Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Hoàng Thị Thùy Linh Ca dao tục ngữ thành ngữ 25369 Views

4.5/5 - (18 bình chọn)

Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học. Theo đó, truyền thống tôn sư trọng đạo cũng được lưu truyền và gìn giữ hàng ngàn đời nay.  Dân gian ta có câu: Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lần nữa tôn vinh vai trò của người thầy và cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ sau phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm bài viết: Ca dao “Ớt nào mà ớt chẳng cay/Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy là cặp câu được trích từ bài ca dao:

“Bồng bồng mẹ bế con sang

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Những câu lục bát này quả là ngọt ngào như những lời ru của mẹ. Ở hai câu trên, bài ca dao đang nói đến một hoàn cảnh trớ trêu. Đó là khi mẹ muốn bế con sang sông, nhưng không có một con đò nào. Bởi “đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo”.

Hai câu tiếp theo, chính là cách thức mà người mẹ đã lựa chọn. Không có đò thì ta bắc cầu.

Nói đến đây cũng nên phân tích rõ từng lớp nghĩa của bài ca dao này. Thực tế thì người ta chỉ hay nhớ đến hai câu lục bát cuối cùng. Đó là câu Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Vì thế “sang” không chỉ là sang sông mà còn được hiểu là sang trọng. Bởi cầu Kiều khi xưa là loại cầu rất đẹp. Việc tồn tại của cầu Kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý.

Tuy nhiên, dù chữ “sang” ấy nằm ở lớp nghĩa nào thì câu ca dao này vẫn giá trị nhất ở câu “muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Chữ thầy chính là nhãn tự, là tâm điểm chính mà cả bài ca dao muốn hướng tới.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Người thầy – hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao quý

Như đã chia sẻ ở trên, câu ca dao lấy hình ảnh người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ. Dù khó khăn hay vất vả thế nào cũng tìm mọi cách để giúp con vượt sông.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy thể hiện rất rõ ước muốn của người mẹ. Đó là ước mơ đứa con được sang bờ bên kia, thoát khỏi dòng sông mênh mông của đói nghèo, dốt nát. Và muốn vượt được dòng sông ấy không thể thiếu vai trò của người thầy.

Bà mẹ đang đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình. Đó vừa là sự tôn vinh các thế hệ nhà giáo, vừa là lời nhờ cậy. Và đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ sau phải gìn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhắc nhở những người thầy về vai trò và trách nhiệm với nghề nghiệp của mình.

Hình ảnh người thầy trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam vừa gần gũi cũng vừa cao quý. Họ có sứ mệnh giúp cho các thế hệ học trò có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.

Cho dù ở đâu, lúc nào thì vị trí, vai trò của người thầy vẫn luôn được coi trọng. Được tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, nghề nông trồng cây còn nghề giáo “trồng người”. Có được những thầy cô giáo giỏi giang, yêu nghề là ta có được rất nhiều thế hệ học trò xuất sắc, nhiều những công dân gương mẫu cho cả xã hội.

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao còn như một lời nhắc nhở về mối quan hệ giữa phụ huynh và thầy cô giáo. “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” cũng mang ý nhắc nhỏm quý phụ huynh phải dành sự quan tâm đến những thầy cô giáo đang dạy dỗ con mình.

Xưa kia. cha mẹ ai muốn thầy nhận dạy con mình đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà. Đó vừa là hình thức xin học vừa thể hiện mong muốn ông chỉ dạy con mình cái chữ cái câu. Người thầy rất được yêu mến và kính trọng.

Dân gian ta cũng từng có câu: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Người thầy có vị thế ngang với cha mẹ. Vì thế muốn có “hay chữ” thì phải yêu mến, kính trọng thầy. Đó cũng là hành động tốt đẹp thể hiện rõ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Cha mẹ tin tưởng và tôn trọng thầy cô thì con cái mới noi theo mà kính thầy, mến bạn.

Câu ca dao còn thể hiện sự cần thiết của việc trao đổi và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Bởi nuôi dạy một đứa trẻ không phải là một việc dễ dàng. Chỉ cần có một vài hành động sai lệch sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Để có thể nắm bắt được thế mạnh và tâm lý của từng cá nhân, thì thầy cô rất cần có sự cộng tác nhiệt tình của cha mẹ.

Xem thêm bài viết: Ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Thương mại hóa giáo dục – nhà giáo đang mất dần vị thế vốn có

Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục vì thế cũng đã có nhiều thay đổi. Khoan nói về những thứ lớn lao như cải cách trong dạy học, thi cử. Nhìn nhận một cách thực tế ta thấy rõ, giáo dục đang dần thương mại hóa. Từ đó dạy học cũng là một ngành dịch vụ.

Rõ nét nhất cho hiện tượng trên là hình thức trường tư thục, trường quốc tế và dịch vụ gia sư. Ở đó, phụ huynh và học sinh có thể tự do lựa chọn những thứ mình muốn học. Và vô hình chung, giáo viên trở thành người làm công ăn lương, phục vụ theo nhu cầu. Theo đó, vị thế nhà giáo cũng ngày một giảm dần.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Những con sâu làm rầu nồi canh

Thời buổi mọi thứ đắt đỏ, nhưng lương giáo viên lại được coi là thấp nhất trong các ngành nghề. Vì thế đứng trước vấn đề thương mại hóa giáo dục, đa phần quý thầy cô giáo cũng coi đó là chuyện bình thường. Thậm chí đó còn là cách để họ có thể cải thiện thu nhập của mình.

Câu chuyện dạy thêm, dạy ép, chèn ép học sinh cũng khá phổ biến. Trước vấn đề cơm áo, gạo tiền thì chẳng ai dám lên tiếng rằng ai đúng ai sai, có đạo đức hay vô đạo đức. Nhưng rõ ràng, hình ảnh nhà giáo đã không còn chuẩn mực như nó vốn có. Thêm đó là tư duy con cái là vàng ngọc đã khiến các cậu ấm, cô chiêu hiểu nhầm về vai trò của người thầy.

Song song với đó, vì muốn con “hay chữ” thay vì gói xôi, con gà làm lễ thì nhiều bậc phụ huynh chọn cách “gọn nhẹ” hơn là phong bì để biếu xén. Dẫu biết đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, nhưng đó là những hiện trạng ta không thể phủ nhận.

Đứng trước những vấn đề đó, phụ huynh phải là những tấm gương sáng để con cái noi theo. Tôn trọng và phối hợp với giáo viên trong dạy dỗ con cái mới là chìa khóa vàng giúp cha mẹ kiến tạo nên thế hệ mới giỏi giang và có đạo đức.

Lời kết

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ngoài việc đề cao vai trò của người thầy. Câu ca dao còn đang muốn nhắc nhở những bậc làm cha, làm mẹ nên có những hành động, thái độ đúng đắn với những người dạy dỗ con em mình.

Tham khảo thêm bài viết: Ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun