Khắc cốt ghi tâm 4 Lời Phật dạy về tình anh em hay ý nghĩa

Thu Trang Lời Phật dạy 3480 Views

5/5 - (2 bình chọn)

Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Anh em trong nhà cần tình thương mến thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, kính trên nhường dưới để gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Cùng gotiengviet.com.vn tìm hiểu những lời Phật dạy về tình anh em nhé.

1 – Lời Phật dạy về tình anh em: tinh thần đoàn kết

Đoàn kết tương thân tương ái việc đầu tiên của anh chị em trong gia đình, dòng họ. Tình anh em keo sơn gắn bó trong gia đình giúp vượt qua mọi khó khăn, gian truân, thử thách của cuộc sống. Sự đoàn kết hợp thành sức mạnh của cá thể, thống nhất thành một khối vững chắc tạo nên sức mạnh to lớn giải quyết nhiều việc lớn nhỏ cho gia đình, dòng họ, xã hội.

Tình đoàn kết, yêu thương được rèn giũa từ giáo dục của cha mẹ từ nhỏ mà nên. Lúc thơ bé chẳng may phạm phải sai lầm thì dễ dàng hoan hỉ cho nhau, hòa bình được lặp lại một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi lớn lên gia đình nhỏ trở thành gia đình lớn, thành viên nhỏ trở thành gia đình nhỏ khi được dựng vợ gả chồng. Anh em thuận hòa là điều đáng quý trọng, nhưng vẫn có những gia đình vì vật chất, vì tư lợi cá nhân sẵn sàng đổ máu với anh em thân thích.

Đức Phật dạy rằng, phải có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước thì mới nên duyên anh em, vợ chồng, ở kiếp này. Thay vì vật chất phá vỡ mối duyên đó ta hãy sống bình lặng, nhường nhịn, sẻ chia nhau để cuộc sống gia đình nhỏ gia đình to được thuận hòa, yên ấm.

XEM THÊM

  1. Học cách điều phục Tâm theo 8 Lời Phật dạy Tâm an
  2. Bảy phương cách giữ tâm an lạc theo lời Phật dạy bình an
  3. Lời phật dạy Audio: 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu, hiểu để bớt thống khổ

2 – Tương kính, nhường nhịn, sẻ chia

Thương yêu nhau, đùm bọc sẻ chia mọi công việc cuộc sống cho nhau điều cần làm của tình anh em. Thương yêu hiểu đúng chính là sự yêu thương, kính trên nhường dưới, sống đúng chừng mực của anh, của em. Mọi lỗi lầm, va chạm dù lớn hay nhỏ đều có thể bỏ qua cho nhau gìn giữ tình cảm anh em  trên hết.

Cha ông ta từ xa xưa luôn luôn gìn giữ truyền thống gia đình tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới. Dù bất cứ hoàn cảnh nào thì tình anh em vẫn được bền lâu. Thế nhưng, cũng không ít gia đình anh em sẵn sàng đổ máu lẫn nhau để tranh chấp vật chất. Thế gian này, liệu rằng vật chất lớn hơn cả tình thân hay chăng con người sẵn sàng đánh đổi. Phải chăng, anh em nhường nhịn nhau đôi chút thì truyền thống tốt đẹp đó được con cháu học tập và noi theo.

3 – Lời Phật dạy về tình anh em: giữ vững giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ

Con người Việt Nam ta luôn sống trọng đạo nghĩa, gìn giữ truyền thống đạo đức của gia đình,dòng tộc được lưu giữ từ đời này qua đời khác nối tiếp những giá trị tinh thần, củng cố, lan tỏa tới cộng đồng rộng lớn. Bất cứ thành viên nào trong gia đình có truyền thống đạo đức tốt đẹp đều cố gắng phát huy bản thân để có thể làm rạng danh gia đình, dòng họ.

Truyền thống cần được gìn giữ từ đời này qua đời khác để con cháu thế hệ sau học tập noi theo. Tuy nhiên, ở một số vùng miền vẫn có những tập tục, định kiến khiến cho cuộc sống con người không được tôn trọng, bình đẳng. Đặc biệt, trong nhiều gia đình dòng họ vẫn còn trọng nam khinh nữ. Tập tục này gây sự bất bình đẳng trong công việc, ứng xử cũng như sự tôn trọng nam nữ. Xã hội đang bước dần lên cuộc sống văn minh, tân tiến thay vì giữ lại những tập tục cổ hủ, lạc hậu ta nên gìn giữ những giá trị tốt đẹp của cha ông và loại bỏ dần những cổ hủ thời xưa.

Ở nhiều gia đình, dòng họ vẫn đang phát huy những giá trị tốt đẹp. Sự hiếu học, tương hỗ lẫn nhau cho các con các cháu học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Cánh cửa tương lai luôn luôn rộng mở với sự tương trợ của các thành viên trong gia đình. Với một cá nhân trong xã hội nhỏ bé, nhưng với một gia đình, dòng tộc chắp cánh lớn giúp con cháu vươn tới vinh quang làm điều phúc đức cho gia đình, xã hội.

4 – Thái độ tự chủ không ỷ lại

Ỷ lại một bản ngã nếu không chính ta chiến thắng nó thì chẳng ai có thể giúp ta được. Sự nương tựa, dựa dẫm vào người khác khiến chính bản thân ta chẳng thể nào cố gắng nổi trong bất cứ việc gì. Sự hỗ trợ như Lời Phật dạy về tình anh em chỉ tốt trong một chừng mực nhất định. Nó sẽ hại khi hỗ trợ nhau 100% giữa người chỉ biết nhận. Phật giáo hướng ta tìm về với vô ngã, hãy tự đi lên bằng chính đôi chân của mình thì thành công mới được quý trọng, cái tôi bản thân được tôi luyện, rèn giũa trước sóng gió cuộc đời.

Anh em giúp đỡ nhau ở một giới hạn nhất định. Có chăng là chỉ đường dẫn lối giúp ta đi đúng hướng, ngắn hơn để thành công. Nhưng cái quan trọng chính ta phải thực sự cố gắng, chủ động tìm hướng đi mới cho cuộc sống của ta.Chẳng ai có thể giúp ta mãi khi ta gặp khó khăn về tiền bạc, công việc ngoài chính bản thân ta nỗ lực. Nếu cứ sống, chờ đợi vào sự “bố thí” của người khác chỉ khiến cho chúng ta phí phạm những giây phút quý gia của cuộc đời.

Phật giáo luôn hướng con người đến chân thiện mĩ; gìn giữ những giá trị tốt đẹp của ông cha trọng tình, trọng nghĩa. Thay vì mù quáng giúp đỡ lẫn nhau, ta hãy biết tương hỗ để xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lời Phật dạy về tình anh em chất chứa đạo lý, nghĩa tình. Gìn giữ được những giá trị tốt đẹp của tình thân, gia đình, dòng tộc cần phải cố gắng. Trước nhất sống cho tâm an, san sẻ tình thương trách nhiệm với mọi người dù anh em ruột thịt, hay bất cứ ai trong xã hội. Sự sẻ chia, đồng cảm, nhường nhịn giúp chính con người chúng ta hoàn thiện tâm bình an, lòng trong sáng, xã hội bình quyền. Không cần phải vẽ ra được một bức tranh muôn màu về cuộc sống cái ta đạt được chính là một gia đình vui vẻ, hạnh phúc; anh em thuận hòa, con cháu hiếu thảo. Một gia đình vững mạnh, một dòng tộc gìn giữ những giá trị tốt đẹp của đạo đức thì chắc chắn sẽ xây dựng được một xã hội văn minh, quốc gia giàu mạnh.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun