Trâu là con vật có vai trò quan trọng trong văn hóa Việt. Nó không chỉ là hình ảnh quen thuộc gắn liền với nông nghiệp. Trong sinh hoạt hằng ngày, trâu còn là người bạn, là hình ảnh ông cha ta dùng để ví von về cuộc sống.
Con trâu cũng đi vào ca dao như một phần không thể thiếu của tuổi thơ mỗi người. Nó còn là biểu tượng cho nền nông nghiệp lúa nước. Là biểu tượng của sự chăm chỉ, cần cù trong lao động của ông cha ta.
Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của trâu như:
Trâu khỏe chẳng lọ cày trưa
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc.
Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân
Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi.
Hình ảnh con trâu đã trở thành phương tiện để thế hệ trước gửi lời nhắn nhủ đến các thế hệ sau. Con trâu là đầu cơ nghiệp cũng là một câu nói hàm chứa nhiều ý nghĩa như vậy. Nó đề cao vai trò của vật nuôi trong quá trình canh tác nông nghiệp. Đồng thời thể hiện kinh nghiệm về làm ăn kinh tế của nhân dân ta.
Xem thêm bài viết:
Con trâu với văn hóa Việt
Con trâu là con vật liền lành. Nó biểu tượng cho sự chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Hình ảnh trâu gắn với cuộc sống no đủ, thuận hòa. Như đã chia sẻ ở trên, con trâu không chỉ có ý nghĩa kinh tế. Mà trâu còn mang ý nghĩa văn hóa rất lớn đối với người Việt.
Trong 12 con giáp, sửu nghĩa là duyên lành. Ứng với con trâu. Dân gian cho rằng, những người tuổi Sửu đều là những người hiền lành, tốt bụng. Họ siêng năng, chăm chỉ, nếu cố gắng thì cả cuộc đời sẽ được ấm no.
Ý nghĩa duyên lành của nó cho thấy người tuổi Sửu luôn có cuộc đời suôn sẻ, ít phải suy nghĩ nhiều. Đồng thời duyên lành còn hàm ý chỉ cho sự hanh thông, thuận buồm xuôi gió trong công việc. Vì thế con trâu cũng là một món đồ phong thủy không thế thiếu đối với nhiều gia đình.
Hình ảnh em bé cưỡi trâu, thổi sáo đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt. Con trâu từ ngoài đồng đã len lỏi vào hội họa, vào văn chương từ lúc nào chẳng biết. Nhắc đến Việt Nam mà thiếu đi con trâu thì quả là một sự thiếu sót lớn.
Phải chăng cũng vì thế mà tại Sea Game 23, trâu vàng đã trở thành linh vật. Trong những đấu trường lớn, nếu Thái Lan là đất nước Triệu Voi, Singapore là đất nước Sử Tử vàng. Thì Việt Nam gắn liền với hình ảnh con Trâu vàng.
Con trâu từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh bền bỉ. Biểu tượng cho tinh thần mạnh mẽ của người dân Việt.
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Hàng nghìn năm nay, nước ta gắn bó với lúa nước. Con trâu cũng đi liền với nông nghiệp nước ta. Hình ảnh con trâu đi trước, kéo cày theo sau đã quá quen thuộc ở mỗi vùng quê. Nông nghiệp lại chính là ngành chiếm ưu thế lớn nhất ở nước ta. Vì thế nói nó là đầu cơ nghiệp quả là không ngoa chút nào.
Nó được coi là thứ tài sản quý giá nhất của mỗi gia đình. Người ta thường nói 3 việc quan trọng nhất trong cuộc đời là tậu trâu, xây nhà, cưới vợ. Tậu trâu được xếp đầu tiên cũng bởi lí do đó.
Nói con trâu là đầu cơ nghiệp ý nói muốn gây dựng nên sự nghiệp không thể thiếu hình bóng của con vật này. Đó vừa là phương tiện canh tác, vừa ý chỉ điềm lành cho việc làm ăn, buôn bán.
Có con trâu là coi như có một nguồn vốn lớn cho việc làm ăn. Con trâu còn biểu thị cho phương tiện cần thiết nhất để có thể canh tác. Ví như đi câu cá người ta không thể thiếu cần câu. Thì khi làm nông người ta cũng không thể thiếu con trâu vậy.
Nhiều năm trước, trâu trở thành loài động vật quan trọng nhất ở nước ta. Nuôi dưỡng và phát triển đàn trâu ngày càng đông đúc, khỏe mạnh. Chính là tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp của đất nước.
Tham khảo thêm: Ca dao “Chỉ đâu mà buộc ngang trời/Tay đâu mà bụm miệng người thế gian”
Hình ảnh của trâu thời 4.0
Trước sự phát triển như vũ bão của các cuộc cách mạng nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta và nhiều nước trên thế giới không còn phụ thuộc hoàn toàn vào trâu nữa. Chiếc máy cày, máy cấy, các hệ thống nuôi trồng lồng kính,… Chúng đã thay thế dần hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau.
Dùng trâu vào việc canh tác nông nghiệp bị coi là lạc hậu, lỗi thời. Trâu thời 4.0 xuất hiện chỉ như một phần kí ức của một thế hệ. Với giới trẻ, trâu nằm trên đĩa thức ăn nhiều hơn là trong văn hóa.
Đó có thể là một thực trạng đáng buồn. Nhưng đó là sự thực mà mỗi chúng ta đều phải chấp nhận. Thời thế thay đổi thì những hình ảnh trong cuộc sống cũng sẽ thay đổi theo.
Tuy nhiên, phải công nhận rằng những câu nói lấy hình ảnh của con trâu để ví von, so sánh về cuộc sống vẫn còn nguyên giá trị. Ví như thành ngữ: đàn gảy tai trâu. Dù hình ảnh con trâu có vẻ hiện lên ngu ngơ, ngốc nghếch. Nhưng nó lại trở thành lời chế giễu nhẹ nhàng. Phê phán những người bướng bỉnh, cứng đầu.
Hay câu con trâu là đầu cơ nghiệp dù là cơ nghiệp hiện nay chẳng phụ thuộc vào trâu nữa. Nhưng ẩn ý trong đó là lời nhắn nhủ ta nên chú ý đến các phương tiện liên quan đến công việc làm ăn. Nên xác định và chú trọng đến những vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất. Điều này tránh cho công việc làm ăn trở nên lan man, lãng phí thời gian, tiền bạc.
Đi cày đi cấy quan trọng nhất là con trâu. Vậy công việc bạn đang làm điều quan trọng nhất là gì vậy?
Gìn giữ những văn hóa truyền thống
Như đã chia sẻ ở trên, mặc dù vai trò của con trâu đã không còn quan trọng như trước. Thế nhưng bóng dáng của nó vẫn còn tồn tại sâu sắc trong văn hóa Việt. Nó chứa đựng những bài học, sự chiêm nghiệm đáng quý từ cuộc sống của cha ông ta.
Chính vì thế, thay vì chỉ biết đến trâu qua những bữa ăn. Thì ta nên tìm hiểu nhiều hơn về hình ảnh con trâu. Gìn giữ hình ảnh của nó cũng là cách gìn giữ một phần kí ức. Là cách giữ lại một nét văn hóa đáng quý của người Việt.
Những câu ca dao, tục ngữ về con trâu sẽ mãi tồn tại. Chúng đem đến cho chúng ta nhiều bài học nhân văn sâu sắc về tình người, tình đời.
Lời kết
Con trâu là đầu cơ nghiệp – câu nói như nhắc nhỏm về một hình ảnh đẹp đẽ của làng quê Việt Nam. Dù con trâu đã mất đi vị thế quan trọng của nó trong việc phát triển kinh tế Việt. Nhưng con trâu cùng với những bài học đúc kết từ hình ảnh thân thuộc ấy sẽ mãi tồn tại trong tâm hồn người dân Việt Nam.
Tham khảo thêm bài viết: