Những lời Phật dạy về tình anh em: tấm gương cuộc sống

Thu Trang Lời Phật dạy 2156 Views

5/5 - (1 bình chọn)

Duyên phận trong hiện tại được tích từ nhiều kiếp trước. Không phải tự nhiên là vợ chồng của nhau, là con cái của ba mẹ, là anh em trong một nhà. Tất cả hợp bởi chữ Duyên. Đã là anh em trong một nhà cần yêu thương, đùm bọc nhau. Như những lời Phật dạy về tình anh em chia cắt khiến ta yếu thế.

Những lời Phật dạy sâu sắc, thấm đượm giá trị nhân văn giúp mỗi chúng ta tỉnh ngộ, bớt tham sân hận để làm tăng nghiệp báo gắn kết tình cảm anh em trong gia đình. Hữu duyên trong cuộc đời mới được làm anh em của nhau, được chung cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng. Bởi vậy, càng trân quý duyên lành này.

Đã là anh em thì đi cùng trời, cuối đất vẫn là anh em của nhau, chẳng thể tách rời. Cuộc sống hiện tại khi anh em tỏa đi muôn hướng để làm ăn kinh tế, phát triển cuộc sống. Khi gia đình, dòng họ có việc lại tề tựu đông đủ. Đó là đạo lý truyền thống của người Việt Nam được gìn giữ và phát huy.

Như cha ông ta căn dặn rằng: Một giọt máu đào hơn ao nước lã bởi quan hệ anh em trong gia đình, anh em trong dòng tộc vẫn là tình thân thiêng liêng, cao cả. Như lời Phật dạy rằng: bóng mát của thân tộc hơn người ngoài.

XEM THÊM:

  1. Áp dụng Lời Phật dạy con để con cái nên người
  2. Thấm thía lời Phật dạy về cách làm người
  3. Nghe lời Phật dạy dễ ngủ cho cuộc đời an yên

1 – Những lời Phật dạy về tình anh em: cảm hóa lòng người

Trong xã hội hiện đại không khó để bắt gặp cảnh thượng vì vật chất mà anh em trong nhà chém giết, oán hận từ mặt nhau. Thật buồn khi xã hội ngày càng hiện đại thì con người ta lại con trọng lợi ích cá nhân hơn là tình thân. Ngọn lửa tham vọng âm ỉ cháy từ lâu để đến một ngày bùng cháy dữ dội.

Ở Trung Quốc vào đời nhà Minh, tại Quý An vùng Triết Giang có nhà nọ tên Nghiêm Phụng sống vô cùng hòa nhã với mọi người. Một hôm, có người khách tên là Thí Dực cùng quê đến chơi nhà. Người này than phiên rằng: anh em trong nhà phân chia tài sản không được đồng đều.

Nghe đầu đuôi câu truyện, Nghiêm Phụng nói: “Tôi có người anh sức khỏe ốm yêu, điều đó luôn làm tôi trăn trở. Tôi chỉ mong anh mình có sức khỏe như người bình thường, dẫu có phải bán hết nhà cửa ruộng vườn tôi cũng cam lòng”. Nghiêm Phụng tuôn trào nước mắt khi nhắc đến anh trai của mình.

Thí Dực như bừng tỉnh sau những tháng ngày vì vật chất mà làm lu mờ tâm trí. Hai anh em nhà họ được hóa giải hận thù, luôn luôn nhường nhịn nhau, sống với nhau đùm bọc yên ấm.

2 – Đức Phật tấm gương sáng về tình anh em

Có nhiều quan niệm sai lầm rằng những người đi tu là để trốn tránh sự đời, trốn tránh cuộc sống hiện tại và không có trách nhiệm với cuộc đời mình. Thế nhưng, hiểu được cặn kẽ chân tu mới thấy trân quý những người giác ngộ tu thành chính quả.

Ngay cả Đức Phật dù đã đắc đạo nhưng vẫn luôn có mối quan tâm đặc biệt với anh em dòng tộc của mình. Bởi ngài luôn muốn đem những lời hay, tốt lành hóa giải nghiệp cho thân quyến, chúng sinh.

Ngày về thăm quê, hóa độ cho thân quyến

Khi vua Suddhodana mời về quê nhà thăm người dân và họ hàng nội ngoại. Mục đích nhằm cảm hóa, chuyển hóa nhận thức người dân sống hòa thuận, thương yêu nhau. Chuyển nghiệp từ xấu thành tốt nhờ tu tập. Nhờ những ngày thân hành của Đức Phật đã cảm hóa mạnh mẽ trong toàn bộ thân tộc Thích Ca.

Hóa giải bất hòa giữa hai bên nội ngoại

Hai dòng tộc nội và ngoại của Phật thích ca có sự bất đồng, mâu thuẫn sâu sắc. Ngài đã giảng giải cho mọi người hiểu về sự tạm bợ của cuộc sống hiện tại, của vật chất tâm thường, của những phương tiện sinh nhai hay những thứ vui tầm thường. Khi ta chết đi thì không thể nào có thể mang theo được. Cái cao quý mà con người cần gìn giữ là sinh mạng, nhân phẩm, tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau.

Đặc biệt đối với gia đình, dòng tộc thì tình đoàn kết có vai trò quan trọng. Khi anh em không thuận hòa, mẫu thuẫn sẽ khiến ta yếu thế. Chỉ có đoàn kết mới là sức mạnh không ai có thể hủy diệt được. Nhờ những đạo lý sâu sắc mà 2 dòng tộc được hòa giải mâu thuẫn. Trở thành một cộng đồng cư dân đoàn kết cùng nhau phát triển, vững bền.

Can ngăn vua Tỳ Lưu Ly tận diệt dòng họ Thích Ca

Sự mâu thuẫn giữa dòng họ Thích Ca và vua Tỳ Lưu Ly khiến vua đã nhiều lần khởi binh tiêu diệt dòng họ Thích Ca. Nhưng sự kết quyện chặt từ nhiều đời khiến cho sự mẫu thuẫn không thể cản ngăn được dù cho Đức Phật đã khuyên giải vua Tỳ Lưu Ly. Cuộc tàn sát đẫm máu diễn ra gần như xóa sổ cả dòng họ. Lý giải điều này bởi nghiệp ác được kết tinh từ nhiều đời khó có thể hóa giải.

Và cũng bởi sự mâu thuẫn nội tại trong dòng tộc mà họ Thích Ca không thể chống lại sự hủy diệt của đội quân vua Tỳ Lưu Ly.

Nghiêm khắc với người anh em Đề Bà Đạt Đa

Tuy nhiên, không phải là anh em mà luôn chiều chuộng, yêu thương mù quáng được. Với cương vị người làm anh cần dạy dỗ em biết phân biệt đúng sai, kính trên nhường dưới. Người làm em cần tôn trọng người trên, sống đúng lương tâm, bổn phận người làm em.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những lời Phật dạy về tình anh em không chỉ là thưng mà còn cần phải nghiêm khắc với những lời sai trái của người thân trong gia đình. Thời Đức Phật có người em là Đề Bà Đạt Đa đã thỉnh năm việc với những yêu cầu không đúng luân thường đạo lý nên Đức Phật từ chối giúp đỡ. Ngài thẳng thừng phân tích rõ đúng sai, khiến Đề Bà Đạt Đa tức giận, mưu hại Đức Phật nhưng không thành.

Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều tấm gương anh em yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng cũng không ít gia đình vì vật chất mà sẵn sàng đổ máu với nhau. Thật đáng buồn cho những gia đình có những con người bán rẻ lương tâm, tình thân cho đồng tiền. Như vậy, muôn kiếp sau họ chỉ tạo nghiệp xấu và chắc chắn sẽ gặp quả xấu.

Trên đây là những lời Phật dạy về tình anh em với những tấm gương cụ thể. Có làm anh có làm em trong gia đình bởi tu nhiều kiếp để hợp duyên ở kiếp này. Nên mỗi người cần biết trân trọng, vun vén, sẻ chia nhau trong cuộc sống để tình thân thêm bền chặt.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun