Cuộc sống hiện tại chỉ là một đoạn trong kiếp luân hồi. Kiếp này nối kiếp khác, gieo nhân xấu ở kiếp này kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa sẽ gặt quả xấu. Con người gặp nhau bởi chữ Duyên, yêu và sống với nhau bởi chữ Nợ. Cùng Gotiengviet.com.vn lắng nghe Lời Phật dạy về duyên nợ để hiểu tường tận nhé.
Chuyện tình cảm không thể níu kéo. Cuộc đời vẫn còn những cuộc tình dang dở, có những mối tình đậm sâu kéo dài nhiều năm nhưng kết thúc trong nước mắt. Nhiều gia đình đang sống với nhau hạnh phúc nhưng bỗng nhiên lại rẽ ngang với người thứ ba. Người đời sẽ nói người kia trăng hoa, sở khanh…Nhưng hiểu đơn giản theo giáo lý nhà Phật thì duyên nợ vợ chồng đã trả xong, đến lúc phải rời đi.
1 – Lời Phật dạy về duyên nợ: Gặp là duyên
Duyên thế gian đến như nhân quả, có nợ phải trả ở nhiều kiếp trước mới gặp được nhau, để cùng nhau trả nợ ở kiếp này. Trong kiếp luân hồi, duyên tồn tại như nhân quả oán ân đến trả ở kiếp này.
Trong đạo Phật tiền kiếp, kiếp này hay kiếp sau chúng ta là sự chuyển đổi, hoán đổi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp thì được tích tụ từ nhiều kiếp. Chẳng hạn: Kiếp trước có nợ duyên với nhau để kiếp này làm vợ chồng. Sống hạnh phúc hay không là do nghiệp kiếp trước gieo nhân tốt hay không. Còn là nhân xấu khi trả nợ xong thì đường ai nấy đi.
XEM THÊM:
Để giải nghiệp được duyên nợ cần tu tập, chuyển đổi tình cảm nợ duyên thành phước lành cho gia đình mình. Kiếp trước mắc nợ nhân gian nhiều, kiếp này phải trả nghiệp thì nên tích đức, hành thiện từ những việc phù hợp trong khả năng của mình.
2 – Yêu là Nợ
Tại sao trên thế gian này cặp vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng đến một chặng đường đời lại chia tay?
Vì sao đôi bạn trẻ yêu nhau thắm thiết nhưng khi kết hôn chỉ vài năm là lại li hôn?
Vì sao hai người vừa gặp nhau đã trúng tiếng sét ái tình, yêu nhau say đắm?
Vì sao những người vợ bị chồng đánh, mắng chửi tàn nhẫn vẫn tận tâm chăm sóc chồng mà không chịu buông bỏ?
Vì sao có những người sẵn sàng hi sinh tính mạng, tất cả mọi thứ cho người mình yêu thương?
Tất cả bởi chữ Nợ – Duyên mà thôi. Duyên nợ từ tiền kiếp do chính chúng ta tạo nên và ở kiếp này đến với nhau để trả nợ. Quá khứ ta gieo nhân xấu thì kiếp này ta nhận quả đắng, còn với những người gieo nhân tốt thì sống với nhau trọn nghĩa vẹn tình.
Nhưng với những người chẳng may gieo nghiệp xấu muốn hóa giả thì cần biết đường tu tập, lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng mình tạo thì mới mong giải thoát được kiếp luân hồi, giải được nợ nhân gian ở kiếp này.
May mắn được tiếp cận với Phật Pháp giúp chúng ta tu tập, thấu hiểu đạo đời tích thiện tâm thì quả ngọt được dồn đọng lại ở nhiều kiếp sau. Phước lành sẽ đến với người biết tạo duyên lành. Duyên nợ tốt tồn tại giây lát, hoặc tồn tại mãi kiếp sau nếu đủ duyên.
Ta tu tập đời này kiếp này sang kiếp khác khi may mắn gặp duyên Phật Pháp. Chắc chắn chúng ta sẽ được hưởng phước lành khi gieo duyên tốt. Ngay giây phút này khi hiểu đạo thì đừng chậm trễ để hồi tâm hướng đạo, sống an lạc.
3 – Lời Phật dạy về duyên nợ vợ chồng
Duyên nợ của con người từ tiền kiếp để kiếp này thành vợ chồng, con cái, anh em trong một gia đình. Sống với nhau đầm ấm, hòa thuận, thân thương bởi tiền kiếp gieo hạt giống tốt. Trong gia đình luôn xảy ra cãi vã, xung đột không thuận hòa là do gieo nhân xấu kiếp này đến trả nợ nhau.
Người vợ ở kiếp này là người mà kiếp trước bạn chôn cất. kiếp này tới trả ơn.
Con gái ở kiếp này là người tình kiếp trước, tới để chấm dứt tình cảm.
Con trai bạn ở kiếp này là chủ nợ kiếp trước của bạn, tới để đòi nợ.
Người tình kiếp này, kiếp trước là vợ chồng, kiếp này tới với nhau bởi duyên phận chưa dứt.
Tri kỷ của kiếp này cũng là duyên anh em ở kiếp trước tới chia sẻ những câu truyện còn dang dở.
Người giàu ở kiếp này là người đã gieo lòng thiện ở kiếp trước, tới đón nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước.
Đó cũng lý giải về nhân quả của kiếp người. Mối quan hệ trong gia đình đều có nhân duyên, có duyên sẽ gặp có nợ sẽ trả. Khi hết duyên hết nợ thì sẽ buông bỏ và ra đi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kiếp này gặp được duyên trăm năm bởi tích duyên từ 500 lần trước khi gặp nên cần trân quý. Bởi kiếp này không gặp phải chờ tiếp 100 may ra mới có duyên gặp gỡ.
Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong tim chúng ta. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ của chúng ta cũng khiến người khác hạnh phúc, bản thân ta được vơi đi nỗi buồn, hạnh phúc tăng cao.
Có yêu có biệt ly, oán rồi hợp, tan tất cả đều thành hư vô bởi chữ duyên nợ. Nếu hết duyên dù có níu kéo thế nào cũng chẳng thể quay trở lại,còn có duyên dù bạn muốn bỏ cũng chẳng thể được. như lời Phật dạy duyên nợ: “Tu trăm kiếp mới chung thuyền, tu ngàn kiếp mới chung chăn gối, kiếp trước ngoái đầu 500 lần đổi lại kiếp này 1 lần gặp gỡ”.
4 – Lời Phật dạy về duyên nợ: Hóa giải duyên nợ
Nhân quả oán đời sẽ cùng duyên trải dài qua nhiều kiếp. Sự tái sinh luân hồi sẽ tồn tại cùng duyên theo con người trong vũ trụ. Tiền kiếp, hiện tại và quá khứ là một cuộc hoán đổi nhân quả từ cảnh giới này sang cảnh giới khác do nghiệp của con người tạo nên.
Ngoài xã hội không khó có những ví dụ thực tế để ta lý giải cho duyên nợ. Có những gia đình sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc con cháu đề huề. Nhưng khi tuổi đã xế chiều thì họ lại rẽ ngang một hướng khác bỏ mặc người kia ở lại với sầu thương, oán giận. Người đời sẽ coi người đàn ông phụ bạc, hám danh lợi tiền bạc bỏ người vợ tào khang. Nhưng đó là nhân duyên. Khi trả hết nợ họ sẽ dứt tình ra đi tạo nghiệp mới.
Để giải thoát được duyên nợ, cần chuyển đổi tình cảm, gieo phước lành để có thể giải thoát được nghiệp xấu. Nhằm hướng tới cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Là một đệ tử của Phật cần biết tu tập, làm điều thiện lành để hóa giải nghiệp chướng mới mong giải thoát được luân hồi, nghiệp báo như Lời Phật dạy duyên nợ.