Giáo dục con cái bao giờ cũng là câu chuyện gây tranh cãi trong các gia đình. Mỗi người một quan điểm, một thái độ sống khác nhau nên việc dạy bảo con cháu cũng có nhiều khác biệt. Trong dân gian lưu truyền câu nói: Con hư tại mẹ cháu hư tại bà. Từ lâu, nuôi dạy con trẻ đã trở thành trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình.
Xem thêm bài viết:
Con hư tại mẹ cháu hư tại bà
Quan niệm Con hư tại mẹ cháu hư tại bà xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Người xưa cho rằng, đàn bà không xứng lo chuyện quốc sự. Phái yếu phải làm những công việc tề gia, nội trợ. Và sinh con, dạy dỗ con cái là nhiệm vụ trọng yếu của mỗi người phụ nữ. Làm tốt hai việc ấy mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ và được xã hội coi trọng.
“Hư” ở đây chỉ những đứa trẻ thiếu chí khí, lười biếng, ỷ lại, hay đòi hỏi, thích hưởng thụ. Nó thường sống theo phương châm người khác phải theo ý mình. Còn mẹ, bà là những người thân trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, dạy bảo con cháu. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà nghĩa là con cháu hư do sự giáo dục không đúng của mẹ và bà.
Thực tế cho thấy, trong mỗi gia đình, gần gũi con cháu nhiều nhất cũng là mẹ và bà. Xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng, những người phụ nữ luôn yêu thương con cháu vô điều kiện. Vô hình chung chính sự mềm yếu trong cảm xúc này ảnh hưởng nhiều đến việc dạy dỗ con cháu. Mẹ hay bà thường dạy cháu bằng cảm xúc nên dễ bao che, dung túng cho con cháu. Việc nuông chiều quá mức cũng khiến cho những cậu ấm, cô chiêu có tính ngang bướng, không chịu nghe lời.
Vai trò dạy dỗ con cái của mẹ và bà là không thể phủ nhận. Nói Con hư tại mẹ cháu hư tại bà cũng không hẳn là không có căn cứ.
Thế nhưng, thấy rõ câu nói này mang tính phiến diện. Nó quy chụp, đổ dồn trách nhiệm giáo dục cho người mẹ, người bà. Mặc dù hiện nay tư tưởng này vẫn tồn tại trong suy nghĩ của một số người. Nhưng bây giờ ý nghĩ ấy đã không còn phù hợp và đúng đắn.
Phụ nữ và gánh nặng cảm xúc
Nói đến yếu tố tâm lý, ta thấy rõ, cảm xúc vừa là ưu điểm, cũng là khuyết điểm rất lớn của phụ nữ. Từ sự mềm yếu về thể trạng, tâm hồn phái nữ cũng nhẹ nhàng và dễ đánh gục.
Có lẽ cũng vì thế mà phụ nữ ít được giao cho những trọng trách lớn. Bất cứ ai cũng dễ bị cảm xúc chi phối. Với phụ nữ thì việc quản trị cảm xúc là việc khó khăn hơn cả. Đặc biệt là khi đứng trước đứa con – hình ảnh rõ nét của tình mẫu tử.
Mẹ hay bà dễ mềm lòng trước những đòi hỏi không đáng có của con cháu. Từ đó dễ có tâm lý buông xuôi, chiều theo ý đứa trẻ. Có những bà mẹ vì thương con mà không dám làm trái ý con. Sợ con buồn, con khóc, con thiệt thòi là những lý do thường thấy.
Xuất phát từ những việc tưởng như nhỏ nhoi ấy là sự dung túng mù quáng. Khi con vấp ngã, mẹ nhanh chóng đổ lỗi cho cái bàn, cái ghế hay cục đá. Khi con có lỗi, mẹ nhận lỗi về mình hoặc đổ tại người này người nọ. Lâu dần, con có tính ỷ lại là vì vậy.
Gánh nặng cảm xúc, còn khiến cho phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Phụ nữ thường hay chọn sai, quyết định nhầm là do vậy. Vượt qua được chính mình. Sống lý trí. Biến cảm xúc trở thành điểm mạnh thì phụ nữ mới có thể sống tốt hơn, vui vẻ hơn.
Ai là người có trách nhiệm giáo dục con cái?
Xã hội dần thay đổi, phụ nữ cũng đã khẳng định được năng lực bản thân ở rất nhiều lĩnh vực. Nên từ lâu, việc tề gia đã không còn là của riêng phụ nữ. Câu nói Con hư tại mẹ cháu hư tại bà đã được đổi thành Con hư tại cha mẹ cháu hư tại ông bà.
Gia đình không phải là của riêng ai. Muốn xây dựng một gia đình êm ấm, văn minh thì không thể thiếu sự đồng lòng, đồng sức của tất cả các thành viên. Nhất là việc dạy bảo con trẻ lại càng cần có sự đoàn kết, thống nhất.
Phải khẳng định rằng, ở thời nào, thì việc dạy bảo con cháu là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng có trách nhiệm uốn nắn những cây non ra hình thành dạng. Đó vừa là nhiệm vụ, vừa là sứ mệnh cao cả của cả gia đình. Bởi dạy dỗ tốt một đứa trẻ là đã góp phần đóng góp cho xã hội một công dân tốt.
Con hư tại mẹ cháu hư tại bà chẳng phải đang đề cao tài sức của đấng mày râu hay sao? Phụ nữ làm con cháu hư hỏng, đàn ông đành phải ra tay nghĩa hiệp.
Nói vui là vậy, chứ những đứa trẻ nào có sự dạy bảo của cả cha và mẹ mới có thể phát triển toàn diện được. Mỗi người cùng góp một chút thì chắc chắn ta sẽ có được một thế hệ hoàn hảo.
Gia đình – nơi hình thành nhân cách đầu tiên của trẻ
Nuôi dạy con trẻ cũng như vun trồng, uốn nắn một cái cây. Công việc đó đòi hỏi cha mẹ là những người làm vườn cần mẫn. Không những phải chăm chỉ mà còn phải kiên nhẫn.
Trẻ con rất hay bắt chước. Nên bất cứ hành động nào của người lớn chúng đều mô phỏng lại. Con cái chính là sản phẩm có từ những hành động và lời nói hằng ngày của cha mẹ. Thế nên muốn con cái tốt, cha mẹ cũng phải nêu gương cho con.
Cha mẹ thông thái, thì con thông minh. Cha mẹ nhã nhặn thì con từ tốn. Cha mẹ hay nóng giận thì con dễ quát tháo. Cha mẹ hay nói dối thì con cũng lươn lẹo. Gia đình là nơi hình thành nhân cách đầu tiên của trẻ. Ta tạo cho con môi trường phát triển tốt thì con mới có những đức tính tốt.
Trong quá trình dạy dỗ, cần có sự đoàn kết, thống nhất của các thành viên trong gia đình. Tránh xảy ra các sự việc như cha mắng mẹ lại suýt xoa. Nếu mẹ dùng sự mềm mỏng thì ba lại nên nghiêm khắc dạy bảo. Có như thế, trẻ mới tâm phục, khẩu phục mà nói dạ, bảo vâng.
Lời kết
Con hư tại mẹ cháu hư tại bà nhắc nhở về vai trò dạy dỗ con cái của người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời cho thấy việc nuôi dạy con trẻ cần có sự đồng lòng của tất cả các thành viên. Đây không phải là việc của riêng ai, không phải là phần riêng của phụ nữ. Sự mềm mỏng của mẹ, sự nghiêm khắc của cha chính là sự dạy bảo tốt nhất, hoàn hảo nhất cho mỗi đứa trẻ.
Xem thêm bài viết: