không có quyền áp chế con theo khuôn mẫu ta định sẵn. Bởi cha mẹ sống ở thời đại khác xa con bây giờ thay vì quản chế con, hãy cùng con gỡ rối như một người bạn tâm giao.

Không ai thương con bằng cha mẹ, người mà đã phải hi sinh xương máu, công sức để mang con đến với thế giới này. Tuy nhiên, thương con không có nghia là chiều chuộng chúng. Để nuôi dạy một đứa trẻ nên người không phải chỉ bằng hình phạt mà cần có sự uốn nắn phù hợp. Với những trường hợp đặc biệt, cần phải đưa ra hình phạt phù hợp.

Lời Phật dạy con: Lập gia thất và trao quyền thừa tự cho con

Khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ có trách nhiệm dựng vợ gả chồng cho con và trao quyền thừa tự cho con. Xã hội bình quyền, việc yêu ai cưới ai là do con cái quyết định còn cha mẹ chỉ là người định hướng và lo liệu cho con. Định hướng cho con là hết sức cần thiết bởi cha mẹ là người từng trải, có kinh nghiệm từ cuộc sống để có thể đưa ra lời khuyên hợp tình hợp lý cho con.

Trong xã hội hiện đại, cha mẹ khéo léo tham vấn những điều cần thiết cho con những quyền quyết định vẫn ở con cái. Sau tất cả, cha mẹ cho con tài sản kế thừa như một điều cố hữu của bất kì đấng sinh thành nào. Không chỉ là tài sản, thừa tự còn nhận được từ giá trị tinh thần của cha mẹ ta.

Phương cách thừa kế có thể là tài sản, nhưng cũng có thể là một “bí kíp” giúp con có thể tạo ra tài sản, duy trì cuộc sống. Hoặc có thể là giá trị tinh thần, nó còn cao quý hơn tài sản mà bố mẹ để lại. Trao cho con thừa tự sinh kế giúp con có nghề nghiệp ổn định là điều cực kỳ quan trọng, bền vững cho tương lai. Bởi tài sản có thể tiêu trong thời gian ngắn hạn với những kẻ bất tài, lười biếng. Với những người chăm chỉ thì thừa tự sinh kế giúp cho cuộc sống bình ổn, phát triển.

Kinh Tăng Chi cảnh báo tài sản cha mẹ để lại sẽ nguy hiểm vì người thừa tự không khả ái. Đòi hỏi cha mẹ cần có chiến lược cho tài sản con cái phù hợp để con đủ lớn để có thể sử dụng tài sản hữu ích. Có rất nhiều gương, vì cha mẹ dốc toàn lực của cái cho con, nhưng tới khi về già lại chẳng được con cái chăm sóc, phụng dưỡng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hướng con tu thân, giải nghiệp làm điều thiện

Sang bên kia đỉnh dốc của cuộc đời, đã có ai tự hỏi mình đã làm trọn vẹn thiên chức của người làm cha làm mẹ hay chưa?

Trong đạo Phật, ngoài việc dạy con đạo đức, trí tuệ, tinh thần cha mẹ còn cần phải dạy con tránh làm điều ác, hướng tới cái thiện để giải nghiệp xấu, gieo nhận tốt nhận trái ngọt. Bước đầu tiên ta có thể làm là ru con từ những câu kinh Phật thấm đượm nghĩa tình.

Khi con cái có nhận thức, trưởng thành có thể dạy con qua những bài học thực tiễn. Hãy tu tâm dưỡng tính, học theo lời Phật dạy để có thể làm việc thiện, giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Trọng trách của cha mẹ không chỉ là sinh thành, dưỡng dục. Cha mẹ có thể hướng con để với đạo lành, làm việc tốt cứu độ chúng sinh, tránh xa ghen ghét đố kị, mưu toan cuộc sống. Những đứa trẻ được gieo duyên thiện lành áp dụng từ Lời Phật dạy con chắc chắn sẽ là những con người tài năng, đạo đức.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun